Hà Nội phân làn đường Nguyễn Trãi: Hiệu quả ‘khiêm tốn’
Sau 1 tháng thí điểm phân làn cứng trên đường Nguyễn Trãi ( Hà Nội), mọi nỗ lực của ngành giao thông Thủ đô chưa đạt hiệu quả như mong đợi, ô tô, xe máy, xe đạp… vẫn lưu thông lộn xộn.
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, sau hơn 1 tháng Hà Nội thí điểm sử dụng giải phân cách cứng không liên tục trên đường Nguyễn Trãi (đoạn từ Ngã Tư Sở đến hầm chui Khuất Duy Tiến), tình trạng ùn tắc giao thông được cải thiện, nhưng không đáng kể. Hiện cung đường thí điểm này được lắp đặt 4 đoạn dải phân cách cứng dài gần 750m với mũi tên phản quang, trụ chống va xô kết hợp hàng rào cơ động có thể thu vào, kéo ra. Hai làn phía bên phải sẽ dành cho xe máy, xe thô sơ, xe buýt lưu thông; tách biệt hẳn với 3 – 4 làn đường bên trái dành cho xe ô tô.
Sau hơn 1 tháng thí điểm, tại các điểm đầu cuối dải phân cách có biển báo phân làn bắt buộc nhưng hầu như không ai để ý. Xe buýt, xe máy, ô tô ra-vào giữa các làn đường không theo biển báo, chưa kể nhiều ô tô dừng đỗ bất chấp biển cấm vẫn phổ biến.
Anh Nguyễn Duy Phương, trú tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân cho biết: Rất khó nhận thấy hiệu quả từ rào chắn, chưa phát huy được tính cưỡng chế phân làn. Có thể là do thói quen của người dân trong nhiều năm qua, hoặc chế tài chưa xử lý triệt để.
Bà Lê Ánh Hoa (68 tuổi, bán nước tại phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) khẳng định: Đường Nguyễn Trãi cũ khi chưa xây tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã được phân làn trong cùng bên phải dành cho xe buýt. Ngày đó hiếm khi tắc đường, cũng có thể là do dân số của Thủ đô ngày đó chưa tăng nhanh như bây giờ.
Xác nhận với báo Tin tức, đại diện Đội CSGT số 7 (Công an TP Hà Nội) cho hay, việc phối hợp với Sở Giao thông vận tải (GTVT) và Thanh tra sở được làm rất tốt, các chiến sĩ thường xuyên túc trực và hướng dẫn người dân. Nhưng khi lực lượng chức năng rời đi, hoặc trong thời gian thay ca trực, tình trạng lộn xộn lại tái diễn, rất khó duy trì khi ý thức người dân chưa cao.
Dù đã có biển báo nhưng người dân vẫn chưa nghiêm túc chấp hành.
Ngay cả khi lực lượng CSGT xuất hiện, nhiều vẫn cố tình vi phạm.
Sau 1 tháng thí điểm, giải phân cách cứng vẫn chưa phát huy tác dụng như mong đợi.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội cho rằng, những người đi xe máy đã giữ thói quen “tự do” từ nhiều năm nay, kể cả một số người đi ô tô hiện nay cũng có thói quen đi kiểu của xe máy… Rõ ràng là phải mất nhiều công sức, nhiều thời gian, kể cả tiền của nữa để thay đổi thói quen và nhận thức. Nhưng dù tốn kém vẫn phải kiên trì.
Nhìn lại thời gian thí điểm vừa qua, ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhận định, tình hình giao thông đã có cải thiện, đặc biệt vào giờ cao điểm sáng. Cả hai chiều từ Khuất Duy Tiến đi Ngã Tư Sở và ngược lại đều giảm ùn ứ, phương tiện lưu thông trật tự hơn. Một bộ phận người tham gia giao thông đã có ý thức đi đúng phần đường, xe buýt đi lại thuận tiện, góp phần đảm bảo ATGT.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng thừa nhận còn một số tồn tại, nhất là vào các khung giờ cao điểm buổi chiều hay xuất hiện các phương tiện lưu thông lộn xộn. Đặc biệt, chỉ 10 ngày đầu thí điểm (6-16/8) đã xảy ra 54 sự cố va quệt vào biển báo, lốp phản quang, trụ đảo mũi tên; vẫn còn tình trạng xe máy đi vào làn của ô tô và ngược lại (đặc biệt theo chiều đường từ Ngã Tư Sở về Khuất Duy Tiến). Vào khung giờ cao điểm, các khu vực Ngã Tư Sở, Vũ Trọng Phụng, khu vực lối lên cầu vượt Ngã Tư Sở, điểm quay đầu trên tuyến vẫn bị ùn ứ.
