Hà Nội: Nỗi ám ảnh của người dân hàng ngày phải đi qua cây “cầu chết”
“Cầu khỉ” Phương Nhị – hay còn được gọi là “Cầu chết” nơi giao thương giữa 3 huyện của Hà Nội vẫn đang oằn mình, trơ chọi giữa nhịp sống đô thị hóa, hiện đại hóa của thành phố. Cây cầu gieo biết bao nỗi ám ảnh về sự ghê rợn và chết chóc cho người dân mỗi khi đi qua.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, cầu khỉ Phương Nhị – nối thôn Phương Nhị ( xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai) với thôn Trình Viên ( xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên), được làm tạm bợ bởi những thanh thép, gỗ cây xà cừ, nhưng cây cầu Phương Nhị bắc qua nhánh của sông Nhuệ này đã tồn tại gần 50 năm nay, và đang phải “gồng mình” để phục vụ người dân địa phương đi lại.
Cầu chỉ dành cho người đi xe máy, xe đạp và người đi bộ.
Bác Nguyễn Xuân Kiên (69 tuổi), người được dân làng cho giữ cầu cho biết: Ngày xưa đây là chiếc cầu được làm bằng tre từ thời chống Mỹ, do bộ đội ta về làng dựng cầu bằng thanh tàu hỏa cho dân làng chạy loạn.
Kể từ đó đến nay tuy là nơi qua lại quan trọng của các huyện nhưng không được quan tâm. Hàng năm thường xuyên có người qua cầu xảy chân ngã xuống. Gần đây nhất một nạn nhân tên Hiền khoảng 3 tháng trước.
Cầu được ghép bởi 136 tấm ván ghỗ gồ ghề, dài 32m, rộng 1.25m, có 4 trụ bằng sắt để đỡ.
Qua quan sát, khung cầu là những thanh thép đã hoen gỉ, các mép hàn chắp vá. Mặt cầu được làm từ những phiến gỗ xà cừ ghép lại nhưng cái thụt cái thò, mục gãy. Mỗi khi đi là cầu rung lắc, thêm vào đó cầu không có lan can nên quy định mọi người phải dắt xe, đi bộ qua đây.
Cây cầu này đã “cướp” đi tính mạng của biết bao người.
Bác Kiên cho cho biết thêm: “Mỗi năm cứ khi mưa to, cứ mỗi lần xả nước để cứu thành phố thì người dân chúng tôi ở đây vô cùng điêu đứng, không ai dám qua cầu. Bởi lẽ khi thành phố xả , dòng nước cứ ầm ầm đổ về như lũ cuốn theo rác rưởi quấn quanh các trụ cầu, xô nghiêng, có khi làm đổ cầu”.
Video đang HOT
Sau khi nhiều người qua cầu xảy chân rơi xuống cầu, cách đây 2 tháng người dân cho thợ về hàn những thanh thép để làm lan can cho cầu.
Phòng chống gãy cầu, xô nghiêng cầu khi thành phố xả lũ người dân cho gắn, gia cố thêm 2 dây làm bằng thép để giữ cầu.
Do nhiều người qua cầu không giữ được mạng sống. Người dân quanh đây thường gọi cây “cầu khỉ” Phương Nhị này là “cầu chết”
“Nếu có cầu mới sẽ giải quyết được vấn đề giao thương, qua lại của nhân dân giúp cuộc sống của nhân dân được đảm bảo. Hiện tại, để buôn bán hàng người dân phải đi vòng hơn 20km để vào 7 thôn của xã Hồng Dương thì rất tốn kém chi phí”, ông Nguyễn Phương Điền, thôn Phương Nhị nói.
Cầu được nhân dân hai thôn Phương Nhị và Trình Viên làm nên chỉ thu phí qua cầu với những người ở nơi khác với mỗi lượt 2000đ- xe máy; 1000đ-xe đạp; đi bộ-500đ.
Qua trao đổi với ông Nguyễn Văn Tới, trưởng thôn Phương Nhị cho hay: “Chỉ tính riêng thông Phương nhị có đến 1.800 dân với gần 400 hộ làm nghề cấy ruộng nhưng lại phát triển nghề tăm hương rất phổ biết không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn xuất đi sang các nước như Ấn Độ, Trung Quốc. Còn bên xã Hoàng Long – nơi nối bởi cây cầu có nghề Mây tre đan xuất khẩu nổi tiếng.
