Hà Nội: Ôtô bốn chỗ bất ngờ lao xuống sông Tô Lịch
Những nhân chứng có mặt tại hiện trường cho hay, chiếc ôtô loại 4 chỗ được đỗ trên vỉa hè đã lao xuống sông Tô Lịch, do tài xế quên không cài phanh tay.
Hiện trường vụ việc xe ôtô 4 chỗ bất ngờ trượt xuống sông Tô Lịch. (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam )
Một chiếc ôtô 4 chỗ đã bất ngờ lao, trượt xuống sông Tô Lịch khi đang dừng đỗ trên vỉa hè.
Sự việc hy hữu trên xảy ra vào khoảng 18 giờ chiều nay, 12/6 trên đường Kim Giang, Đại Kim, Hà Nội đoạn đối diện số nhà 378.
Những nhân chứng có mặt tại hiện trường cho hay, vào khoảng thời gian trên, một chiếc ôtô loại 4 chỗ màu xanh được đỗ trên vỉa hè.
“Chủ chiếc xe này quên không cài phanh tay nên chiếc xe đã bị trôi xuống sông Tô Lịch,” một nhân chứng kể lại.
Vào thời điểm hiện tại, một nửa chiếc xe đã bị chìm xuống nước, bên trong bị ngập.
Ngay sau khi nhận được tin báo, cảnh sát đã có mặt tại hiện trường để tiến hành trục vớt.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được làm rõ./.
Theo Sơn Bách (Vietnam )
Giắt ca nhựa sau lưng, tiến sĩ Nhật lội xuống sông Tô Lịch ngửi bùn
Chuyên gia Nhật Bản trực tiếp lội xuống sông Tô Lịch ngửi bùn, lấy nước kiểm tra thiết bị làm sạch cùng chất lượng nước sông.
TS Kubo Jun (cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản, chuyên gia công nghệ máy sục khí công nghệ nano JVE) đã trực tiếp lội xuống lòng sông Tô Lịch (Hà Nội) để kiểm tra thiết bị làm sạch cùng chất lượng nước sông trong 2 ngày.
Hôm qua, ông đưa ra những đánh giá ban đầu sau 3 tuần áp dụng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản. Ông Jun lần lượt lấy mẫu nước, bùn ở đoạn sông chưa được xử lý và ở đoạn sau xử lý rồi đặt lên bàn để so sánh. Có 2 tiêu chí được ông nhắc tới là độ trong của nước lớp mặt và độ dày của lớp bùn tầng đáy.
Về cơ bản, kết quả về nước, bùn, mùi đều có kết quả khả quan, đáp ứng được yêu cầu, các chỉ số về độ dày bùn, mùi hôi đã giảm đáng kể.
Chuyên gia Nhật Bản trong 2 buổi sáng ngày 5 và 6/6 trực tiếp lội xuống sông Tô Lịch, nơi đặt các máy Nano - Bioreactor để đánh giá kết quả sau gần 3 tuần thí điểm làm sạch sông.
Ở khu vực đặt máy, nước ở lớp bề mặt đã trong hơn rõ rệt, những gì chúng ta nhìn thấy màu đen là lớp bùn dưới đáy chưa phân hủy được do không phải chất hữu cơ. Còn lớp bùn ở những khu vực không đặt máy xử lý thì vẫn còn mùi và có độ nhớt, dính do còn chứa nhiều chất thải hữu cơ.
Kiểm tra, đánh giá độc lập của Viện Công nghệ môi trường (Viện hàn lâm KHCN Việt Nam) cũng cho kết quả tương đồng với nhận xét của chuyên gia Nhật Bản.
Sau 2 tuần, trong khu vực đặt máy, tại điểm B cách cầu Hoàng Quốc Việt 50m, độ dày bùn giảm từ 91,3cm xuống 72cm. Tại điểm C cách 110m, độ dày bùn giảm từ 96,7cm xuống còn 76cm. Tại điểm D cách 210m, độ dày bùn giảm từ 87,7cm xuống còn 79cm.
