Hà Nội nóng chuyện loạn thu
Tại phiên chất vấn diễn ra sáng qua, 5.12, nhiều đại biểu HĐND TP.Hà Nội liên tiếp đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý đất đai, lý do chậm thu hồi dự án lãng phí có phải vì chỉ mạnh tay với dân mà nương tay với doanh nghiệp.
Đăng đàn đầu tiên, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, qua thanh kiểm tra 882 tổ chức sử dụng đất trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã phát hiện gần 780 tổ chức vi phạm, TP đã giúp 511 tổ chức tự khắc phục, 132 tổ chức tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, đồng thời xử phạt hành chính hơn 100 tổ chức, xử lý thu hồi đất của 45 tổ chức với tổng diện tích hơn 828 ha.
Phó trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam chất vấn: Việc thu hồi đất của các dự án vi phạm rất phức tạp, khó khăn nhưng phải chăng khi thu hồi đất của các hộ dân phục vụ cho các dự án của doanh nghiệp (DN) chúng ta làm rất kiên quyết, thậm chí cưỡng chế rất quyết liệt, nhưng các dự án DN chậm tiến độ cả chục năm, ở các vị trí vàng lại khó khăn, có nguyên nhân gì ở đây?
Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cho rằng, nguyên nhân tình trạng dự án để hoang hóa có nhiều, nhưng trước hết là do chủ đầu tư, có một số đơn vị không gương mẫu, vi phạm pháp luật. Nguyên nhân khác là do công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bất cập.
Cũng theo ông Khanh, “không có chuyện đối với dân thì làm quyết liệt, với DN thì làm nhẹ nhàng, chỉ có điều phải xử lý từ thấp đến cao theo quy định của luật, không thể xử lý thu hồi nếu vi phạm chưa đến mức thu hồi, hoặc với trường hợp đáng thu hồi mà không thu hồi, nếu phát hiện TP sẽ xử lý nghiêm những trường hợp dung túng, bao che, bảo kê cho DN”.
Đại biểu chất vấn tại phiên họp HĐND TP.Hà Nội – Ảnh: Việt Chiến
Phiên chất vấn cuối chiều qua trở nên nóng bỏng bởi câu chuyện lạm thu, loạn thu ở các trường phổ thông. Trước đề nghị của đại biểu Phạm Xuân Tài làm rõ kết quả xử lý trách nhiệm của các trường và các địa phương để xảy ra việc lạm thu và dạy thêm, học thêm, cũng như cung cấp danh sách các trường, các cá nhân vi phạm, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, qua thanh kiểm tra, giám sát cho thấy có 32 trường (năm ngoái là 57 trường) đã có các khoản thu sai quy trình. TP đã chỉ đạo Sở phải yêu cầu các trường trả lại cho phụ huynh và quyết liệt việc kiểm tra các khoản thu ngoài quy định. Với các trường lạm thu, TP cũng đã yêu cầu xử lý trả lại cho phụ huynh.
Chưa thỏa mãn, đại biểu Nguyễn Ngọc Thạch tiếp tục hỏi: Vậy lạm thu không giảm thì TP phải có biện pháp, chế tài gì? Từ khi giám sát đến nay TP đã kỷ luật được vị hiệu trưởng nào chưa?
Trả lời câu hỏi này, bà Ngọc khẳng định: “Sẽ xem xét, xử lý nghiêm hiệu trưởng của các trường có vi phạm trong việc lạm thu và TP đang khắc phục những yếu kém trong giáo dục, trong quản lý việc dạy thêm, học thêm theo quy định mới”.