Ngoài ra cầu còn là nơi nối sang 2 chợ lớn của Hà Nội là chợ Gia cầm Hà Vĩ và chợ Hoa quả Vồi (cách cầu khoảng 10km).
Cây cầu nằm ở vị thế giao thương rất thuận lợi, nếu được sửa chữa, xây dựng thành một cây cầu bê tông tốt sẽ mở ra một sự phát triển vô cùng lớn của người dân không chỉ địa phương mà còn cho tất cả những địa bàn lân cận.
Người dân ở đây đều có làng nghề thủ công nếu có cầu mới sẽ thuận tiện cho vận chuyển máy móc, trang thiết bị hiện đại để phát triển nghề đồng thời tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các làng nghề với nhau.”
Mỗi năm ông Kiên, người gác cầu chịu trách nhiệm thu tiền và sửa cầu. Nếu không bị hỏng nặng mỗi năm số tiền chi khoảng hơn 1 triệu đồng.
Được biết, để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông, UBND TP đã giao cho Sở Giao thông – Vận tải làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng cầu có tên Hồng Phú, nối liền hai xã Hồng Dương và Phú Túc.
Tuy nhiên, đến nay không hiểu vì lý do gì mà cây cầu này vẫn chưa được triển khai xây dựng?
Theo Laodong
Ngôi mộ phát ra năng lượng chữa bách bệnh ở Thanh Oai, Hà Nội
Thời gian gần đây, thông tin về một ngôi mộ có "phép màu", phát ra năng lượng kỳ lạ có khả năng chữa bách bệnh được lan truyền khắp nơi.
Hàng nghìn người đã kéo đến đây với mong muốn được hấp thu nguồn năng lượng kỳ diệu này
Chỉ cần ngồi thiền cạnh mộ
Từ Hà Đông (Hà Nội), xuôi theo Quốc lộ 21B, chúng tôi tìm về xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai. Không khó để tìm thấy ngôi mộ, vì nó được xây dựng khá lạ, trên một mảnh đất rộng tới 300m2 giữa cánh đồng với những hàng cau thẳng tắp và cây cối um tùm. Khi chúng tôi đến, một buổi sáng giữa tuần đã thấy một hàng dài ô tô, taxi đỗ trên đường dẫn vào khu mộ. Gia chủ của ngôi mộ kỳ lạ này là bà Bùi Thị Sinh, và người nằm dưới mộ chính là thân sinh của bà - cụ Trưởng Cần (Nguyễn Đức Cần). Bà Sinh là người đã trông nom, hương khói cho ngôi mộ cụ Cần suốt ba chục năm qua. Theo bà Sinh, sinh thời, cụ Trưởng Cần tham gia hoạt động cách mạng và chữa bệnh từ thiện cho người dân. Khi cụ Cần qua đời vào năm 1983, chính những người bệnh nhân từng được cụ Cần chữa khỏi đã cùng nhau đóng góp hàng trăm triệu đồng đưa linh cữu của cụ Cần về an táng vĩnh cửu tại đây.
Lý giải về việc nhiều người tới đây cúng lễ, ngồi thiền xung quanh mộ phần của cụ Cần, bà Sinh cho biết: "Từ khi cụ nhà tôi về yên nghỉ tại đây, gia đình vẫn hàng ngày chăm nom ngôi mộ cẩn thận, mùng 1, ngày rằm đều ra thắp hương, cúng lễ. Riêng những người tới đây là vì mến mộ tài đức của cụ tôi, có người là bệnh nhân cũ, có người là bệnh nhân ở tứ xứ về đây để chữa bệnh. Gia đình không cấm đoán, ngăn cản người tới tế lễ. Đó là tấm lòng của người đã khuất với người còn sống. Giờ đây, hàng ngày chúng tôi đều có mặt để hướng dẫn họ vào tế lễ". Bà cũng giải thích, do hôm nay là ngày thường nên số người đến còn ít, chứ vào những ngày cuối tuần thì khách đến thắp hương, thiền cả trăm người, chật cả khuôn viên.
