Hà Nội: Nước sông Bùi trên báo động 3, hơn 6.000 người phải sơ tán
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội cho biết, hiện mực nước đông sông Tích tại trạm Vĩnh Phúc, sông Bùi tại trạm Yên Duyệt trên mức báo động 3.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình mưa úng và công tác PCTT trên địa bàn TP.Báo cáo cho biết, tính đến 1h ngày 1.8 tại khu vực TP.Hà Nội có mưa rào và có dông với lượng mưa phổ biến 10mm.
Đặc biệt, sông Tích tại trạm Vĩnh Phúc, sông Bùi tại trạm Yên Duyệt trên mức báo động 3. Cụ thể, mực nước sông Bùi tại trạm Yên Duyệt mức nước thực đo được là 7,28m trên báo động 3 là 0,28m (giảm so với ngày 30.7 – PV); mực nước sông Tích tại trạm Vĩnh Phúc là 8,22m trên báo động 3 là 0,22m.Hiện, mực nước sông Nhuệ tại trạm Đồng Quan dưới mức báo động 1; sông Tích tại trạm Kim Quan trên mức báo động 2.
Mực nước các hồ Miễu là 39,60m; hồ Quan Sơn là 5,90m, hồ văn Sơn là 19,55m; hồ Kéo Cà là 21,54m. Tất cả đều cao hơn thiết kế ban đầu.
Mực nước trên sông Bùi đã giảm nhưng vẫn trên mức báo động 3. Ảnh: Thành An
Về thiệt hại công trình đê điều thủy lợi, do nước từ thượng nguồn đổ về, mực nước sông Tích tăng nhanh dẫn đến các khu vực Đồng Lọng, Khoan Lương tại xã Đông Yên Đã bị tràn toàn tuyến. Tại xã Đông Yên xảy ra sự cố sập cống Đồng Ao, thông Đông Hạ; ngập tràn 5.000m đê bao, đê bối trên địa bàn huyện Quốc Oai, trong đó Đê Bối tràn toàn bộ 3.500 đê bao; đê Hữu Tích đoạn qua xã Hòa Thạch ngập tràn 1.50m.
Cũng tại huyện Quốc Oai, hơn 1.810 ha lúa; hơn 118ha rau màu; hơn 218ha cây lâu năm… bị ngập và thiệt hại nặng. Hơn 53.400 lợn và gai cầm bị ảnh hưởng do ngập úng. Ngoài ra, 72m đường trong khu dân cư bị sạt lở, 850m3 đất đá, vỡ mố cống 1 điểm, 11 vai lấy nước bị cuốn trôi…
Tại huyện Chương Mỹ, hiện có 3.683 hộ bị ngập sâu dưới 2m và 6.083 khẩu phải sơ tán; sập đổ 170m2 nhà ở và 1.804m tường bao, sạt lở 1.885 đường giao thông nông thôn, 3.520m đường giao thông nội đồng, 12.110m chiều dài đê, hồ, đập; hư hỏng 11.910m chiều dài kênh mương, 35 cầu cống, đập ngập và hư hỏng 25 công trình nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, đình, chùa.
Hiện nay, tại huyện Chương Mỹ, hiện có 3.683 hộ bị ngập sâu dưới 2m và 6.083 khẩu phải sơ tán. Ảnh: THÀNH AN
Video đang HOT
Trước đó, huyện ủy Chương Mỹ vừa có báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với mưa, lũ gây ra trên địa bàn. Do ảnh hưởng của mưa lớn, trên địa bàn huyện Chương Mỹ có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được từ 300 – hơn 500mm.
Mực nước sông Bùi tại Yên Duyệt đo được là 7,50m, trên báo động 3 là 0,50m, cao hơn đỉnh lũ 2008 là 0,05m. Nước nội đồng khu vực tả Bùi, hữu Đáy ổn định do các trạm bơm liên tục hoạt động, nước tại các khu dân cư và đồng ruộng khu vực hữu Bùi tiếp tục hoạt động, nước tại khu dân cư và đồng ruộng khu vực hữu Bùi tiếp tục tăng do trên địa bàn có mưa và bước từ Hòa Bình, Thạch Thất, Quốc Oai tiếp tục dồn về.
Trước tình hình trên, Huyện ủy Chương Mỹ đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan đề nghị tập trung ứng phó với mưa lớn trên địa bàn.
Văn bản nêu rõ, hiện nay nước ở thượng lưu các sông tiếp tục dồn về, mực nước ở các sông dâng cao tới mức nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến các tuyến đê trên địa bàn huyện.
Để khẩn trương ứng phó với những diễn biến bất thường của tình hình mưa, lũ, ngập úng trên địa bàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra, Ban Thường vụ huyện Chương Mỹ yêu cầu các đơn vị liên quan dừng ngay các hội nghị, hội họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa lũ, ngập úng đang diễn ra trên địa bàn.
Ban Thường vụ huyện Chương Mỹ yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các biện pháp, phương án phòng, chống mưa lũ, ngập ùng hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
UBND huyện, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, cùng các đơn vị liên qua tiếp tục theo dõi tình hình mưa, lũ, ngập úng trên địa bàn huyện; thường xuyên kiểm tra các tuyến đê, hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn, kịp thời nắm bắt và có biện pháp khắc phục ngay các điểm đê xung yếu có nguy cơ tràn, vỡ, lở.
Đặc biệt, Huyện ủy Mỹ Đức yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các phương án sơ tán các hộ dân ra khỏi vùng ngập úng khi có chủ trương. Phương án sơ tán dân phải cụ thể, rõ ràng và phải đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho nhân dân khi sơ tán đến địa điểm mới, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
Theo Danviet
Đê tả Bùi bị đe dọa nghiêm trọng, Hà Nội chủ động phương án di dời dân
Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội cho rằng: trong trường hợp xấu nhất, không giữ được đê tả Bùi, Hà Nội đã chuẩn bị thông báo cho khu vực liên quan qua hệ thống phóng thanh, truyền hình để người dân biết chuẩn bị di dời đến nơi cao hơn.
