Hà Nội ô nhiễm không khí nặng, nhiều người khốn khổ vì bụi mịn
Chất lượng không khí xấu kèm theo thời tiết hanh khô khiến nhiều người Hà Nội khổ sở vì nghẹt mũi, đau và nhức ở mặt, thậm chí phải nhập viện vì bệnh đường hô hấp.
Anh Nguyễn Văn Lộc (40 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) bị viêm xoang hơn 6 năm nay, nhờ duy trì uống thuốc và xịt mũi thường xuyên nên tình trạng viêm có cải thiện. Hai tuần nay, bệnh viêm xoang của anh lại tái phát, khiến anh phải liên tục đeo khẩu trang nếu không sẽ hắt hơi rất nhiều.
“Những ngày qua, không khí khu vực Hà Nội bị ô nhiễm, nhiều bụi mịn kèm thêm thời tiết hanh khô nên bệnh của tôi tái phát, liên tục chảy mũi, nhức và đau ở mặt, ngạt mũi, nhất là vào ban đêm. Cuối tuần vừa rồi đi công tác ở miền Nam tôi thấy đỡ hơn, giờ về Hà Nội lại nghẹt mũi”, anh Lộc than.
Hà Nội ô nhiễm không khí nặng, nhiều người khốn khổ vì bụi mịn.
Sinh sống ở Hà Nội gần 20 năm, chị Ngọc Ánh (45 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cảm nhận rõ sự thay đổi của không khí, thời tiết trong vài năm trở lại đây. Gia đình chị thường xuyên phải bật máy lọc không khí để thoát cảnh đau họng, nghẹt mũi do trời hanh khô cộng thêm chất lượng không khí xấu.
Hai con của chị Ánh gần đây phải nhập viện vì viêm phế quản, viêm mũi dị ứng kèm sốt cao. Chồng chị làm công việc chạy xe ôm công nghệ, thường xuyên ở ngoài trời, chưa kể anh có tiền sử bị bệnh phổi nên gần đây hay bị khó thở, ho nhiều.
“Mỗi ngày sau giờ làm, khẩu trang, quần áo, găng tay anh dùng để đi làm phủi ra rất nhiều bụi mịn, nhất là những ngày chất lượng không khí được cảnh báo ở mức rất xấu”, chị Ánh cho hay.
Lo bệnh của chồng ngày càng nặng hơn do ảnh hưởng từ môi trường, chị Ánh dự định sẽ xin cho chồng công việc làm trong nhà, thay vì công việc phải phơi mặt ngoài đường như hiện tại.
Video đang HOT
Theo ThS.BS Mai Mạnh Tam, Phó khoa hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, bụi mịn PM2.5 (là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2.5 micronmet trở xuống – so với sợi tóc con người thì nó nhỏ hơn khoảng 30 lần) chủ yếu được hấp thụ qua hệ hô hấp, có thể xâm nhập phế nang phổi và đi vào máu, là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sức khỏe.
Ngoài bụi mịn, các loại oxy hoặc nitơ phản ứng (ROS, RNS) trong hệ hô hấp và stress oxy hóa kích thích tạo ra chất trung gian gây viêm phổi, bắt đầu hoặc thúc đẩy nhiều bệnh lý khác.
Theo Tổng cục Môi trường, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội diễn ra từ cuối tháng 11 đến nay, nguyên nhân chủ yếu do bụi mịn PM2.5. Lượng ô nhiễm bụi mịn ở khu vực Thủ đô luôn cao nhất, nhiều ngày chỉ số ô nhiễm vượt quá giới hạn so với tiêu chuẩn cho phép.
Bác sĩ Tam cũng dẫn các nghiên cứu cho thấy bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây ra gần 4 triệu ca tử vong trên toàn cầu liên quan đến tim mạch, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh phổi mạn tính, ung thư, sinh non. Tiếp xúc thời gian dài với bụi mịn sẽ làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn. Trong đó, người lớn tuổi và trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Bụi mịn xuất hiện nhiều vào các giờ cao điểm như 7-8h và 18-19h. Lượng bụi phụ thuộc lớn vào sự di chuyển của các phương tiện giao thông.
Thời tiết hanh khô kèm ô nhiễm đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài vào các khung giờ cao điểm, khu vực có thi công, lưu lượng giao thông đông đúc. Các gia đình hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí ô nhiễm nặng, nhất là với những hộ dân gần đường giao thông, khu vực ô nhiễm.
Bác sĩ Tam cũng lưu ý, đóng kín cửa làm cản trở không khí lưu thông trong nhà, thuận lợi cho những vi sinh vật gây hại tồn tại lâu hơn trong không khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Gia đình có thể mở cửa sổ, cửa ra vào ngoài giờ cao điểm, khi chất lượng không khí tốt hơn. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống cũng giúp hạn chế bụi mịn.