Khi chúng tôi có mặt thì ngay trong khuôn viên ngôi mộ, hơn chục người vẫn quây xung quanh, hướng về phía mộ phần trong tư thế ngồi thiền. Có người chắp tay khấn vái, mắt lim dim như thể đang tiếp nhận nguồn năng lượng "kỳ lạ" từ ngôi mộ. Một người đàn bà trung tuổi ở tận Nha Trang cất công ra tận Hà Nội để được ngồi trước mộ cụ Trưởng Cần nói với chúng tôi: Do có người quen đã từng đến thuê nhà ở đây, hàng ngày ra thiền tại mộ cụ thấy sức khỏe rất tốt nên bà cũng tranh thủ đến thăm mộ cụ. Bà còn bảo: "Lúc ngồi thiền, tôi thấy một vầng màu đỏ cam cứ nở bung ra như những bông hoa ấy". Sống cách ngôi một không xa, bà Nguyễn Thị Hải (xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, bà bị tiểu đường, tim mạch, khớp... vẫn đang dùng thuốc của bệnh viện nhưng cũng tới đây để cúng lễ với mong muốn bệnh nhanh khỏi. "Cứ lúc nào đồng áng rảnh rỗi, chúng tôi lại tới đây cúng lễ, trước để tỏ lòng thành kính với tiền nhân, nhưng cũng là để thử xem bệnh tình có thuyên giảm. Chưa biết hiệu quả hay không nhưng ai cũng cảm thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên". Tương tự, bà Bạch Tuyết (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho biết, mình bị ung thư phổi đang điều trị tây y. Từ khi nghe tin về ngôi mộ cụ Trưởng Cần có khả năng chữa bệnh, tháng vài ba lần bà lên đây. "Chưa biết mộ cụ có chữa bệnh được không, nhưng về đây, không khí trong lành cũng đã rất tốt cho sức khỏe rồi. Tôi chưa đi khám xét lại xem thật ra bệnh của mình có đỡ thật hay không, nhưng khách quan mà nói thì tôi thấy mình có khỏe hơn" - bà Tuyết cho biết.
Trong khuôn viên ngôi mộ, một hình ảnh "lạ" cũng đập vào mắt chúng tôi, đó là một chiếc lều được căng ngay cạnh ngôi mộ, trong lều là một cô gái trẻ được mọi người cho rằng bị bệnh "lạnh suốt ngày". Những người thường xuyên có mặt tại ngôi mộ cho biết, cô này không phải người ở đây mà nghe đâu ở tận tỉnh ngoài dù mùa đông hay mùa hè đều cảm thấy rất lạnh và phải mặc áo rét nên bố mẹ phải đưa đến đây thuê trọ, ngày ra nằm cạnh mộ đến giờ ăn uống và ngủ thì lại về nhà trọ. Tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ, chúng tôi được biết cô bé thực ra bị bệnh tâm thần, với biểu hiện là "sợ gió, sợ lạnh". Gia đình cũng từng cho điều trị tại nhiều bệnh viện nhưng khi nghe đến ngôi mộ thì đã bỏ cả việc điều trị để đến đây khoảng 1 tháng nay.
Người nằm dưới mộ là ai?
Theo tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu được, cụ Trưởng Cần tên thật là Nguyễn Đức Cần, sinh năm 1909, được biết đến như một nhà văn hóa, nhà tâm linh nổi tiếng. Nhiều tài liệu cho rằng cụ có khả năng chữa bệnh tài tình mà không dùng đến thuốc, chỉ cần truyền năng lượng cho bệnh nhân là bách bệnh tiêu tán. Theo cuốn sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, cụ Nguyễn Đức Cần chữa bệnh bằng phương pháp rất kỳ lạ như chữa bệnh từ xa mà không cần dùng đến thuốc. Nhờ phương pháp chữa bệnh này đã có hàng trăm, hàng nghìn người khỏi bệnh mà không tốn bất kỳ một đồng nào. Cuộc đời và thân thế của ông cũng ẩn chứa nhiều điều bí ẩn đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Cụ Trưởng Cần sinh nhằm đúng vào đêm 30 Tết năm 1909 tại làng Đại Yên (nay thuộc Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước. Lên 8 tuổi, cụ được gia đình gửi vào học tại trường Albert Sarraut Hà Nội, 12 tuổi thì cưới vợ, và chỉ mấy ngày sau người vợ cụ đã quay về nhà ngoại ở. Đúng lúc này thì công việc làm ăn của gia đình bắt đầu thua lỗ, rơi vào kiện cáo, bố cụ đổ bệnh, chạy chữa khắp nơi không khỏi. Sau này, gia đình cụ mời được một thầy lang về chữa. Chẳng biết thầy lang đó chữa bằng cách nào, nhưng chỉ vài ngày thì bố của cụ khỏi bệnh. Không những thế, thầy lang đó bảo chỉ chữa bệnh làm phúc và không nhận tiền bạc thù lao của gia đình. Sau này thầy lang đã nhận cụ Cần theo truyền dạy phương pháp chữa bệnh, tu luyện tại đỉnh Mẫu (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Theo thầy lang kia thì đây là nơi "linh khí Việt Nam hội tụ", rất tốt cho việc tu luyện thần nhãn, hấp thụ dương quang và truyền dạy tuệ quang...