Dự báo, mực nước sông Bùi (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) dâng cao, đe dọa sự an toàn của đê tả Bùi. Thành phố Hà Nội đang khẩn trương thực hiện các biện pháp hộ đê và chuẩn bị tình huống di dân.
Theo ông Đỗ Đức Thịnh, trưa 30.7, mực nước ở sông Bùi đoạn Yên Duyệt là 7,52 m nhưng đến 16h mực nước giảm đi khoảng 7cm còn 7,45m. Tối 30.7, trao đổi với PV, ông Đỗ Đức Thịnh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội cho hay, thời điểm này các lực lượng chức năng đang khẩn trương tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục, tăng sức chịu đựng của đê Tả Bùi.
Đê tả Bùi, xã Thanh Bình (Chương Mỹ) đã vượt mức báo động 3. Ảnh: Nguyễn Chương
Tuy nhiên, theo thông báo từ Trung tâm khí tượng, đêm nay tại khu vực Bắc bộ, mà cụ thể là Hòa Bình sẽ có thể có mưa và rất to, có thể từ 50-100mm. Do đó, lượng nước sẽ đổ dồn về nước sông Bùi và trên báo động 3 khoảng 1m.
Ông Thịnh cũng cho biết, chiều 30.7 đã có văn bản báo cáo với Thành ủy và Ủy ban TP.Hà Nội.
"Chiều 30.7, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng đã trực tiếp chỉ đạo tại Chương Mỹ. Hiện nay, các lực lượng chức năng, vật tư, thiết bị đang được huy động được đắp chống tràn nếu nước tiếp tục tăng lên khoảng 50cm nữa thì khu vực này sẽ hết sức căng thẳng" - ông Thịnh nói và cho biết, địa phương vừa tiếp nhận 10.000 bao tải, giao cho lực lượng công an, huy động dân quân tự vệ và người dân khẩn trương đắp đê, tiếp tục tôn cao để đảm bảo chống tràn.
Bên cạnh đó, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội cho rằng: trong trường hợp xấu nhất, không giữ được đê tả Bùi, Hà Nội đã chuẩn bị thông báo cho khu vực liên quan qua hệ thống phóng thanh, truyền hình để người dân biết chuẩn bị di dời đến nơi cao hơn.
Thời điểm này, công tác an ninh trật tự đang được lực lượng công an, quân đội chỉ đạo triển khai. Hiện các lực lượng đang được túc trực 24/24.
Đáng lưu ý, ông Thinh thông tin: "Nếu không giữ được đê tả Bùi thì nước sẽ vào toàn bộ huyện Chương Mỹ và đi ngược lên các khu vực sâu bên trong Hà Nội, kể cả quận Hà Đông và một số quận nội thành. Các tuyến giao thông ra phía Tây sẽ bị chia cắt rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, đó là phương án không giữ được đê tả Bùi".
Hiện nay, ông tác an ninh trật tự đang được lực lượng công an, quân đội chỉ đạo triển khai. Hiện các lực lượng đang được túc trực 24/24. Ảnh: Nguyễn Chương
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện mực nước sông Bùi đang lên nhanh. Lúc 11 giờ hôm nay (30.7), mực nước sông Bùi tại Lâm Sơn (Hòa Bình) lên 21,37m (trên báo động 1 là 0,37m).
Dự báo, từ đêm nay đến sáng mai (31.7), khu vực Hòa Bình sẽ có mưa to trở lại, lượng mưa phổ biến 50-100mm. Trong 12 giờ tới, mực nước trên sông Bùi tại Lâm Sơn sẽ lên 21,5m (trên BĐ1: 0,5m); trong 12-24 giờ tới sẽ lên 23,5m, vượt trên BĐ3 tới 0,5m.
Theo đó, nhiều khả năng, mực nước trên sông Bùi tại Yên Duyệt (Chương Mỹ, Hà Nội) sẽ lên trên mức BĐ3 khoảng 1 mét vào sáng 31.7.
Những khu vực trũng thuộc các huyện Chương Mỹ (Hà Nội) và Lương Sơn (Hòa Bình), đặc biệt là các xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến (huyện Chương Mỹ) tình trạng ngập lụt sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới.
Trước tình trạng trên, trên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương nói trên theo dõi sát thông tin mưa lũ, kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư ven sông, suối, vùng trũng thấp, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, úng, nhà không an toàn để chủ động sơ tán dân.
Các địa phương triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lũ theo cấp báo động; tổ chức tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.
Bố trí lực kiểm soát giao thông tại các khu vực đường bị ngập, bến đò...để hướng dẫn người, phương tiên qua lại. Kiểm soát việc đảm bảo an toàn theo quy định của các phương tiện khi hoạt động.
Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng trên sông, ven sông về thông tin mưa lũ để chủ động đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, công trình.
Ngoài ra, các địa phương rà soát chuẩn bị phương châm "4 tại chỗ", chú trọng việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm... sẵn sàng cho các tình huống mưa lũ, ngập lụt kéo dài nhiều ngày.
Theo Danviet
Khẩn cấp ứng phó với ngập lụt * Mực nước đê sông Tích, sông Bùi đang ở mức rất cao Sáng 31/7, tại Hội nghị giao ban công tác tháng 7/2018 của UBND thành phố Hà Nội về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7, nhiệm vụ trọng tâm được đề cập tới tại phiên họp là tập trung lực lượng khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn...