Hà Nội: Ông lão suýt ở tù vì cố tình “cầm nhầm” tiền Ngân hàng
Trong một lần đến ngân hàng giao dịch để rút 5 triệu đồng, sơ ý nhân viên ngân hàng đã đưa nhầm cho ông lão Vương Ngọc Huệ số tiền 50 triệu đồng. Ban đầu ông Huệ không thừa nhận và đã suýt phải đi ở tù.
Bị cáo Vương Ngọc Huệ tại phiên tòa.
Theo tài liệu điều tra, 14h45 chiều 7/5/2013, ông Vương Ngọc Huệ (SN 1946, ở xóm Thọ, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội), đến Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây (tại thị trấn Quốc Oai) để rút tiền qua thẻ ATM.
Tại quầy làm thủ tục của ngân hàng, ông Huệ đề nghị nhân viên của ngân hàng làm thủ tục rút 5 triệu đồng. Chị Bạch Thị Diệp (giao dịch viên của ngân hàng) làm thủ tục cho Huệ rút 5 triệu đồng sau đó chuyển chứng từ rút tiền và bảo chị Nguyễn Thị Dung (giao dịch viên) làm thủ tục giao tiền cho ông Huệ.
Do nhìn nhầm vào giấy đề nghị rút tiền từ 5 triệu đồng thành 50 triệu đồng nên chị Dung lấy 250 tờ tiền, mệnh giá 200.000đ (tổng số là 50 triệu đồng) và làm bảng kê giao nhận tiền mặt đưa cho ông Huệ ký, đồng thời giao cho ông Huệ 50 triệu đồng.
Đến cuối giờ chiều làm việc, Phòng giao dịch kiểm kê phát hiện thiếu 45 triệu đồng và qua kiểm tra các giao dịch, hệ thống camera phát hiện số tiền thiếu là do đưa nhầm cho ông Huệ.
Ngay sau đó, 2 nhân viên của ngân hàng là chị Diệp và Kiều Thị Hoa (là thủ quỹ) đã đến gia đình Vương Ngọc Huệ để giải thích việc nhầm lẫn và xin lại số tiền đã giao nhầm, nhưng bị Huệ từ chối không thừa nhận “cầm nhầm” tiền của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây đã phải làm đơn trình báo đến cơ quan CSĐT – CAH Quốc Oai, đề nghị làm rõ hành vi chiếm giữ trái phép tài sản đối với Vương Ngọc Huệ.
Video đang HOT
Qua xác minh điều tra vụ việc, các cơ quan tố tụng đã truy tố ông Vương Ngọc Huệ “Chiếm giữ trái phép tài sản”.
Ngày 10/2/2013, TAND huyện Quốc Oai mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Vương Ngọc Huệ 9 tháng tù giam về tội danh “ chiếm giữ tài sản trái phép”, buộc bị cáo phải có trách nhiệm trả lại 45 triệu đồng cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Sau đó, bị cáo Vương Ngọc Huệ có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Ngày 5/3, HĐXX phúc thẩm (TAND TP Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án trên.
Tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội do có nhiều tình tiết giảm nhẹ, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Vương Ngọc Huệ 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, buộc bị cáo phải có trách nhiệm trả lại cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây số tiền đã chiếm giữ trái phép.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Nhận thừa tiền không trả lại ngân hàng, ông lão gần 70 tuổi ngồi tù 9 tháng
Tại phiên xét xử, mặc bị cáo liên tục kêu oan, không nhận mình cầm nhầm 5 triệu thành 50 triệu nhưng trước những chứng cứ tại tòa, ông Vương Ngọc Huệ (68 tuổi, trú tại Hà Nội) đã phải chịu 9 tháng tù giam.
Sáng 10.12, TAND huyện Quốc Oai, Hà Nội đưa ra xét xử ông Vương Ngọc Huệ (68 tuổi, ở xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai) về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Đại diện bị hại - bà Nguyễn Thị Hiền (Phó GĐ VietinBank chi nhánh Hà Tây), là người được uỷ quyền của Ngân hàng VietinBank cùng những người trực tiếp chuyển tiền, viết giấy chuyển tiền và nhân chứng đều có mặt.
Theo cáo trạng, ngày 7.5, ông Huệ đến Phòng giao dịch số 5, Ngân hàng Thương mại CP Công Thương (VietinBank) chi nhánh Hà Tây (thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai) để rút tiền. Số tiền ông Huệ đề nghị rút là 5 triệu đồng.