Ở biệt thự cũng xin căn hộ chung cư
Tại phiên thảo luận của kỳ họp thứ 5 HĐND TP.Đà Nẵng hôm qua, các đại biểu cho rằng, hiện tại giá đền bù đất nông nghiệp còn quá thấp nhiều khu quy hoạch còn treo khiến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng vấn đề bố trí nhà chung cư (CC) cho đối tượng thu nhập thấp còn bất cập trong khi đó nhà CC bố trí cho cán bộ, công chức lại sử dụng không đúng mục đích, sang nhượng, hoặc cho thuê…
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng cho rằng, nếu tính cả các khoản chi hỗ trợ thì giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp ở Đà Nẵng cũng khá cao, sắp tới sẽ còn tăng thêm 30% nữa. “Đền bù đất ở vùng nông thôn, nhất là đất nông nghiệp thì chính quyền còn phải lo đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề, lo công ăn việc làm, nếu tính chi li thì số tiền người dân nhận được sau đền bù bằng làm nông… 50 năm cộng lại” – ông Thanh lý giải. Ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, cái lo lớn nhất hiện nay là nông dân nhận được tiền đền bù quá lớn mà không biết làm gì, dẫn đến dùng tiền này mua sắm xe cộ, phương tiện, đánh bài, nhậu nhẹt…
Ông Nguyễn Bá Thanh – Ảnh: Hữu Trà
Kinh nghiệm giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư tại Đà Nẵng theo ông Thanh là “đừng để ai bị giải tỏa đền bù mà có cuộc sống khó khăn hơn trước”. Một vấn đề khác cũng gây bức xúc cho người dân không kém là chuyện bố trí CC thu nhập thấp, theo ông Nguyễn Bá Thanh, đây là vấn đề nổi cộm tại Đà Nẵng trong thời gian qua. “Hiện tại có rất nhiều trường hợp là cán bộ, công chức, cả người dân nữa có nhà cửa đàng hoàng, có chỗ ở ổn định rồi, thậm chí có người đang ở… biệt thự, trong những ngôi nhà mà diện tích sử dụng vài trăm mét vuông cũng làm đơn xin được bố trí CC. Số này đông lắm” – ông Thanh nói về chuyện tồn ứ đơn thư xin bố trí CC.
“Nhiều cán bộ, công chức được bố trí CC nhưng lại không ở, mang đi bán, hoặc cho thuê, trong khi người dân cần thì không có, làm sao họ không bức xúc cho được. UBND TP.Đà Nẵng phải ra quyết định thu hồi. Ai không hoàn trả thì cưỡng chế, kỷ luật ngay” – ông Thanh nhấn mạnh.
Liên quan đến chuyện hỗ trợ DN ở Đà Nẵng vay vốn đầu tư, sản xuất, ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu UBND TP.Đà Nẵng sớm lập danh sách DN nào thực sự có nhu cầu, có khả năng trả được nợ vay để thành phố làm việc, đàm phán với các ngân hàng. “Chuyện này đã nói nhiều lần rồi, mà đến nay vẫn im ru là không chấp nhận được. Tui nói thiệt, nếu ban hành đủ loại nghị quyết số 3, 4, 5, 7, 9…, nhưng có một nghị quyết… không làm thì cũng chịu!” – ông Thanh chỉ trích sự chậm chạp của UBND TP.Đà Nẵng. Ông Thanh cũng khẳng định, đầu năm 2013, HĐND TP.Đà Nẵng sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo do HĐND TP bầu ra.
TP.HCM giữ nguyên bảng giá đất như năm 2012
Tiếp tục chương trình làm việc, kỳ họp thứ 7, HĐND TP.HCM khóa 8 hôm qua đã thông qua 10 nghị quyết và tờ trình. Theo đó, bảng giá đất năm 2013 cơ bản vẫn giữ nguyên như năm 2012, chỉ bổ sung hoặc điều chỉnh giá ở một số tuyến, đoạn đường được nâng cấp, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng hoặc mới hoàn thành, mới được đặt tên trong năm 2012 (dự kiến công bố 1.1.2013)… Kỳ họp cũng đã bầu bổ sung Giám đốc Sở GTVT Tất Thành Cang vào chức vụ Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2011- 2016.
Tại phiên thảo luận chung tại hội trường, tình hình nghiên cứu khoa học – công nghệ (KH-CN) của TP được nhiều đại biểu quan tâm. Nói về giải pháp trong thời gian tới, đại biểu Lê Mạnh Hà – Phó chủ tịch UBND TP (phụ trách lĩnh vực KH-CN) cho biết: TP sẽ đặt hàng, mua sản phẩm KH-CN cụ thể để cho các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.
Vấn đề cướp giật lộng hành cũng tiếp tục “nóng lên” tại buổi thảo luận. Các ý kiến cũng cho rằng, đã đến lúc cả TP phải tập trung chặn đứng nạn cướp giật và cần phải giải quyết ngay.
