Hà Nội: Ông già 70 tuổi vẫn chơi ván trượt mạo hiểm
Dù đã ở độ tuổi thất thập, hàng ngày ông Chu Công Chính vẫn thích trượt ván đôi, môn thể thao đường phố mạo hiểm của giới trẻ.
Trượt ván đôi (freeline skates) là một môn thể thao mới và khá khó dành cho giới trẻ. Bộ môn này được ra đời vào năm 2003, tại Mỹ. Tuy nhiên phải tới năm 2005, nó mới bắt đầu trở nên phổ biến. Khi chơi Freeline skate, người chơi sẽ trượt trên 2 chiếc giầy trượt (hay cũng gọi là bản trượt) nhỏ. Vì 2 chiếc ván trượt nhỏ này không “liên quan” gì tới nhau và cũng không thể đi xỏ chân vào giống như giầy trượt, thế nên Freeline skates yêu cầu người chơi phải có nhiều sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng hơn các bộ môn trượt khác.
Một tình huống nguy hiểm: Ông Chính đang trượt thì bị một cháu nhỏ lao trúng chân.
Rất nhanh nhẹn, ông già 70 tuổi “né đòn” như thanh niên
Trong lúc nhiều bạn trẻ còn đang tìm hiểu, tập trượt (thậm chí còn không biết đây là loại ván trượt gì), thì ông Chu Công Chính (70 tuổi, ngõ chợ Khâm Thiên, Hà Nội) đã lướt thành thạo trên các bánh xe. Ngày nào ông cũng ra công viên Thống Nhất để trượt, ông cho rằng, bộ môn thể thao đường phố này giúp ích rất nhiều cho sức khỏe, đặc biệt trong việc giữ cho các khớp chân tay, hông, lưng được dẻo.
Theo ANTD
Video đang HOT
Ông già 70 tuổi chơi ván trượt
Ông Chính đặt mỗi chân lên một ván trượt freeline skates, rồi lắc lư bàn chân, khớp gối, hông lướt thành đường tròn rộng.
Sáng chiều, ngày nắng cũng như mưa, ông Chu Công Chính từ ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) lại ra công viên Thống Nhất luyện tập những môn thể thao yêu thích như freeline skates (ván đôi) và trượt patin. Cái dáng nhỏ thó, chừng 45 kg của ông một khi đã vào sân trượt là ăn đứt cánh thanh niên choai choai. Ngày nghỉ, có thêm cháu trai 8 tuổi và cháu gái 3 tuổi của ông cùng lướt. Ba ông cháu xuất hiện ở điểm nào, lập tức khuấy động khu đó.
Mái tóc bạc trắng, gầy nhom, ông cụ vẫn trông vô cùng quắc thước, mau lẹ... tất cả đều nhờ vào luyện tập thể dục thể thao. Ông già vui tính cười cho biết, chơi giỏi nhiều môn thể thao. Các môn cầu lông, chạy bộ, bóng bàn... ông chỉ chơi nhưng không đam mê. Ông đặc biệt thích bơi lội, bóng đá, trượt patin và niềm đam mê hiện giờ là freeline skates, một môn thể thao đường phố được xem là nguy hiểm và khó khăn, mất nhiều công sức, nhất là với một ông già.
Ngày hai lần, ông Chính ra công viên Thống Nhất luyện tập môn thể thao đường phố được xem là mạo hiểm của giới trẻ hiện nay. Ảnh: Phan Dương.
Ông Chính kể, năm ngoái thấy một nhóm trẻ trượt ván đôi. Ông thích thú liền đi mua ngay 2 đôi ván freeline skates cho mình và cháu trai Gia Bảo. Ban đầu ông cùng cháu luyện tập trong nhà, mỗi ngày chừng 45 phút. Khoảng một tháng rưỡi, bé Gia Bảo đi ván thành thạo lại quay sang hướng dẫn ông. Biết đi rồi ông mới mang ván ra công viên chơi.
"Môn này rất khó, đòi hỏi người học phải kiên trì. Những hôm đầu chơi, bao nhiêu lần tôi ngã dập mông xuống đất, vết đau này chưa qua lại có chỗ đau mới nhưng nó thôi thúc tôi lắm. Hai tháng luyện tập thì tôi có thể đi được", ông Chính cười.
Ông già chia sẻ thêm: "Ai cũng thắc mắc sao tôi lại chọn môn nguy hiểm này, nhiều người còn khuyên tôi già cả, gân cốt yếu nên chọn các môn nhẹ nhàng. Song tôi tự tin vì đã có kinh nghiệm trượt patin và trượt tuyết".
