Hà Nội: Ô tô tông hàng loạt xe máy đang chờ đèn đỏ, nhiều người bị thương
Các phương tiện đang dừng chờ đèn đỏ trên đường Dương Đình Nghệ thì ô tô từ phía sau lao tới tông liên hoàn khiến nhiều người bị thương.
Sáng 16/11, Chỉ huy Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị đang phối hợp cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn khiến nhiều người bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn.
Khoảng 22h ngày 15/11, ô tô BKS 30G-055.17 di chuyển trên đường Dương Đình Nghệ (đoạn đối diện Tổng cục Hải quan) tông vào 3 xe máy và 1 ô tô đang dừng đèn đỏ.
Video đang HOT
Vụ tai nạn khiến 2 người bị thương nặng được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Những người bị xây xát nhẹ đã về nhà. Tại hiện trường, 5 phương tiện liên quan bị hư hỏng.
Đội CSGT số 6 có mặt bảo vệ hiện trường.
Theo nhân chứng, người điều khiển xe ô tô 30G-055.17 là nữ, có dấu hiệu sử dụng rượu bia.
“Lực lượng chức năng đang đo nồng độ cồn của những người liên quan trong vụ việc để xác minh, làm rõ”, Chỉ huy Đội CSGT số 6 cho hay.
Xuất nhập khẩu trở thành điểm sáng của kinh tế Việt Nam
Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2021 đã đạt kỷ lục gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm trước, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Ngày 9-1 tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2021 đã đạt kỷ lục gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm trước, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Trong đó, xuất khẩu tiếp tục bứt phá ngoạn mục, tăng hơn 19% (vượt so với kế hoạch đề ra), duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD. Điểm nhấn sáng nhất năm 2021 của ngành công thương là thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực tăng trưởng mới, giúp "hóa giải" tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và thúc đẩy xuất khẩu.
Mặc dù vậy, ngành công thương vẫn còn bộc lộ những mặt tồn tại trong năm 2021, điển hình là tình trạng nông sản xuất khẩu ách tắc; cạnh tranh thị phần, tranh chấp thương mại... ngày càng căng thẳng.
Năm 2022, ngành công thương đặt mục tiêu đạt chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 7-8%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8% và cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao và biểu dương tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành công thương đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2021.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thống nhất với các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Bộ Công thương đề ra trong năm 2022, đồng thời yêu cầu tập trung chỉ đạo công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng.
Trước mắt, tập trung cao cho Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050; cần bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, có phản ứng kịp thời trong sản xuất, lưu thông hàng hóa...
* Trước nguy cơ thiếu oxy y tế trong dịp Tết Nguyên đán 2022, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản yêu cầu Cục Hóa chất chịu tránh nhiệm chính trong việc đảm bảo sản xuất, cung ứng oxy y tế phục vụ bệnh nhân trong dịp tết này.
Sáng 9/1, F0 gia tăng ở các tỉnh miền Trung, Hà Nội vẫn dẫn đầu số ca mới Trong ngày, các địa phương miền Trung đều tăng vọt số ca mắc Covid-19, số ca bệnh ghi nhận trong cộng đồng tương đối cao. Hà Nội dịch ở cấp độ 2 trong khi TPHCM dịch đã đạt cấp độ vùng xanh. Hà Nội: Đống Đa dẫn đầu ca mắc Tối 8/1, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn đã...