Trước năm 1945, cụ tham gia hoạt động cách mạng tại Chiến khu Việt Bắc. Để yên tâm hoạt động cách mạng, khi lên Việt Bắc, cụ đã gửi con gái út là Bùi Thị Sinh làm con nuôi cho gia đình ông Bùi Văn Hồ ở thôn My Hạ, xã Thanh Mai. Năm 1955 từ Việt Bắc trở về, cụ sinh sống tại Ngọc Hà, Ba Đình (Hà Nội) và làm nghề trồng hoa. Khoảng những năm 1940, cụ Cần bắt đầu chữa bệnh. Đầu tiên là những người trong họ tộc thân quen, sau mở rộng ra cho những ai có nhu cầu. Theo những lời lưu truyền lại thì cách chữa bệnh của cụ rất đặc biệt: Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đến gặp cụ, nếu được cụ nhận lời, cụ cho một mảnh giấy có chữ ký của cụ mang về thì bệnh có thể khỏi. Có người đến, cụ bảo cứ về đi, thế là bệnh cũng tự khỏi. Có người thì cụ còn xé nhỏ những mảnh giấy rồi truyền năng lượng vào, đưa cho người bệnh về nhà đốt lên uống hoặc đặt lên những chỗ bị đau. Những năm đó, người bệnh từ khắp nơi đổ về xin cụ chữa. Đặc biệt, cụ chữa bệnh mà không hề lấy tiền hay quà cáp của bất cứ ai.
Ngày 30/4/1974 các cơ quan chức năng đã tiến hành quay phim hai ca chữa bệnh của cụ với sự phản biện của các bác sỹ công nhận việc chữa bệnh của cụ đã cho kết quả ban đầu. Tuy nhiên, ngày 18/5/1974, Sở Y tế Hà Nội lại ra thông báo về việc chữa bệnh của cụ Cần và cho rằng phương pháp chữa bệnh đó là lừa bịp, mê tín dị đoan. Họ yêu cầu cụ muốn chữa bệnh phải có giấy phép. Mãi lâu sau, cụ mới quay lại chữa bệnh cho mọi người. Đến ngày 4/6/1983, sau khi chữa bệnh cho hai bệnh nhân xong, cụ nói rằng: "Công việc của tôi đến nay đã xong. Đó là công việc trị bệnh giúp đời ở cõi trần gian này. Nhưng, công việc cứu nhân độ thế của tôi mới được 50% thôi, tôi còn phải làm nốt công việc đó (trong cõi vô hình) thì mới trọn lời thề nguyện ấy, để triệu dân vui thỏa...", rồi qua đời một cách nhẹ nhàng.
Có thật ngôi mộ biết chữa bệnh?
Có mặt ở khuôn viên mộ cụ Trưởng Cần không lâu nhưng chúng tôi được nghe rất nhiều lời "truyền miệng" kỳ lạ về người nằm dưới mộ. Bà Nguyễn Thị Sinh cho rằng cụ Trưởng Cần không phải người thường, mà là thần, Phật hạ phàm để giúp đời, cụ chính là Thánh đời thứ hai. "Thế nên khi gặp các bậc Thần, Phật, cụ chỉ gọi là anh, chị mà thôi" - bà khẳng định. Bà cũng kể, trước khi cụ đi 11 năm đã dặn dò con cháu chọn vị trí này để hấp thu tinh khí đất trời, để lại nguồn năng lượng vĩnh hằng giúp cho hậu thế. Bởi thế rất nhiều người đến đây đã chữa khỏi bệnh. Rất tiếc chúng tôi chưa có cơ hội tiếp xúc với những người được cho là đã chữa khỏi bệnh, vì theo bà Sinh thì họ không để lại liên lạc.