Theo Sở GTVT Hà Nội, để đánh giá chính xác hiệu quả của phương án thí điểm trong thời gian học sinh, sinh viên đi học trở lại và thời điểm lưu lượng phương tiện gia tăng vào cuối năm, Sở đề xuất thành phố tiếp tục cho thí điểm phân làn đường Nguyễn Trãi đến hết năm 2022.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng khẳng định, đây mới chỉ là thí điểm, Sở GTVT sẽ lấy ý kiến của người dân để nghiên cứu, khắc phục những phát sinh mới trên tuyến đường Nguyễn Trãi sau khi lắp đặt dải phân cách cứng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông, đồng thời, áp dụng với những tuyến đường khác nếu hiệu quả.
Xe máy vẫn bất chấp đi vào làn đường dành cho ô tô.
khung giờ cao điểm buổi chiều hay xuất hiện các phương tiện lưu thông lộn xộn; một vài điểm trên tuyến vẫn ùn ứ.
Đề xuất phân làn cứng không phải lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội. Trrước đây, thành phố từng 4 lần tổ chức phân làn ô tô, xe máy: năm 2003 trên tuyến Kim Mã, năm 2006 trên tuyến Trần Khát Chân – ại Cồ Việt, năm 2009 trên tuyến Giải Phóng, năm 2011 trên một loạt tuyến phố (Trần Khát Chân – ại Cồ Việt, Xã àn, Giải Phóng, Phố Huế, Bà Triệu, Nguyễn Trãi,…). Kết quả sau đó đều thất bại, tiêu tốn hàng tỷ đồng.
Tuyến đường Nguyễn Trãi (đoạn từ Ngã Tư Sở đến Khuất Duy Tiến – nút giao hầm chui Thanh Xuân) dài 2,1 km, rộng 19-23 m, có 5 làn xe mỗi chiều (một số đoạn rộng có 6 làn xe). Đây là tuyến đường huyết mạch phía Tây Nam Thủ đô, kết nối với Quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Theo phương án công bố của Sở GTVT Hà Nội, sẽ thí điểm phân làn đường Nguyễn Trãi trong một tháng, từ ngày 6/8 đến 6/9/2022. Sau đó, Sở GTVT sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và có phương án tiếp theo. Hai làn sát vỉa hè đường Nguyễn Trãi sẽ dành cho xe máy, xe thô sơ và xe buýt; 3-4 làn sát dải phân cách giữa dành cho ôtô. Việc điều chỉnh phân làn và phương tiện được thực hiện bằng giải phân cách cứng không liên tục như mũi tên phản quang, trụ chống va xô (bằng lốp), hàng rào di động… kết hợp điều chỉnh hệ thống biển báo, sơn kẻ. Tuy nhiên sau hơn 1 tháng triển khai, với nhiều ý kiến trái chiều và đặc biệt kết quả chưa như mong đợi, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục đề nghị kéo dài đến cuối năm 2022.
Chính thức thông xe hệ thống đường dẫn lên xuống cầu cạn dài nhất Hà Nội
Toàn bộ 6 nhánh đường lên xuống cầu cạn vành đai 3 (hay còn gọi là đường trên cao) đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, Hà Nội đã chính thức thông xe hôm nay (27/12).
Sáng 27/12, 6 nhánh đường dẫn lên xuống cầu cạn vành đai 3, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, Hà Nội chính thức thông xe. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu TP Hà Nội xây dựng phương án tổ chức giao thông; chỉ đạo nhà thầu vận hành và duy trì hệ thống chiếu sáng ban đêm liên tục sau thời điểm thông xe.
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT Hà Nội, các phương tiện không được tham gia giao thông trên cầu cạn gồm: Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h (trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì)...
Các phương tiện đi trên đường dẫn lên xuống cầu cạn dài nhất Hà Nội ngày 27/12.
Người đi bộ, xe thô sơ không được tham gia giao thông trên cầu cạn.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, chiều 27/12, nhiều phương tiện đã chính thức lưu thông tại các điểm lên xuống cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.
Phương án phân luồng giao thông đường trên cầu cạn đoạn Nam Thăng Long - Mai Dịch bắt đầu áp dụng từ ngày 27/12.
Để giảm tiếng ồn trên cao tốc, nhà thầu lắp đặt khoảng 4.500 tấm chắn viền nhôm chống ồn trên tổng chiều dài đoạn đường 5,3 km.
