Hà Nội: Phá trường công xây trường tư?
Mới đây, cử tri quận Long Biên, Hà Nội đã đề nghị Thành phố không nên di dời trường mầm non Ngọc Thụy, một trường công lập đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia để xây dựng trường Quốc tế Pháp Alexandre Yersin.
Trường mầm non Ngọc Thụy vừa được đưa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội nay phải phá bỏ để xây một trường Quốc tế
Theo người dân quận Long Biên, việc di dời này sẽ gây lãng phí cho ngân sách nhà nước, vì vậy, cử tri đề nghị Thành phố nên có phương án chọn vị trí khác để tiến hành xây dựng trường Quốc tế Pháp Alexandre Yersin. Đề xuất này của người dân quận Long Biên được gửi đến UBND thành phố Hà Nội trong kỳ họp HĐND Thành phố vừa qua.
Tuy nhiên, theo giải thích của UBND thành phố Hà Nội, hiện nay trường Quốc tế Pháp Alexandra Yersin đang hoạt động tại địa chỉ số 12 phố Núi Trúc, quận Ba Đình. Đây là địa điểm thuê lại của trường Nguyễn Trãi. Trong thời gian tới, trường Quốc tế Pháp phải hoàn trả địa điểm cho trường Nguyễn Trãi nhằm đảm bảo Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế trường theo quy định. Do đó, Thành phố đã giới thiệu địa điểm mới xây dựng trường Quốc tế Pháp.
Tuy nhiên, khu đất mới được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận dự kiến thực hiện dự án trường Quốc tế lại có trường mầm non Ngọc Thụy nằm ngay giữa. Vì vậy, Thành phố cho rằng, việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch, chuyển trường mầm non Ngọc Thụy sang địa điểm mới ngay gần vị trí hiện tại để hợp thửa đất giao cho dự án trường Quốc tế Pháp Alexandra Yersin là nhằm tạo sự thuận tiện cho việc xây dựng, quản lý và điều hành dự án là phù hợp với chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài của Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục và chấp thuận được.
Thành phố cũng cho biết, Chủ đầu tư Trường Quốc tế Pháp Alexandra Yersin cam kết, phía trường Quốc tế sẽ chịu toàn bộ chi phí xây dựng mới, đồng thời chỉ tiếp nhận Trường mầm non Ngọc Thụy hiện có sau khi đã hoàn thành xây dựng mới Trường mầm non tại địa điểm gần với vị trí hiện tại, trên diện tích đất dự kiến là khoảng 5730m2, rộng hơn so với diện tích ngôi trường hiện có gần 1000m2.
“Như vậy, việc di dời trường mầm non Ngọc Thụy không gây lãng phí ngân sách nhà nước và việc học tập của học sinh tại Trường mầm non Ngọc Thụy.” – ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định.
Video đang HOT
Trường mầm non Ngọc Thụy vừa được khánh thành vào cuối năm 2010, với kinh phí đầu tư theo thiết kế ban đầu hơn 23 tỷ đồng và được gắn biển “Công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”. Tính đến nay, Trường Mầm non Ngọc Thụy được sử dụng chưa đầy 3 năm.
Đây không phải là lần đầu tiên cử tri quận Long Biên kiến nghị vấn đề này và Thành phố cũng đã từng giải thích lý do của việc phá bỏ trường mầm non Ngọc Thụy để nhường chỗ cho dự án xây dựng trường Quốc tế Pháp Alexandre Yersin. Vấn đề này đã được báo chí đăng tải từ hồi giữa năm 2013, tuy nhiên đến kỳ họp HĐND lần này, cử tri lại tiếp tục đề nghị giữ lại trường mầm non Ngọc Thụy. Tuy nhiên, Thành phố tiếp tục khẳng định việc di dời trường mầm non Ngọc Thụy không gây lãng phí ngân sách nhà nước và việc học tập của học sinh.
Tuấn Nghĩa
Theo_VnMedia
Hoang mang vì nước sạch đổi màu sau khi đun sôi
Người dân xã Thanh Đức (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) rất hoang mang về chất lượng nước do nhà máy tư nhân trong khu vực cung cấp. Nước sạch nhưng để lâu bị nhớt, nấu lên pha trà có màu xanh lạ và bào mòn các dụng cụ nấu ăn...
Hoảng hồn vì nước sạch đổi màu khi đun sôi
Gia đình bà Hồ Thị Tâm ở ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức mấy tháng nay đã ít sử dụng nước sạch do trạm cấp nước Thăng Long trên địa bàn xã cung cấp vì cho rằng chất lượng nguồn nước không đảm bảo.