Đình Phú
Trong tháng 12 xử vụ hủy hoại tài sản gia đình ông Vươn
Chiều qua, 5.12, báo cáo công tác tòa án 2012 trước HĐND TP.Hải Phòng, Chánh án TAND TP.Hải Phòng Nguyễn Thị Mai nhấn mạnh, TAND TP sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp địa phương, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của TAND tối cao, Thành ủy… tổ chức xét xử tốt vụ án giết người, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản xảy ra tại H.Tiên Lãng đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Theo một số nguồn tin từ Hải Phòng, trong tháng 12 sẽ xét xử vụ hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn trước vụ giết người, chống người thi hành công vụ mà anh em ông Vươn là bị cáo. Đến nay, vụ anh em ông Đoàn Văn Vươn chống người thi hành công vụ vẫn chưa có kết luận điều tra.
* Trong khi đó, tình hình tội phạm tại Hải Phòng, Nam Định vẫn đang nóng. Theo báo cáo của Viện KSND TP.Hải Phòng trình bày trước HĐND TP hôm qua, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng. Năm 2012, tính đến giờ, cơ quan điều tra đã khởi tố 1.342 vụ với 2.282 bị can, tăng 47 vụ so với cùng kỳ năm 2011.
Tại Nam Định, tổng số vụ án hình sự năm 2012 trên toàn tỉnh là 575 vụ, làm chết 10 người, bị thương 160 người. Trên địa bàn tỉnh xảy ra 132 vụ vỡ nợ với tổng số tiền lên đến 724 tỉ đồng.
Theo TNO
Có hay không việc mạnh tay khi thu đất của dân, nương nhẹ DN?
Không ít đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã đặt câu hỏi này khi chất vấn các thành viên UBND TP sáng nay, 5.12, về trách nhiệm quản lý đất đai trên địa bàn cũng như chế tài xử lý đối với các trường hợp chủ đầu tư vi phạm trong sử dụng đất, để hoang hóa, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát.
Trước khi bắt đầu nội dung chất vấn, Ủy viên thường trực HĐND TP Nguyễn Văn Nam cho biết tại kỳ họp thứ 6 của HĐND TP, đã có 31 đại biểu (ĐB) gửi chất vấn các thành viên UBND bằng văn bản.
Căn cứ vào nội dung chất vấn bằng văn bản của ĐB, HĐND TP đã quyết định chất vấn trực tiếp tại kỳ họp 4 nhóm vấn đề, gồm quản lý đất đai, trật tự xây dựng đô thị, xây dựng chính quyền và giáo dục đào tạo.
Người đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên là Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, liên quan đến trách nhiệm về quản lý đất đai trên địa bàn TP.
Trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, ông Khanh đã có khoảng hơn 20 phút báo cáo bằng văn bản về 2 nội dung lớn mà cử tri, ĐB quan tâm, như với các dự án đã được giao đất nhiều năm nhưng chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, lãng phí. Ông Khanh cho biết từ năm 2009 đến nay, TP đã có 2 kế hoạch tổng thể, trong đó xác định 6 nhóm giải pháp khắc phục tình trạng này.
Qua thực hiện, TP đặc biệt quan tâm đến nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp (DN) đưa đất vào sử dụng hiệu quả, cũng như nhóm giải pháp thanh kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Theo ông Khanh, qua công tác thanh kiểm tra 882 tổ chức sử dụng đất trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã phát hiện gần 780 tổ chức vi phạm. TP đã giúp 511 tổ chức tự khắc phục vi phạm, giúp 132 tổ chức tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB), đồng thời xử phạt hành chính hơn 100 tổ chức, xử lý thu hồi đất của 45 tổ chức với tổng diện tích hơn 828 ha.
Nhấn mạnh thời gian tới TP tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là về GPMB, thủ tục hành chính, song ông Khanh cũng khẳng định với những trường hợp đã được gia hạn nhưng không thực hiện tốt thì kiên quyết thu hồi đất.
