Hà Nội “phanh” số lượng taxi trong nội thành
Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục siết chặt hoạt động taxi theo hướng không gia tăng số lượng taxi lưu thông trên địa bàn thành phố, đặc biệt trong khu vực nội thành.
Theo báo cáo Sở GTVT Hà Nội vừa gửi UBND thành phố, trên địa bàn có 107 doanh nghiệp (105 Công ty và 2 HTX) kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng taxi. Tổng số lượng taxi là 17.400 xe, chủ yếu là các loại Toyota Vious, Huyndai, Kia Morning và khoảng hơn 20.000 lái xe taxi. Trung bình hàng năm, các đơn vị vận chuyển được gần 100 triệu lượt hành khách.
Hà Nội sẽ không cho tăng thêm số lượng xe taxi lưu thông trong nội thành
Video đang HOT
Kế hoạch trong thời gian tới được Sở GTVT Hà Nội đưa ra là tiếp tục kiểm soát theo hướng không gia tăng số lượng taxi lưu hành trên địa bàn, đặc biệt trong khu vực nội thành. Sở GTVT cũng sẽ kiểm tra tại các vị trí, điểm đỗ dành riêng cho taxi để tránh tình trạng đỗ không đúng quy định, gây ách tắc giao thông.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra hơn 1.600 vụ tai nạn, làm chết gần 500 người, bị thương hơn 1.500 người. So với cùng kỳ năm ngoái, Sở GTVT Hà Nội cho biết, cả ba chỉ số là số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương đều giảm. Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông vẫn có diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên các tuyến đường liên huyện, liên xã, khu vực ngoại thành.
Thời gian tới, Sở GTVT tải tiếp tục rà soát các “điểm đen” có nguy cơ gây tai nạn, ùn tắc giao thông để có giải pháp tổ chức giao thông và xử lý phù hợp.
Trên địa bàn thành phố hiện có 89 tuyến xe buýt với 1.189 đầu xe, gồm 71 tuyến buýt có trợ giá (trong đó có 66 tuyến buýt đặt hàng, 5 tuyến đấu thầu), 11 tuyến buýt không trợ giá, bao phủ khắp địa bàn 23 quận, huyện.
Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, 59 xe buýt mới của 5 tuyến được thay thế. Đến nay 100% số xe buýt trên địa bàn đảm bảo tiêu huẩn Euro II và III, 100% số xe đã được lắp thiết bị giám sát hành trình, có điều hòa và hệ thống thông tin trên xe đảm bảo quy định.
Quang Phong
Theo Dantri
Siết quản lý lương, thưởng trong tập đoàn, Tổng công ty nhà nước
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát về lao động, tiền lương trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Vấn đề chi lương, thưởng với cả người lao động và "sếp" các tập đoàn, TCty nhà nước sẽ được tăng cường kiểm soát
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ quản lý ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước theo quy định tại Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 của Chính phủ về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước.
Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương ban hành hướng dẫn giám sát, kiểm tra định kỳ việc thực hiện chế độ tuyển dụng, sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước theo quy định tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 của Chính phủ; đánh giá hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các quy định hiện hành, đề xuất bổ sung các cơ chế chính sách, biện pháp đảm bảo quản lý chặt chẽ, tạo quyền chủ động hợp lý cho doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng trong quý I/2015.
P.Thảo
Theo dantri
Chủ tịch Đà Nẵng giơ điện thoại đề nghị dân nhắn tin "bày tỏ thái độ" Trước cách trả lời vòng vo của Chánh Thanh tra TP Đà Nẵng về vấn đề tham nhũng đất đai, Chủ tịch HĐND - ông Trần Thọ - giơ điện thoại trước hội trường, đề nghị người dân xem truyền hình nhắn tin bày tỏ việc không hài lòng với cách trả lời của vị Chánh Thanh tra. Trong phiên chất vấn, ông...