Bà Tâm và chiếc thau bị đổi màu sau thời gian chứa nước
Bà Tâm cho biết, cách đây 2 năm, bà đã đầu tư kéo đường ống nước với chi phí 1,6 triệu đồng để có nước sạch sử dụng. "Khi vô nước gia đình tôi và cả xóm này ai cũng mừng vì nước sông bị ô nhiễm rất nặng không thể dùng được. Nào ngờ có nước của nhà máy rồi nhưng vẫn không an tâm sử dụng vì chỉ cần đổ nước vô thau rửa rau là nước đổi màu đen thui, nấu nước pha trà thì nước chuyển sang màu xanh, nấu cháo trắng cũng đổi màu và hơi mặn. Ngoài ra, những cái thau nhôm, nồi nhôm hay inox cũng bị đổi màu và thủng đáy", bà Tâm nói.
Vậy là khi có nước sạch rồi, gia đình bà Tâm lại phải sử dụng lu để lóng phèn nhưng cũng chỉ dùng hạn chế trong việc tắm, giặt. Tới mùa mưa thì gia đình tận dụng nước mưa.
Nhiều hộ dân ở ấp Thanh Mỹ 2 gần đó cũng chịu cảnh tương tự. Gia đình bà Nguyễn Thị Hồng Mai cũng chỉ sử dụng nước từ trạm cấp nước Thăng Long dùng cho tắm, giặt; còn lại nấu ăn hay uống đều phải sang bên kia đường xin nước của những gia đình do Công ty cấp nước 1 thành viên Vĩnh Long cung ứng.
Bà Mai bức xúc: "Nói là nước sạch nhưng tắm cảm giác như có nhớt, để lâu có cặn nên không ai dám dùng cho ăn, uống. Tuy nhiên đã tốn tiền triệu vô nước bắt buộc phải dùng". Theo người dân địa phương, họ đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Cán bộ có xuống lấy mẫu đều cho rằng nguồn nước sạch, không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ông Phạm Đăng Khoa, trưởng ấp Thanh Mỹ 2 cho biết: "Trong ấp có khoảng 150 hộ sử dụng nước của trạm cấp nước Thăng Long ai cũng phàn nàn mấy năm nay, những lần tiếp xúc cử tri, họp hội đồng nhân dân đều đưa ý kiến về chất lượng nguồn nước nhưng vẫn chưa được xử lý tới nơi tới chốn. Vì vậy người ta vừa sử dụng nước sạch mà cứ lo sợ ảnh hưởng tới sức khỏe".
Không được chọn dịch vụ tốt hơn?
Ông Nguyễn Văn Nhung, Chủ tịch UBND xã Thanh Đức, cho biết: "Vấn đề chất lượng nguồn nước ở địa bàn ấp Sơn Đông, Thanh Mỹ 2 rất bức xúc nhưng lâu nay chưa thể giải quyết được. Doanh nghiệp Thăng Long cung cấp nước trên địa bàn lấy từ nguồn nước ngầm nên xảy ra hiện tượng nước bị nhớt, nấu lên có màu... mặc dù các cơ quan chức năng đã lấy mẫu, kiểm nghiệm có kết luận không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng người dân vẫn lo sợ".
Nghị định này khiến người dân không được chọn nơi cung cấp dịch vụ tốt hơn?
Theo ông Nhung, chính quyền địa phương nhiều lần kiến nghị nhưng đều bị Công ty cấp nước 1 thành viên Vĩnh Long từ chối do vướng Nghị định 117 của Chính phủ. Trong Nghị định này nêu rõ "mỗi vùng phục vụ cấp nước chỉ do một đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước". Vì vậy, mặc dù người dân rất lo sợ chất lượng nguồn nước cũng đành chịu vì đơn vị tư nhân này được cấp phép đến hến năm 2016.
Chất lượng nguồn nước được cơ quan chức năng khẳng định không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nhiều hộ dân khá giả và ngay cả chính quyền địa phương đã đầu tư hệ thống xử lý để lọc nước thêm lần nữa.
Người dân địa phương sử dụng nguồn nước sạch mà vẫn nơm nớp lo sợ với tình trạng nước bị nhớt, đục, đổi màu sau khi đun sôi...
Minh Giang
Theo Dantri
Hình ảnh những phát hiện quý, quan trọng tại Điện Kính Thiên Lần khai quật gần đây nhất tại khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long, còn gọi là cấm thành (vòng trong cùng trong 3 vòng thành) của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học, đã phát hiện nhiều di tích cực kì quan trọng. Kiến trúc quần thể di tích nằm dọc theo...