Chưa thỏa mãn với giải trình của đại diện lãnh đạo TP, Phó trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam dẫn lại kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây về công tác quản lý sử dụng đất tại Hà Nội, trong đó có thực trạng quản lý chưa chặt chẽ, hầu hết dự án được chỉ định thầu, giải quyết hồ sơ thì rất chậm... và đặt vấn đề: Phải chăng những vấn đề vừa nêu thuộc trách nhiệm tham mưu của các sở ngành như Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng?
ĐB này còn chất vấn: Việc thu hồi đất của các dự án vi phạm rất phức tạp, khó khăn nhưng phải chăng khi thu hồi đất của các hộ dân phục vụ cho các dự án của DN chúng ta làm rất kiên quyết, thậm chí cưỡng chế rất quyết liệt, nhưng các dự án DN chậm tiến độ cả chục năm, ở các vị trí vàng lại khó khăn, có nguyên nhân gì ở đây?
Nhiều ĐB chất vấn sau đó cũng đặt câu hỏi tương tự.
ĐB Nguyễn Xuân Diên "truy" thêm về trường hợp 19 dự án tọa lạc tại các khu đất vàng của Hà Nội chậm tiến độ kéo dài đã được cho gia hạn và chất vấn lãnh đạo UBND TP: Chúng ta được phép gia hạn mấy lần đối với dự án chậm tiến độ? Trong số 19 dự án này có 13 dự án được gia hạn 2 lần, 6 dự án được gia hạn 3 lần vậy UBND TP được phép cho gia hạn hay các sở, ngành, vì trong quá trình giám sát, HĐND TP phát hiện có sở ngành cho phép DN được gia hạn?
Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cho rằng, nguyên nhân tình trạng dự án để hoang hóa có nhiều, nhưng trước hết là do chủ đầu tư, có một số đơn vị không gương mẫu, vi phạm pháp luật. Nguyên nhân khác là do công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bất cập. TP đã có văn bản yêu cầu chủ tịch, phó chủ tịch UBND các địa phương kiểm điểm, rút kinh nghiệm, thậm chí xử lý cả hình sự cán bộ vi phạm.
"Với các dự án chậm tiến độ, vi phạm, không phải UBND TP không dám làm, không quyết liệt làm, tôi khẳng định từ Chủ tịch UBND TP đến các Phó chủ tịch luôn chỉ đạo tất cả dự án vi phạm đều phải xử lý. Trên 800 ha đất buộc thu hồi, có những dự án phức tạp lắm, chúng tôi báo cáo để biết rõ sự phức tạp chứ không phải vì phức tạp mà không dám làm. Tất cả các trường hợp vi phạm, dù là công ty nhà nước, công ty cổ phần hay tư nhân đều phải xử lý", ông Khanh quả quyết.
Cũng theo ông Khanh, UBND TP không có quan điểm đối với dân thì làm mạnh, đối với DN thì làm nhẹ mà tất cả các tổ chức, đơn vị, cơ quan, cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, chỉ có điều phải xử lý từ thấp đến cao theo quy định của luật, không thể xử lý thu hồi nếu vi phạm chưa đến mức thu hồi, hoặc với trường hợp đáng thu hồi mà không thu hồi, nếu phát hiện TP sẽ xử lý nghiêm những trường hợp dung túng, bao che, bảo kê cho DN. "Không có chuyện đối với dân thì làm quyết liệt, với DN thì làm nhẹ nhàng", ông Khanh tái khẳng định.
Với câu hỏi ĐB Diên đặt ra về trường hợp gia hạn 19 khu đất vàng, ông Khanh thừa nhận có chuyện sở ban hành văn bản cho phép gia hạn, nhưng đều là trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của TP. "Đúng ra các văn bản như vậy phải do TP ban hành", ông Khanh nói.
Theo TNO
Đề nghị ra nghị quyết chặn đứng nạn cướp giật Hôm qua 4.12, phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 HĐND TP.HCM khóa 8 đã "nóng lên" với thực trạng cướp giật lộng hành. ĐB Lâm Đình Chiến bức xúc: "Tội phạm cướp giật đã rất phổ biến rồi. Ngay cả tôi khi ra đường cũng sợ. Trước tình hình cấp bách như vậy, lộng hành như vậy, chặt tay, giết người cướp...