Theo ông, tập môn này tất cả các khớp được vận động nhuần nhuyễn, người khỏe hơn hẳn và quan trọng là đam mê. Ngày nào ông cũng phải đi trượt 1, 2 lần, mưa sân trơn thì chơi trong nhà. "Tôi làm bảo vệ từ 4h30 đến khoảng 8h30 sáng hôm sau mới về. Trước và sau khi đi làm tôi đều ra tập lướt ván. Với tôi một buổi đi thể dục còn quý hơn cả ăn sáng", ông Chính bày tỏ.
Ông Chính còn "truyền lửa" sang cho các cháu của mình. Mới 8 tuổi mà bé Gia Bảo trượt patin và nhất là chơi ván đôi "tuyệt đỉnh". Giới chơi môn này ở Hà Nội phải thừa nhận Gia Bảo là người ít tuổi nhất chơi môn đỉnh cao của thể thao đường phố - freeline skates.
Cháu gái Tuyết Nhi 3 tuổi của ông Chính cũng trượt patin điêu luyện. Cô bé chơi môn này khi mới hơn 2 tuổi. Ông Chính tiết lộ: "Trước đó, hai anh em nó mỗi đứa một cái xe đạp, anh đạp trước, em đạp sau. Lúc Gia Bảo biết trượt patin và freeline skates thì con bé đuổi theo không kịp. Tôi nảy ra ý định cho cháu chơi môn này".
Sợ bố mẹ cô bé phản đối, ông lén đi mua giày. Lượn khắp các cửa hàng ở Hà Nội mới tìm được một đôi nhỏ nhất, nặng 1,8 kg và vẫn rộng với chân cô bé. Ba ông cháu luyện tập ở một phòng, không để bố mẹ Tuyết Nhi thấy. Sau 2 ngày cô bé đã có thể trượt patin từ phòng này sang phòng khác.
Từ đó, để thoải mái cho các ông cháu chơi trò trượt ván, căn nhà 4 tầng được đơn giản hóa hết sức có thể, thênh thang, bóng loáng. Ở phòng khách, bàn ghế được chất vào một góc, 2 phòng trên tầng hai luôn mở cửa thông nhau và chỉ để một chiếc võng trong góc.
Bà Lộc, vợ ông Chính luôn là dõi theo ông từng bước đi, uốn nắn cho ông tập. Ảnh: P.D.
Cả gia đình ông Chính đều ủng hộ 3 ông cháu chơi ván trượt. Mỗi lần ông cụ ra sân đều có vợ đi theo. Bà ngồi một chỗ bên ngoài nhìn vào sân trượt, quan sát, thỉnh thoảng nhắc ông điều chỉnh các động tác.
Một thiếu úy công an nhiều ngày luyện tập điều lệnh ở công viên Thống Nhất cho biết rất ấn tượng với vợ chồng ông Chính. "Sáng, chiều nào tôi cũng thấy hai bác ấy dắt tay nhau ra công viên. Khi cụ ông trượt trên sân, cụ bà đứng bên ngoài dõi theo nhắc ông chân nào chưa đều, chưa đẹp", anh công an trầm trồ.
Ông Chính là cán bộ kỹ thuật về hưu, hiện làm bảo vệ cho một công ty. Mỗi ngày ông đạp xe đi làm. Ngoài thích thể dục thể thao, ông còn thích vẽ và chơi tranh.
Bà Lộc, vợ ông cho biết thêm, hơn 40 năm sống cùng nhau nhưng ông bà chưa một lời nặng nhẹ. Ông Chính chăm chỉ làm việc, thương yêu vợ con. "Vào nhà tôi không có chè tàu, thuốc lá, rượu bia. Mọi người sống yêu thương nhau. Đã gần đến cái tuổi 'xưa nay hiếm' nhưng tôi và ông ấy vẫn xưng anh em, quan tâm chăm sóc nhau. Đó là tình cảm thật và cũng muốn để làm gương cho các con", bà Lộc cho biết.
Vợ chồng ông Chính có 2 người con, một trai, một gái đã lập gia đình nhưng tất cả đều sống chung trong một căn nhà. "Với tôi con rể cũng như con trai, con gái cũng như con dâu, không có đối xử nào thiệt hơn", bà chia sẻ.
Theo VNE
Gần 400.000 thí sinh trượt đại học Điểm sàn năm nay chủ yếu dựa vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh) thay vì chỉ căn cứ vào chỉ tiêu như trước đây. Sáng 8/8, Bộ GD - ĐT đã họp và thông báo điểm sàn đại học, cao đẳng của mùa thi năm 2013. Mặc dù năm nay kết quả của các thí sinh cao hơn...