Hà Nội: Nhiều người bị phạt oan vì “ma trận” giao thông
Thông hầm đã hai tháng, nhưng nút giao thông Thanh Xuân và Trung Hòa phía trên vẫn chưa được hoàn trả, vạch kẻ sơn, biển báo như đánh đố người đi đường.
Trước việc mũi tên đường tại nút Thanh Xuân, Trung Hòa chỉ rẽ trái không kết hợp với đi thẳng, Tổng cục Đường bộ yêu cầu phải sửa, tránh việc người dân bị phạt oan. Ảnh: Anh Trọng
Trước tình trạng trên, Sở GTVT Hà Nội và Tổng cục Đường bộ đã có văn bản “ nóng” yêu cầu chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) khắc phục. Tuy nhiên đến nay mọi việc vẫn chìm trong im lặng.
Vạch kẻ sơn hay “bẫy” người đi đường
Theo quy định, sau khi thi công hầm chui tại nút giao thông Thanh Xuân (đường Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến) và Trung Hòa (đường Trần Duy Hưng – Phạn Hùng – Khuất Duy Tiến) chủ đầu tư phải hoàn trả lại hạ tầng nút giao như trước khi thực hiện dự án.
Tuy nhiên, đến nay đã tròn hai tháng hạng mục hầm chui tại hai nút trên được thông xe, nhưng bề mặt nút vẫn chưa được hoàn trả. Thực tế tại hai nút giao thông Thanh Xuân, Trung Hòa những ngày qua, chúng tôi ghi nhận, mặt bằng nút vẫn ngổn ngang dải phân cách, đảo giao thông di động, cột đèn tín cản trở các dòng phương tiện… Đặc biệt nhiều vạch kẻ đường, mũi tên phân làn xe như đánh đố người đi đường vẫn tồn tại.
Tại nút giao thông Trung Hòa sáng 7/3 chúng tôi ghi nhận, hàng loạt ô tô con bị CSGT thổi phạt vì lỗi đi sai làn đường hoặc đè vạch sơn liền. Riêng chiều đường chạy qua nút Trung Hòa theo hướng Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến, thời điểm hơn 11 giờ sáng 7/3 có nhiều ô tô đứng thành hàng dài khi vừa qua nút để sang đường Khuất Duy Tiến thì bị CSGT thổi phạt. Chiều đường này có tới hai làn xe chiếm gần nửa lòng đường có mũi tên chỉ rẽ trái sang đường Trần Duy Hưng và các mũi tên rẽ trái này lại bố trí quá sát nút rẽ nên nhiều chủ phương tiện không kịp phát hiện, để qua nút nhiều chủ phương tiện đành phải đi thẳng hoặc đè vạch liền để chuyển làn. Đây là nguyên nhân nhiều người đi ô tô, xe máy bị phạt, và khi bị xử phạt đã dẫn đến phản ứng mạnh với CSGT.
Video đang HOT
Tại hướng đường Đại lộ Thăng Long – Trần Duy Hưng cũng xảy ra tình trạng này khi phương tiện qua nút Trung Hòa không có nhu cầu rẽ sang đường Phạm Hùng.
Thực tế trên cũng xảy ra tương tự với nút giao thông Thanh Xuân, ghi nhận những ngày qua, cho thấy, khi phần lớn các làn đường qua đây đều bị hai làn đường có mũi tên rẽ trái chiếm gần một nửa. Cùng với đó, các mũi tên bố trí quá sâu trong nút khiến nhiều phương tiện đi thẳng không kịp phát hiện từ xa, đã dẫn đến vi phạm vạch kẻ đường. Cũng do các làn đường rẽ trái và làn đường đi thẳng phân bố không hợp lý đã khiến làn đường đi thẳng đặc kín phương tiện, còn làn đường rẽ trái nhiều lúc trống vắng xe qua lại.
Anh Tuấn, một chủ phương tiện vừa bị thổi phạt tại nút Thanh Xuân bức xúc: “Lòng đường chia làn và kẻ mũi tên không hợp lý… đã khiến hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nút Thanh Xuân như đánh bẫy người đi đường”.
Yêu cầu điều chỉnh nhưng chủ đầu tư lặng thinh
Trước những bất cập về biển báo, vạch kẻ đường và tổ chức giao thông còn bất hợp lý khi nút giao thông Thanh Xuân, Trung Hòa đã hoàn thành hai tháng, trong thời gian qua, Sở GTVT Hà Nội đã có nhiều văn bản, cuộc hợp với chủ đầu tư các bên liên quan về việc này. Tuy nhiên, đến nay nút đã thông xe được hai tháng nhưng chủ đầu tư vẫn lặng thinh. Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa qua cũng phải lên tiếng về việc này bằng công văn số 363 gửi chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Thăng Long.
Văn bản do ông Vũ Đỗ Anh Dũng ký, yêu cầu: Với nút Thanh Xuân, chủ đầu tư phải thu dọn cột đèn, hàng rào di động, đảo giao thông nằm ở giữa nút. “Điều chỉnh vạch kẻ sơn, đặc biệt là vạch mũi tên để thống nhất. Lưu ý bố trí làn có mũi tên vừa đi thẳng vừa rẽ trái để tạo thuận lợi cho người dân lưu thông”, ông Dũng nhấn mạnh.