Tóm lại, ở các khu vực được đặt máy xử lý lượng bùn đã giảm khoảng 20cm.
Theo đánh giá của TS Jun khi xuống thực tế dưới lòng sông, mỗi bước chân tại khu vực trước và sau xử lý, độ dày của bùn là khác hoàn toàn.
Trực tiếp đứng giữa lòng sông, TS Jun đưa bùn lên mũi ngửi và đánh giá không còn thấy nhiều mùi, một phần là do khả năng xử lý chất thải hữu cơ của máy Bioreactor và một phần là do các tấm vật liệu Nano đã đặt xuống sông trước đó. Sau 3 ngày, lượng khí amoniac (NH3) gây mùi hôi thối đã giảm nhanh chóng
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch JVE cho biết sau 3 tuần triển khai thí điểm, mùi của nước sông đã giảm đáng kể dựa trên các chỉ số nồng độ NH3 và H2S, kết quả đạt được sẽ rõ ràng hơn sau 2 tháng áp dụng công nghệ.
Ông đưa bùn lên mũi ngửi và cho biết màu nước và mùi đã có sự khác biệt rất rõ.
JVE và đoàn chuyên gia Nhật Bản sẽ tổ chức họp báo, thông tin đầy đủ về kết quả, chỉ số ô nhiễm sau khi kết thúc thí điểm.
Sau đánh giá nếu kết quả khả quan, đơn vi thực hiện sẽ cùng với Bộ TN&MT, UBND TP.Hà Nội báo cáo Thủ tướng rồi mới quyết định chủ trương đầu tư chứ không phải duy nhất Hà Nội quyết định về dự án này.
Hơn 20 ngày, 4 máy làm sạch vẫn đang hoạt động hiệu quả.
Ông lấy mẫu nước, bùn ngay tại điểm đặt máy xử lý.
Lượng khí amoniac (NH3) gây mùi hôi thối đã giảm nhanh chóng, bùn dưới đáy sông bắt đầu bị phân hủy, giảm khoảng 20cm, xuất hiện lớp nước trong trên bề mặt bùn.
Về mặt khoa học, các chỉ số chất lượng nước phải đo sau 1-2 tháng mới có thể đánh giá chính xác.
Sau 2 tháng, lượng bùn sẽ giảm hẳn, nước sẽ trong trở lại.
Mẫu nước và mẫu bùn thải ở dưới đáy sông trước và sau khi xử lý bằng công nghệ Nhật Bản được đem ra so sánh.
Chuyên gia Nhật Bản đánh giá ngay sau khi đưa các mẫu lên.
Kết quả xử lý nước sông Tô Lịch được 3 đơn vị lấy mẫu phân tích độc lập là: Tổng cục Môi trường, Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam), Trung tâm Chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước.
Dự kiến sẽ công bố đợt 1 vào cuối tháng 6.
Sông Tô Lịch là dòng thoát nước chính, tiếp nhận hầu hết nước thải trong khu vực nội thành Hà Nội. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân cùng với việc quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ đã vô hình trung khiến con sông đẹp, thơ mộng từng đi vào thơ ca Việt Nam trở thành dòng sông chết suốt những thập kỷ qua.
Đoàn chuyên gia Nhật Bản đã có buổi làm việc và báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất thí điểm miễn phí xử lý một đoạn sông ô nhiễm bằng công nghệ Nano-Bioreactor.
Công nghệ được xem như một nhà máy xử lý nước thải đặt trong lòng sông với tốc độ xử lý ô nhiễm vô cùng nhanh.
Theo Thành Nam (Vietnamnet)
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thông tin hiệu quả của "bảo bối" xử lý nước sông Tô Lịch Cơ quan chuyên môn đã có những đánh giá sơ bộ về hiệu quả việc đặt máy xử lý nước sông Tô Lịch. Nước sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt được xử lý làm sạch bằng 4 máy sục khí Nano công nghệ Nhật Bản. Liên quan đến việc làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano của Nhật...