Hà Nội: Nữ nhà báo Đài tiếng nói Việt Nam bị xe buýt cán chết
Sau khi đón khách ở Lĩnh Nam (Hà Nội), chiếc xe buýt quặt ra đường thì va chạm với xe máy của chị Phùng Thu Phương rồi cán qua người khiến nhà báo đang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) này tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn xe buýt cán chết nữ nhà báo VOV. (Ảnh: Long Thế)
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 13 giờ chiều nay 11/10 tại đoạn trước số nhà 223 phố Lĩnh Nam, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Lúc này, xe buýt số 4 chạy tuyến Long Biên – Bến nước Ngầm (thuộc Xí nghiệp xe buýt Hà Nội), mang BKS 29Z 03.64 đi theo hướng từ Lĩnh Nam ra ngã ba Tam Trinh (quận Hoàng Mai) sau khi đón khách bất ngờ quặt ra đường va vào một chiếc xe máy BKS 12F7-1529 đang lưu thông cùng chiều.
Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy bị ngã ra đường và chiếc xe buýt cán qua khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Nhà báo Phùng Thu Phương. (Ảnh: VOV.vn)
Nạn nhân được xác định là nhà báo Phùng Thu Phương (SN 1981, quê ở Lạng Sơn), hiện đang công tác tại Hệ Văn hóa Đời sống Khoa giáo (VOV2) – Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, cơ quan chức năng đã sớm có mặt, thực hiện khám nghiệm hiện trường và phân luồng giao thông.
Theo N. Quyết
Người Lao Động
Video đang HOT
Gặp "Anh hùng thông tin" thành cổ Quảng Trị năm xưa
Sau nhiều lần xung phong đi lính mà không được nhập ngũ do thiếu cân nặng, ông Thoảng đã nhét gạch vào người để được vào quân ngũ. Nhờ mưu trí, đảm bảo thông tin, ông được phong Anh hùng khi chỉ vừa tròn 20 tuổi...
Ông là Mai Ngọc Thoảng (SN 1953) - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người được mệnh danh là "con chim đầu đàn" trên mặt trận thông tin trong trận chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Nhét gạch vào người để đủ cân đi bộ đội
Trong những ngày cả nước đang rộn ràng kỷ niệm 69 năm ngày Quốc Khánh của đất nước (2/9/1945 - 2/9/2014), chúng tôi đã có dịp đến thăm và trò chuyện cùng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Anh hùng LLVTND) Mai Ngọc Thoảng, quê Thanh Hóa, để được nghe ông kể và ôn lại những năm tháng chiến tranh gian khổ, hào hùng của dân tộc.
Người lính "Anh hùng thông tin" Mai Ngọc Thoảng chụp ảnh năm 1972, sau 81 ngày đêm chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị.
Căn nhà ông Thoảng nằm sát bên con phố nhỏ ở phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn. Đón tiếp chúng tôi tại nhà riêng là người đàn ông có mái tóc đã bạc trắng, dáng người thấp đậm. Tuổi đã ngoài 60 tuổi, dù bị thương tích đầy mình do chiến tranh nhưng ông vẫn còn rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Cái danh "con chim đầu đàn" trên mặt trận thông tin tại Thành cổ Quảng Trị mà ông được phong tặng quả không hề sai.
Ông Thoảng sinh ra và lớn lên tại Chiến khu Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa trong gia đình có 8 anh chị em. Bố ông là một người lính dân công hỏa tuyến, tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường nên ngay từ nhỏ ông đã nung nấu ý chí được vào quân ngũ đi đánh giặc như cha mình. Chính vì thế mà khi chưa học xong lớp 8, chàng thanh niên nhỏ con đã xung phong để được vào quân ngũ, ra chiến trường.
Ông Thoảng nhớ lại: "Lúc đó trong xã có đợt tuyển quân, mấy lần tôi xung phong đi nhưng không được vì tôi còn là học sinh, mới 17 tuổi, người cũng gầy, nhỏ bé, chỉ có 38kg. Vì thấy tôi quyết tâm đi bộ đội nên nhiều người "mách nước" là bỏ gạch vào người cho đủ cân mới được đi. Tôi làm theo và đã tăng từ 38kg lên 43kg, thế là được đi bộ đội theo mong ước".
Nhà báo Tào Hòa - PV Phòng phát thanh Quân Đội (Đài Tiếng nói Việt Nam) phỏng vấn ông Thoảng sau khi có thành tích xuất sắc giữ vững thông tin trận chiến 81 ngày đêm tại thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Sau khi vượt qua được vòng tuyển quân, ông Thoảng lên đường nhập ngũ huấn luyện rồi được đưa vào Đại đội 18, Trung đoàn 42, Sư đoàn 320B (nay thuộc Sư đoàn 390). Đơn vị của ông được điều động tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị, với nhiệm vụ đảm bảo đường dây thông tin phục vụ chiến đấu.
Thời gian bắt đầu cùng đơn vị vào chiến trường tham gia cuộc chiến giải phóng Quảng Trị là những ngày tháng chiến tranh cam go và ác liệt nhất trong đời lính của ông Thoảng. Trận chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị là kỷ niệm ông không bao giờ quên được.
Những năm tháng chiến tranh ác liệt đó, biết bao người con của đất Việt đã hi sinh anh dũng trên mảnh đất thiêng Quảng Trị. Biết bao đồng đội của ông đã nằm lại nơi dòng sông Thạch Hãn. Chiến công vẻ vang của bản thân góp vào chiến thắng tại Thành cổ Quảng Trị không phải là lí do chính mà mỗi năm ông Thoảng đều đặn quay trở chiến trường xưa.
