Hà Nội: Nữ sinh lớp 6 tử vong trên đường đi học về
Đang trên đường đi học về, một nữ học sinh lớp 6 bất ngờ bị xe tải vận chuyển chất thải bất ngờ tông trực diện. Hậu quả, nữ học sinh này tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm
Vụ tai nạn thương tâm trên xảy ra vào khoảng 17h10′ chiều 10/12, tại ngã ba Phúc Diễn – quốc lộ 32 (Bắc Từ Liêm – Hà Nội).
Một số nhân chứng cho biết, vào thời điểm trên một học sinh nữ đang trên đường đi học về bằng xe đạp, khi đến ngã ba trên thì bất ngờ bị một xe tải vận chuyển chất phế thải mang BKS 29X-9687 (chưa rõ người điều khiển) bất ngờ tông trực diện. Cú tông mạnh khiến nữ sinh này ngã văng xuống đường và tử vong tại chỗ.
Đưa thi thể nữ sinh rời khỏi hiện trường
Video đang HOT
Vụ tai nạn xảy ra đúng giờ cao điểm, nên đoạn đường này đã ùn tắc kéo dài
Ngay sau sự việc xảy ra, người dân đã báo cho lực lượng chức năng đến giải quyết vụ việc và điều tiết giao thông. Thông tin ban đầu, nữ sinh tử nạn là học sinh lớp 6 của trường THCS Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm – Hà Nội).
Hiện nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được làm rõ.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Liên tiếp cháy to, vẫn bảo phòng ngừa tốt
Trong vòng chưa đầy 1 tuần, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 2 vụ cháy ki-ốt tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên; và chợ Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Hai vụ hỏa hoạn xảy ra lúc đêm khuya và rạng sáng đã gây thiệt hại nặng nề.
Sau mỗi vụ cháy chợ, chỉ có những tiểu thương phải "gánh" hậu quả
Nước mắt tiểu thương nghèo
22h30 ngày 3-12, ngọn lửa bắt đầu bùng phát từ gian hàng hoa quả, vàng mã ngay mặt ngoài chợ Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm và lan nhanh sang các ki-ốt bên cạnh. Nhận được tin báo cháy của người dân, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và Công an cơ sở đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, triển khai dập lửa và cứu hàng hóa của người dân.
12 tiếng đồng hồ sau khi xảy cháy, mùi khét lẹt của dây điện cháy vẫn đậm đặc trong khu vực chợ. Tại hiện trường, hàng chục tiểu thương vây kín cổng chợ, chăm chú quan sát lực lượng khám nghiệm hiện trường. Dù chưa được vào xem ki-ốt của mình nhưng trước cảnh tan hoang của chợ Cầu Diễn, nhiều tiểu thương không cầm được nước mắt. Đang vào dịp cuối năm, nhiều người vét hết vốn liếng để nhập hàng với hy vọng sẽ kiếm chút lãi cho ngày đón Tết.
Đôi mắt đỏ hoe và thất thần, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, tiểu thương gắn bó với chợ Cầu Diễn từ ngày đầu than thở: "Nhà tôi có 2 sạp hàng, 2 ki-ốt, kinh doanh chăn ga gối đệm, cặp túi xách, quần áo. Buổi chiều trước khi cháy chợ, chúng tôi đã bỏ ra một khoản lớn để nhập hàng. Giờ tất cả đã cháy thành than. Cái gì không cháy cũng bị ám khói, vứt đi hết. Chúng tôi không biết sắp tới sẽ sống thế nào". Khi nghe tin ki-ốt của mình bị cháy, chị Huyền đã lao đến, bất chấp nguy hiểm, với tâm lý muốn cứu được hàng. Người phụ nữ ấy khi lao được vào trong đã... ngất xỉu và được lực lượng chức năng cùng người dân cứu, đưa ra ngoài.
Bạn chợ với chị Huyền, anh Nguyễn Chiến Thắng, cũng éo le không kém. Vợ anh kém mắt nhiều năm, mới đây, nội ngoại hai bên gom góp được chút vốn để anh kinh doanh chăn ga gối đệm, và trước khi cháy chợ anh cũng mới nhập hàng về. Bà Nguyễn Thị Phi, tiểu thương chợ Cầu Diễn cho hay, không giống như các chợ trong thành phố, tiểu thương chợ Cầu Diễn phần lớn là những người nghèo, không công ăn việc làm, cán bộ hưu trí, ra chợ buôn bán để kiếm tiền đắp đổi qua ngày. Vụ cháy chợ may mắn không gây thiệt hại về người nhưng số tài sản bị mất với nhiều người là cả cơ nghiệp nên các tiểu thương rất mong nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để vực dậy làm ăn lại từ đầu.