Được biết trước đây thường chỉ ngày rằm, mùng 1 mới có người đến thắp hương tại mộ cụ. Tuy nhiên khoảng 6 tháng trở lại đây, thì khách thập phương trong Nam ngoài Bắc mới kéo đến ngày một đông. Gia đình bà Nguyễn Thị Sinh cũng dựng luôn một căn nhà nhỏ cạnh mộ để bán đồ lễ, rau củ. Bà Sinh cũng phô tô những bài báo nói về cụ Trưởng Cần và khả năng chữa bệnh của ngôi mộ bán với giá 10.000 đồng. Khi chúng tôi xin phép chụp ảnh, bà Sinh cho biết đã nhiều người đến chụp nhưng cụ không cho phép nên không ai chụp được mà bị cháy hết phim. Bản thân nhà báo viết bài báo trên đang bị đau đầu dữ dội, khi thắp hương xin phép cụ thì lập tức hết đau đầu (!?).
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì trước đây, có một nhóm "nhà nghiên cứu về cảm xạ học" đã đến khu mộ cụ Trưởng Cần đo đếm rồi đưa ra kết luận rằng, chỉ số năng lượng địa sinh (Bovis) tại đây rất cao, lên tới 16.000 đơn vị. Nhóm nghiên cứu này khẳng định, nếu đúng khu mộ này có chỉ số năng lượng địa sinh cao như thế thì sẽ rất tốt cho sức khỏe. Bởi, theo một số nghiên cứu gần đây thì đa số những người mắc bệnh hiểm nghèo là do họ sống tại một địa điểm có chỉ số Bovis dưới 3.000 đơn vị trong một thời gian dài.
Được biết, chỉ số Bovis được lấy theo tên nhà vật lý Pháp Antoine Bovis. Ông đã đưa ra chỉ số này trong khi tiến hành khảo sát kim tự tháp Ai Cập trong những năm 30 của thế kỷ trước. Chỉ số Bovis dùng để đo "sức khỏe", "sức sống" tự nhiên của vật thể hữu cơ, đo năng lượng tự nhiên, sóng dao động của quả đất. Thứ năng lượng này là cần thiết để duy trì sự sống trên quả đất. Tuy nhiên thì cho đến nay chưa có máy móc gì để đo chính xác chỉ số Bovis, ở Việt Nam cũng chưa có công trình nghiên cứu chính thống nào được công bố về chỉ số Bovis. Trên thực tế, trong y học cũng đã công nhận phương pháp tác động bằng năng lượng địa sinh học (gọi là y học bổ sung) nhằm hỗ trợ cho y học chính thống. Nhiều người sống trong môi trường chật chội, ồn ào, ô nhiễm của thành phố thì sức khỏe rất kém, nhưng khi đến một vùng quê thanh bình, không khí trong lành sẽ thấy khỏe hơn, thoải mái hơn. Hay ngay việc ngồi thiền, cũng là một cách để con người tĩnh tâm, điều hòa khí huyết, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu khẳng định ngôi mộ có khả năng chữa bệnh hay không thì cần thiết phải có các cuộc điều tra, kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học.
Được biết một nhóm của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người đã về đây để nghiên cứu về địa từ trường nhằm tìm ra câu trả lời ngôi mộ trên có khả năng chữa bệnh hay không nhưng vẫn chưa có kết quả. Nói như lời TS.KTS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA), để đưa ra được kết luận cần phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm, bằng khoa học. Như vậy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào khẳng định, ngôi mộ trên có thể khả năng chữa bệnh.
Theo Xahoi
Chênh vênh "cầu khỉ" giữa Thủ đô Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội tồn tại khá nhiều "cầu khỉ" với kết cấu lỏng lẻo, sơ sài, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Sự việc một người dân ở xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai khi qua "cầu khỉ" bị nước cuốn trôi xảy ra mới đây một lần nữa báo động về nguy cơ chết người...