Theo bác sĩ Tam, những người mắc bệnh hô hấp, trẻ em và người cao tuổi có sức đề kháng yếu cần thường xuyên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Khẩu trang thông thường không lọc được các hạt bụi siêu mịn PM2.5. Đeo khẩu trang chuyên dụng, khẩu trang N95, N99 có thể lọc phần lớn các loại bụi siêu mịn này. Mọi người có thể đeo hai chiếc khẩu trang y tế lồng vào nhau để ngăn lượng bụi tốt hơn.
Người có ổ nhiễm khuẩn ở răng, lợi, miệng, tai, mũi, họng cần được điều trị triệt để tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới, làm tái phát các đợt cấp ở người bệnh mắc bệnh phổi mạn tính như COPD, giãn phế quản, xơ phổi. Không tự ý dùng thuốc tại nhà, khám bệnh và điều trị theo đúng phác đồ được chỉ định là hai lưu ý quan trọng cho người mắc bệnh phổi mạn tính.
Hà Nội ô nhiễm không khí ở ngưỡng rất xấu
Những ngày qua, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bắt đầu quay trở lại ở ngưỡng xấu và rất xấu, dự báo sẽ kéo dài vài ngày tới.
Sáng 11/10, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ở ngưỡng xấu và rất xấu, tác động xấu đến sức khỏe tất cả mọi người, đặc biệt là người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch.
Theo kết quả số liệu quan trắc của hệ thống AirVisual, khoảng 8h43 tại Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) và Vạn Phúc (quận Ba Đình) vẫn ở mức 157 - ngưỡng xấu. Vào thời điểm này, mức độ ô nhiễm không khí của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới. Với chỉ số này, theo khuyến cáo từ AirVisual thì tất cả mọi người cần hạn chế ra ngoài vì có thể bị tác động xấu đến sức khỏe, những người nhạy cảm có thể gặp vấn đề với sức khỏe.
Hệ thống quan trắc PAM Air ghi nhận điểm ô nhiễm cao nhất là mức 213 tại Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội).
Cũng trong khoảng thời gian này, theo hệ thống quan trắc PAM Air ghi nhận điểm ô nhiễm cao nhất là mức 213 tại Ngọc Thụy (Long Biên). Mức độ rất kém, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần hạn chế ra ngoài, những người thuộc nhóm nhạy cảm cần tránh ra ngoài.
Đến thời điểm 9h15, mặc dù mặt trời đã lên cao nhưng hệ thống quan trắc chất lượng không khí của AQI vẫn ghi nhận tại khu vực Cửa Nam (Hoàn Kiếm) ở mức 156 - xấu, mọi người gặp vấn đề về sức khỏe, những người nhạy cảm có thể bị gặp vấn đề trầm trọng hơn.
Theo các chuyên gia, trong các năm gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội trở thành mối quan tâm đặc biệt của dư luận, khi Thủ đô thường được nêu tên trong các bảng xếp hạng về những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Các nhà khoa học cũng tìm ra quy luật ô nhiễm không khí theo mùa tại Hà Nội, cụ thể vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) thì mức độ ô nhiễm cao hơn nhiều so với mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9).
Lý giải về nguyên nhân gây ô nhiễm này, các chuyên gia thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, thời điểm này thường xuất hiện hiện tượng nghịch nhiệt khiến cho chất ô nhiễm không khuếch tán lên cao mà đọng lại ở bề mặt, làm nồng độ chất ô nhiễm tăng cao.
Vào khoảng 8h43, hệ thống AirVisual ghi nhận tại Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) và Vạn Phúc (quận Ba Đình) ở mức 157 - ngưỡng xấu.
Tuy nhiên, theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, hoạt động phát thải từ nhiều nguồn như giao thông, xây dựng, công nghiệp, hoạt động dân sinh... Trong điều kiện khí tượng không thuận lợi là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Theo đại diện Bộ TN&MT, nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội là các phương tiện giao thông tăng chóng mặt, bên cạnh đó là các hoạt động xây dựng, hoạt động phát triển công nghiệp...
Các chuyên gia cho rằng, từ nay đến hết mùa đông, một số đợt ô nhiễm không khí có thể sẽ tiếp tục diễn ra, vì vậy người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin về ô nhiễm không khí để có các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động. Khi tình trạng ô nhiễm không khí diễn ra nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào ban đêm và sáng sớm, đóng các cửa sổ và cửa ra vào, sử dụng loại khẩu trang ngăn được bụi mịn.
Sự hy sinh của các anh đã nhường lại sự sống cho những người khác... 16h chiều 5-8, lễ truy điệu 3 liệt sĩ công an hy sinh khi chữa cháy quán karaoke được tiến hành trang nghiêm và thực hiện lễ di quan. Linh cữu của 3 liệt sĩ sau đó sẽ được đưa về đài hóa thân Hoàn vũ (nghĩa trang Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội). Rước di ảnh các liệt sĩ, di quan từ...