Chợ nghỉ, điện tắt nhưng vẫn cháy
Có mặt cùng lực lượng khám nghiệm hiện trường, bà Nguyễn Thị Minh - Giám đốc xí nghiệp thương mại Cầu Diễn, đơn vị quản lý chợ Cầu Diễn cho biết, chợ Cầu Diễn chuyển về địa điểm hiện tại được khoảng 13 năm nay. Hiện, chợ có 30 ki-ốt và 355 sạp hàng cho các tiểu thương thuê để kinh doanh.
Theo bà Minh, chợ Cầu Diễn là chợ dân sinh tương đối lớn tại khu vực quận Bắc Từ Liêm, với diện tích khoảng 4.200m2, chuyên phục vụ các mặt hàng thiết yếu. Chợ họp hàng ngày và đến khoảng 19h, đơn vị quản lý sẽ cắt hết điện tại các ki-ốt, sạp hàng của tiểu thương, chỉ để lại điện chiếu sáng và điện phục vụ công tác PCCC. Sau khi các tiểu thương nghỉ, Xí nghiệp quản lý bố trí 6 nhân viên bảo vệ, trong đó 4 người chịu trách nhiệm 4 góc chợ, 2 người thay phiên nhau tuần tra kiểm soát trong chợ để phát hiện sự cố sẽ kịp thời xử lý. Ngoài ra đang vào mùa hanh khô, chợ cũng thường xuyên tuyên truyền đến các tiểu thương công tác PCCC nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc "bà hỏa" hỏi thăm.
Có thể thấy công tác PCCC tại chợ Cầu Diễn đã được triển khai tương đối đúng "bài". Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, để phục vụ việc kinh doanh, một số ki-ốt để tủ lạnh trữ hoa quả, kéo điện từ trên cao xuống; vì thế hệ thống dây điện phía trên chợ chằng chịt như mạng nhện. Trong khi đó, các ki-ốt, sạp hàng hóa lại được cơi nới, nhiều trần cửa hàng chạm cả vào dây điện. Chính vì vậy, dù phòng ngừa tốt đến đâu, những nguy cơ tiềm ẩn này bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành... thảm họa. Khi chợ đóng cửa, các ki-ốt, sạp hàng đều khóa kín. Chính vì thế, khi xảy ra hỏa hoạn, lực lượng PCCC đã phải dùng búa phá tường, mái tôn tìm cách khống chế đám cháy. Thêm vào đó, tại thời điểm xảy ra cháy, dù có mưa nhưng vì gió lớn, nên ngọn lửa lan rất nhanh. Cánh cổng chợ bằng sắt cũng bị lửa làm cong, nói gì đến hàng hóa khác.
Vụ cháy chợ Cầu Diễn khiến chúng tôi liên tưởng đến sự tự tin của cán bộ phường Thượng Thanh, quận Long Biên, sau vụ hỏa hoạn khiến 1 người chết, 4 người bị thương tại chợ tạm Thượng Thanh, lúc 3h sáng 29-11. Đặt câu hỏi về công tác kiểm tra, phòng ngừa, đại diện UBND phường quả quyết: thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền. Thế nhưng, có đến 4 ki ốt vẫn "dính" lửa, trong vụ hỏa hoạn. Thiệt hại tài sản đến cả tỷ đồng và đau lòng nhất, đã có người thiệt mạng.
Hỏa hoạn, xảy ra bất kể thời điểm nào cũng sẽ gây hậu quả nặng nề. Sự cố về đêm, có người biện hộ, đó là do thời điểm ấy các chợ, ki-ốt không có người ứng trực, phát hiện sớm. Nhưng không hoàn toàn như vậy. Sơ hở lớn nhất là những tồn tại, nguy cơ, dù hiển hiện đã không được kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục. Cháy chợ Cầu Diễn và dãy ki-ốt ở phường Thượng Thanh, không hề thấy đơn vị hữu trách đề cập đến trách nhiệm của mình, khi để tồn tại "sơ hở"...
Theo An Ninh Thủ Đô
Cám cảnh học trò lội suối đến trường giữa mùa đông giá buốt Lội qua con suối để đến trường, nhưng ngày mưa lớn thì hơn 100 học sinh của 2 bản Xốp Pe và Chà Luân (thuộc xã Ngọc Lâm, Thanh Chương, Nghệ An) đều phải nghỉ học. Từ khi cây cầu nối liền giao thông giữa 2 bản Xốp Pe, Chà Luân với các vùng khác của xã Ngọc Lâm bị nước lớn cuốn...