Anh hùng LLVTND Mai Ngọc Thoảng với di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
"Tôi trở lại chiến trường xưa không phải là để sống mãi với cái danh hiệu mà mình đã có được ở nơi đây. Trở lại là để gặp lại những đồng đội cũ, để tri ân những người đồng đội của tôi, những người đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng trên mảnh đất này. Đó là ký ức lớn nhất trong đời mà tôi không bao giờ quên được", ông Thoảng chia sẻ.
Anh hùng thông tin tuổi 20
Ký ức về "thời hoa đỏ" của ông Thoảng cùng đồng đội là từ năm 1972, khi đơn vị ông chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, đặc biệt là chận chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ. Đơn vị của ông phải ngày đêm lăn lộn xông pha tiền tuyến, nơi nguy hiểm nhất để kết nối liên lạc trên khắp các chiến trường.
Kỷ niệm mà ông Thoảng nhớ nhất tại trận chiến 81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị cũng là chiến công mà ông đã chiến đấu anh dũng và được công nhận là Anh hùng. Ký ức đó, ông Thoảng khắc ghi mãi trong cuộc đời mình, đến ngày hôm nay ông vẫn nhớ như in.
Ông Thoảng bên tấm hình chụp lưu niệm ngày được ra thăm mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 95 tuổi năm 2005.
Ông Thoảng bên những tấm hình ghi lại một thời oanh liệt và Danh hiệu Anh hùng LLVTND treo trang trọng trong căn nhà nhỏ.
"Vào giữa tháng 7 năm 1972, quân địch đánh chiếm ác liệt tại Quảng Trị. Chính vì thế mà thông tin liên lạc giữa trận địa với Sở chỉ huy liên tục bị đứt. Anh em đồng đội trong đơn vị tôi hi sinh nhiều lắm nhưng vẫn không sao nối được liên lạc. Thông tin trực chiến bị đứt quãng liên tục làm cho chiến trường mất phương hướng. Lúc đó, nếu không nối được liên lạc thì sẽ thương vong rất nặng nề, thậm chí có thể mất cả trận địa".
Ông Thoảng kể tiếp: "Khi được giao nhiệm vụ ra trận địa nối lại dây liên lạc bị đứt, tôi tự nhủ bằng giá nào cũng sẽ quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ. Sợ tôi cũng hi sinh như những đồng đội khác, anh em trong đơn vị đã làm lễ tiễn biệt, "truy điệu sống", coi như tôi đã hi sinh. Khi tôi tới trận địa, bom địch trút như mưa ở sông Thạch Hãn. Mặc cho bom đạn bắn phá tôi vẫn quyết bơi ra giữa sông để tìm đầu giây bị đứt".
Lúc đó, khi đã tìm được đầu dây bị đứt nhưng ông Thoảng cũng không biết phải làm sao nối lại được. Trong đầu ông nghĩ, nếu có nối bình thường như những người đồng đội đi trước thì bom địch cũng đánh cho đứt tiếp, thông tin liên lạc lại bị mất.
"Một ý nghĩ đã lóe sáng trong đầu tôi. Tôi nghĩ ra cách dùng miệng mình để ngậm hai đầu dây bị đứt nối chúng lại để thông tin được thông suốt, còn lại hai tay và hai chân thì bơi để giữ thăng bằng. Mặc cho bom Mỹ bắn phá liên tục, có lúc tưởng chừng tôi sẽ không tránh khỏi được cái chết, nhưng may mắn đã luôn ở bên tôi. Mọi người ở đơn vị không thấy tôi về cứ nghĩ tôi đã chết nhưng không hiểu sao thông tin vẫn thông suốt được. Khi xong nhiệm vụ, tôi trở về đơn vị, ai cũng bất ngờ mừng đến phát khóc", người Anh hùng thông tin nói.
Hành động mưu trí của ông đã làm cho thông tin được thông suốt từ Sở chỉ huy đến trận địa. Một điều đặc biệt nữa là vào thời điểm ông đang dùng miệng ngậm nối dây liên lạc, bơi giữa sông cũng là lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi điện chỉ huy trực tiếp chiến dịch.
Anh hùng thông tin Mai Ngọc Thoảng ngày ấy bây giờ.
Sau này ông Thoảng cũng mới được biết điều này và nghe kể lại, Đại tướng đã nhắc nhở đơn vị của ông và ra lệnh: "Quang Sơn còn, Quảng Trị còn" (Quang Sơn - biệt hiệu đơn vị của ông Thoảng), và tuyên dương thành tích đã đạt được khi giữ vững liên lạc, trong đó có thành tích của ông Thoảng.
Thành tích phi thường của ông Thoảng đã góp công lớn vào chiến thắng 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị. Một năm sau ngày ghi công, vào ngày 23/9/1973, ông Thoảng đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Lúc này ông Mai Ngọc Thoảng mới tròn 20 tuổi.
Sau khi đất nước hòa bình ông Thoảng được phân công nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quân đội. Nhiệm vụ nào ông cũng vượt qua, đạt thành tích tốt. Năm 1987, người "Anh hùng thông tin" lập gia đình cùng với bà Nguyễn Thị Lan (SN 1956) quê huyện Hà Trung.
Hai ông bà sinh được hai người con gái. Năm 1993, ông Thoảng về hưu, được người dân khu phố bầu làm một số công tác trong chính quyền địa phương cho đến bây giờ...
Thái Bá
Theo Dantri
Cơ cấu tổ chức của Đài THVN sẽ thay đổi từ ngày 7/9 Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được phép thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. ảnh minh họa Ngày 22/7, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Nghị định số 18/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,...