Hà Nội nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến
Ngày 11/4, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban với MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội TP quý I/2019.
Thanh niên Khối các cơ quan TP: Nhân rộng các mô hình hiệu quả
Trong quý I/2019, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của TP, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tiếp tục thực hiện chủ đề công tác “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” với việc củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động các phong trào thi đua yêu nước, thiết thực mừng Đảng, mừng xuân, chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm của Thủ đô, đất nước.
Cùng đó, quan tâm công tác kiện toàn, phát triển tổ chức, đoàn viên, hội viên; tập trung chỉ đạo tổ chức đại hội MTTQ cấp cơ sở, chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức đại hội cấp quận, huyện, thị xã, tiến tới Đại hội đại biểu MTTQ TP, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động vì cộng đồng, xã hội, nhân đạo, từ thiện, giúp xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Video đang HOT
Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch UB MTTQ TP Nguyễn Lan Hương phát biểu tại hội nghị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Ban Dân vận Thành ủy cũng nêu rõ các hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội cần khắc phục. Trong đó, công tác tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có lúc, có nơi hiệu quả còn thấp; công tác nắm bắt dư luận, tình hình Nhân dân và phối hợp, tham gia định hướng dư luận trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân ở một số địa phương chưa kịp thời, chưa phản ánh đầy đủ những bức xúc, dư luận của Nhân dân, chưa phát huy tốt vai trò của một số tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội ở cơ sở.
Việc thực hiện các phong trào thi đua ở một số cơ sở còn dàn trải, thiếu chiều sâu, chưa có nhiều nội dung đổi mới. Việc xác định nhiệm vụ công tác trọng tâm, xây dựng các tiêu chí đăng ký thi đua tại một số đơn vị còn lúng túng. Một số đơn vị chưa quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, chi hội. Việc duy trì hoạt động của tổ chức đoàn, hội tại các khu chung cư, khu đô thị và trong các DN ngoài nhà nước chưa đạt hiệu quả cao.
Các ý kiến tham luận của các đại biểu tại hội nghị đã nêu bật những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong quý I. Đồng thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm tạo điều kiện cho MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch UB MTTQ TP Nguyễn Lan Hương ghi nhận, đánh giá cao kết quả MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội đã thực hiện trong quý I. Đồng thời đề nghị, trong quý II/2019, MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội cần rà soát những hạn chế của quý I và nhiều năm trước đây để có giải pháp khắc phục.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI, gắn với đó là việc triển khai thực hiện nghị quyết đại hội của các đoàn thể. Trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cần tiếp tục nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, tạo dấu ấn của MTTQ và các đoàn thể; phát hiện các gương điển hình, những mô hình tốt từ cơ sở trên các lĩnh vực, thông tin tuyên truyền rộng rãi. Ngoài ra, tăng cường các hoạt động của khối, phối kết hợp, đẩy mạnh các phong trào, hoạt động nhằm khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần hoàn thành nhiệm vụ.
Theo Nguoilaodong
Đẩy mạnh giám sát từ cộng đồng: Minh bạch, đồng thuận hơn
Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc ban hành "Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội", TP Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là công tác giám sát tại cơ sở, cộng đồng, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Thanh Oai giám sát công tác cải cách hành chính tại bộ phận một cửa xã Đỗ Động. Ảnh: Bá Hoạt
Xác định đây chính là giải pháp quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, thời gian qua, Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, kiểm tra, giám sát các nội dung thuộc quyền của người dân. Trong đó có những khoản đóng góp từ thiện, xây dựng, sửa chữa công trình công cộng, xây dựng nông thôn mới..., bảo đảm nguyên tắc dân chủ, do người dân quyết định thực hiện và quyết định mức đóng góp, có giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc Ban Thanh tra Nhân dân. Tại nhiều địa phương, nhờ làm tốt công tác này đã không để xảy ra tình trạng người dân có đơn, thư khiếu nại, đặc biệt khi triển khai các công trình công cộng. Khi triển khai các dự án chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, dân sinh liên quan trực tiếp đến quyền của người dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phường chủ động phối hợp chủ đầu tư và đơn vị thi công tổ chức họp các hộ dân có liên quan để tuyên truyền, vận động. Nhờ đó, các hộ dân đều đồng tình hưởng ứng. Qua giám sát, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cũng kiến nghị đơn vị thi công những vấn đề liên quan, hoặc khắc phục, hoàn trả mặt bằng, bảo đảm vệ sinh môi trường.
Cùng với đó, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội TP cũng tập trung giám sát cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, xây dựng nông thôn mới, quản lý đô thị...; giám sát các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri qua các kỳ tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân...
Công tác giám sát tại cộng đồng dân cư cũng được đẩy mạnh. Trong 5 năm qua, Ban Thanh tra Nhân dân đã tổ chức hơn 32.000 cuộc giám sát, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức gần 25.000 cuộc giám sát các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn, kiến nghị thu hồi hơn 252.000m2 đất và hơn 15 tỷ đồng. LĐLĐ TP phối hợp tổ chức hơn 1.000 cuộc giám sát tại các DN, kiến nghị truy thu hơn 450 tỷ đồng nợ BHXH, BHYT. Các cấp hội nông dân đã phối hợp tổ chức 3.615 cuộc giám sát cấp huyện, thị xã; 7.605 cuộc giám sát cấp xã, thị trấn những nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên và nông dân.
Theo Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Lan Hương, dù đạt những kết quả nổi bật nhưng qua đánh giá 5 năm thực hiện Quyết định này, vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục sớm trong công tác giám sát. Đó là một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thật sự tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Công tác giám sát ở một số địa phương chưa được tổ chức thường xuyên, còn chồng chéo, kết luận giám sát vẫn phụ thuộc nhiều vào báo cáo. Công tác hậu giám sát, phản biện xã hội, cũng như việc tiếp thu ý kiến và phản hồi của một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế ấy, Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Việc quan tâm kiện toàn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngay từ cơ sở để công tác giám sát bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao cũng là yêu cầu đã được quán triệt.
Theo Kinhtedothi
Chiến dịch "Hãy làm sạch biển": Hành động nhỏ, lan tỏa ý nghĩa lớn Được triển khai từ năm 2016, đến nay, Chiến dịch "Hãy làm sạch biển" đang được các đơn vị trong lực lượng BĐBP duy trì tốt, đi vào nền nếp với các hoạt động thu gom, xử lý rác thải, vận động nhân dân bảo vệ môi trường. Chiến dịch này đã được tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và góp phần thay...