Bà Bạch Thị Diệp - giao dịch viên của phòng - đã làm thủ tục cho ông Huệ rút 5 triệu đồng, sau đó chuyển giấy tờ thủ tục chứng từ rút tiền và bảo bà Nguyễn Thị Thùy Dung (là nhân viên ngân hàng) làm thủ tục giao tiền cho ông Huệ. Việc này thuộc trách nhiệm của thủ quỹ Kiều Thị Hoa, nhưng lúc đó bà Hoa bận đến kho bạc lấy tiền.
Bà Dung cầm giấy tờ và nhìn vào giấy đề nghị rút tiền của ông Huệ đã nhìn nhầm 5 triệu thành 50 triệu đồng và đã lấy 250 tờ tiền loại mệnh giá 200.000đ rồi cho qua máy đếm tiền rồi buộc thành 3 bó. Vừa lúc đó, bà Kiều Thị Hoa về đến phòng giao dịch. Bà Dung bảo bà Hoa viết bảng kê giao nhận tiền mặt cho ông Huệ số tiền 50 triệu đồng. Ông Huệ đã ký nhận vào bảng kê này và cầm số tiền 50 triệu đồng về nhà.
Đến cuối giờ làm việc, phòng giao dịch kiểm kê và phát hiện thiếu 45 triệu đồng và kiểm tra các giao dịch, kiểm tra hệ thống camera phát hiện chi nhầm số tiền cho ông Huệ.
Ông Huệ đang được HĐXX cho xem lại camera ghil ại hình ảnh lúc ông rút tiền.
Ngay sau đó, bà Diệp và bà Hoa cùng chính quyền địa phương xuống nhà ông Huệ để giải thích và xin lại tiền đã giao nhầm, song ông Huệ không nhận và không trả lại. Do đó, Cơ quan CSĐT đã truy tố ông Huệ tội danh chiếm giữ trái phép tài sản. Không chấp nhận điều này, ông Vương Ngọc Huệ đã gửi đơn kêu oan khắp nơi. Trước tòa hôm nay, ông không có luật sư mà tự bào chữa cho mình. Tất cả những gì ông đưa ra trước tòa là lời thanh minh mình không làm những điều xấu, mình không có lý do gì để cầm tiền thừa của VietinBank.
Dù chủ tọa và đại diện viện kiểm sát liên tục nhắc nhở ông, tòa phải xem xét vụ án dựa trên bằng chứng, song ông Huệ không đưa ra được bằng chứng nào.
HĐXX đã công bố bằng chứng quan trọng nhất là clip từ camera của VietinBank thời điểm ông Huệ nhận tiền. Người làm chứng là bà Nguyễn Thị Út - một người cũng đi rút hơn 400 triệu và xác nhận người trong camera chính là ông Huệ. Chị Út còn nhìn thấy chị Dung bó thành 3 cọc đưa cho ông Huệ và để riêng trên mặt bàn giao dịch, sau đó bà Hoa viết giấy đưa cho ông Huệ ký. Hình ảnh trong clip cũng rõ nét, ông Huệ đội mũ bảo hiểm, ký giấy và nhận 3 cọc tiền.
Ông Huệ cho rằng hình ảnh có thể bị làm giả song HĐXX cho hay, cơ quan điều tra đã thu giữ đĩa ghi hình clip, sau đó gửi giám định và đã giám định xong, kết quả clip nguyên bản, không bị can thiệp cắt dán hay dùng kỹ xảo.
Tuy nhiên, bị cáo Huệ vẫn khăng khăng kêu oan và không thừa nhận hình ảnh trong clip. Ông phủ nhận: "Tất cả những chứng cứ hoàn toàn không có thật. Chưa biết có đúng tôi hay không, có đúng 50 triệu hay không".
Cho rằng bị cáo Huệ quanh co chối tội, không thành khẩn, cần xử lý nghiêm khắc phòng ngừa chung cho xã hội, VKSND đề nghị mức án 9-12 tháng tù cho ông Huệ.
Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt bị cáo 9 tháng tù, tính từ ngày bắt thi hành án, buộc bị cáo phải trả lại 45 triệu đồng cho VietinBank. Vị chủ tọa phân tích thêm: "Hoàn cảnh tạo ra lòng tham, lỗi trước tiên là thủ quỹ của ngân hàng một phần. Nếu quy trình, thủ tục đúng ngay từ đầu thì không có vụ án đáng tiếc xảy ra ngày hôm nay".
Theo Phi Long
Lao động
Đêm mưa, cây sưa 70 năm tuổi bị đốn hạ giữa vườn chùa Vào đêm mưa bão, kẻ gian đã đốn hạ cây sưa đỏ đáng giá tiền tỷ, chỉ bỏ lại phần gốc và cành lá. Vụ việc xảy ra vào đêm 23 rạng sáng ngày 24/6, tại chùa Đống Ông, ở thôn Văn Quang, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Do cây sưa bị đốn hạ nằm giữa vườn cây...