Với nút Trung Hòa, bố trí biển báo phân làn từ xa để phương tiện biết trước chuyển hướng; bổ sung đèn tín hiệu cho phép rẽ phải từ Hòa Lạc về Vành đai 3 (Khuất Duy Tiến). Tiếp đến, các vạch mũi tên rẽ trái phải kết hợp với đi thẳng. “Việc điều chỉnh tổ chức giao thông tại các nút nêu trên cần phải kịp thời, nhằm nâng cao năng lực thông hành, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án”, ông Dũng yêu cầu.
Chiều qua, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc hai nút giao thông đã hoàn thành hai tháng nhưng chủ đầu tư vẫn chậm trễ trong hoàn trả mặt bằng, tổ chức lại giao thông giúp người dân đi lại thuận tiện là chưa đúng quy định. Ngoài giao thông lộn xộn, việc này còn làm nhiều chủ phương tiện đi qua nút bị CSGT xử phạt oan là đáng tiếc.
Theo Anh Trọng (Tiền Phong)
Sở GTVT Hà Nội cấp giấy phép lái xe quốc tế từ 1/3
Từ ngày 1/3, giấy phép lái xe quốc tế được cấp cho người dân tại 2 địa điểm là số 2 Phùng Hưng và số 16 đường Cao Bá Quát...
Từ ngày 1/3, giấy phép lái xe quốc tế được cấp cho người dân tại 2 địa điểm là số 2 Phùng Hưng và số 16 đường Cao Bá Quát...
Chiều nay 25/2, Sở GTVT Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về việc triển khai cấp giấy phép lái xe quốc tế cho người dân có nhu cầu.
Mẫu giấy phép lái xe quốc tế (ảnh minh họa)
Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay, sau quá trình chuẩn bị phương tiện, máy móc, nhân lực, kể từ ngày 1/3/2016, đơn vị bắt đầu thực hiện cấp GPLX quốc tế cho người dân tại hai địa chỉ số 2 đường Phùng Hưng và 16 Cao Bá Quát.
Người dân có nhu cầu chỉ cần làm đơn theo mẫu và mang giấy phép lái xe gốc sở GTVT để làm thủ tục. Sau khoảng 5 ngày chờ, người dân sẽ lấy được giấy phép lái xe quốc tế mới. Lệ phí cấp bằng lái xe quốc tế là 135.000 đồng.
Theo Thông tư 29 của Bộ GTVT, đối tượng được cấp giấy phép lái xe Quốc tế là những người có GPLX bằng vật liệu PET. Với những người có giấy phép lái xe bằng vật liệu giấy bắt buộc phải đổi sang vật liệu PET mới được cấp GPLX Quốc tế.
Tại cuộc họp phóng viên đặt câu hỏi đối với người dân có GPLX được cấp ở các tỉnh thành khác (có thể ở tỉnh Nam Định, Hải Dương) có nhu cầu đến Sở GTVT xin cấp GPLX Quốc tế có được không?.
Ông Phương nói rằng: "Quy định cấp giấy phép lái xe Quốc tế yêu cầu người dân phải mang theo GPLX bản gốc, chất liệu PET. Do vậy, bất cứ một người dân nào đáp ứng tiêu chí này đều được cấp GPLX Quốc tế".
Theo ông Phương, người dân muốn được cấp GPLX Quốc tế bắt buộc phải đến làm thủ tục, chụp ảnh, ký vào hồ sơ. Vì vậy, việc làm giả GPLX Quốc tế sẽ không xảy ra. Người dân không nên quá lo ngại về vấn đề này.
Giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permit - IDP) có thời hạn không quá 3 năm và được sử dụng để lái xe tại 73 quốc gia tham gia Công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ và Công ước về biển báo - tín hiệu đường bộ (Công ước Vienna).
Giấy phép lái xe quốc tế giống như hộ chiếu, gồm nhiều trang được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Trong đó, có ghi thông tin cơ bản của người được cấp, phạm vi sử dụng. Phần khai về người lái xe và phân hạng xe được in bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha để người được cấp có thể sử dụng ở các quốc gia tham gia Công ước Vienna.
Giấy phép lái xe quốc tế sẽ ghi rõ lái xe được lái ôtô, môtô loại nào. Người được cấp giấy phép lái xe quốc tế là người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp còn giá trị sử dụng.
Theo qui định, giấy phép lái xe Quốc tế phải sử dụng song song cùng GPLX quốc gia. Việc bắt buộc lái xe phải có hai giấy phép lái xe khi ra nước ngoài nhằm mục đích chống làm giả giấy phép lái xe.
Minh Bái
Theo_Kiến Thức
Từ ngày 1-3, Sở GTVT Hà Nội thực hiện cấp GPLX quốc tế Chiều nay 25-2, Sở GTVT Hà Nội cho biết, kể từ ngày 1-3 tơi Sơ sẽ chính thức triển khai thủ tục cấp và cấp lại giấy phép lái xe quốc tế (IDP) và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho thủ tục Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Theo ông Nguyễn Việt Phương, Phó Giám...