Với các nhánh lên xuống, mỗi chiều xe chạy gồm một làn xe cơ giới rộng 3,5 m, một làn xe dừng khẩn cấp rộng 2 m và dải an toàn bên trong rộng 0,5 m.
Theo kế hoạch, Sở GTVT hướng dẫn các phương tiện từ đường Phạm Hùng và từ trục Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu có thể kết nối với cầu cạn tại điểm kết nối sau nút giao Mai Dịch.
Các phương tiện đi từ cầu Thăng Long về nút giao Mai Dịch có thể ra khỏi cầu cạn tại vị trí trước nút Mai Dịch để kết nối với trục đường Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu hoặc vào cầu vượt dành cho đường đô thị (cầu vượt Mai Dịch) để vượt qua.
Các phương tiện từ đường Phạm Văn Đồng, đường Hoàng Quốc Việt, Trần Quốc Hoàn có thể kết nối với cầu cạn tại nhánh lên của nút giao Hoàng Quốc Việt đi cầu Thăng Long - Nội Bài.
Một lối lên cầu cạn.
Các phương tiện đi từ cầu Thăng Long về nút giao Mai Dịch có thể theo lối ra tại nhánh xuống của nút giao Hoàng Quốc Việt để kết nối với đường Phạm Văn Đồng đi Hoàng Quốc Việt hoặc trục đường Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu.
Hệ thống đèn giao thông cùng biển báo được lắp đặt tại vị trí dễ quan sát.
Trước mỗi đường dẫn lên cầu cạn, hệ thống hỗ trợ giảm chấn khi va chạm được lặp đặt 2 bên, giúp lái xe an toàn hơn.
Theo Sở GTVT Hà Nội, các phương tiện từ đường Phạm Văn Đồng, Đỗ Nhuận, có thể kết nối với cầu cạn tại nhánh lên của nút giao Tây Thăng Long đi Mai Dịch. Các phương tiện đi trên cầu cạn từ nút giao Mai Dịch hướng về cầu Thăng Long có thể theo lối ra tại nhánh xuống của nút giao Tây Thăng Long để kết nối với đường Phạm Văn Đồng đi Đỗ Nhuận, công viên Hòa Bình.
Hạng mục đường dẫn lên, xuống đường vành đai 3 trên cao được khởi công từ tháng 10/2020 tại khu vực: Hoàng Quốc Việt dài 247 m; khu vực Cổ Nhuế dài 330 m và khu vực Nam Thăng Long dài 222 m. Mỗi nút giao này được xây dựng 2 lối lên - xuống, gồm một làn ô tô và một làn khẩn cấp.
Theo thiết kế ban đầu, dự án chỉ đầu tư cầu cạn từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, không xây dựng các nhánh lên, xuống tuyến đường. Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án còn dư vốn nên Bộ GTVT đã phê duyệt bổ sung 6 đường lên - xuống với kinh phí đầu tư hơn 200 tỷ đồng.
Cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 TP Hà Nội do Bộ GTVT là chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án Thăng Long được giao tổ chức thực hiện và quản lý dự án. Tư vấn lập dự án, Tư vấn giám sát và thi công dự án do các đối tác Nhật Bản thực hiện. Đây là loại công trình giao thông cấp 2.
Công trình có tổng mức đầu tư là hơn 5.343 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA là 20,591 tỷ Yên, tương đương 4.525 tỷ đồng; và nguồn vốn đối ứng của Việt Nam là 817 tỷ đồng.
Điểm đầu tại Km0 130, phía Bắc cầu vượt Mai Dịch; điểm cuối tại Km5 497,72 phía Nam cầu Thăng Long. Tổng chiều dài dự án là 5,367km, trong đó chiều dài cầu cạn cao tốc 4,591km. Địa điểm xây dựng tại quận Cầu Giấy và quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
Sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, công trình sẽ kết nối thông suốt theo tiêu chuẩn đường cao tốc từ cầu Phù Đổng đến cầu Thăng Long, đồng thời tạo nên tuyến liên kết vùng và khu vực, kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài, các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 32, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Ninh Bình, đại lộ Thăng Long.
Lá thư của Chủ tịch nước là động lực với cô bé tật nguyền mơ làm bác sĩ Cô bé mồ côi, mất một chân vì tai nạn, lớn lên từ khu lao động nghèo ở TPHCM 3 năm trước bất ngờ nhận thư từ Chủ tịch nước. Lá thư đã đồng hành với em 3 năm qua, tới ngày gặp Chủ tịch nước tại Hà Nội. Ngày 19/11, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ 16...