Hà Nội: Nhà dưới 15m2 nguy cơ bị thu hồi với giá rẻ
Lập hồ sơ thu hồi phục vụ mục đích công cộng các trường hợp nhà, đất có diện tích dưới 15m2, không hợp khối được với các công trình lân cận và các trường hợp sau 30 ngày không thực hiện được việc hợp thửa, hợp khối…
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản số 1758/UBND-ĐT về xử lý các trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng phát sinh khi thực hiện dự án mở đường theo quy hoạch tồn đọng cũ, gây phản cảm trước năm 2005.
“Trảm” nhà gây phản cảm
Thành phố (TP) chấp thuận về nguyên tắc thu hồi các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại để phục vụ mục đích công cộng; giữ nguyên trạng, hợp khối kiến trúc mặt đứng với công trình liền kề và xung quanh hoặc cấp phép có điều kiện bảo đảm an toàn, không gây phản cảm với các công trình xung quanh…
TP yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP tại Chỉ thị 20/CT-UBND ngày 11/11/2016; lập hồ sơ thu hồi phục vụ mục đích công cộng các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại (diện tích dưới 15m2, không hợp khối được với các công trình lân cận) và các trường hợp sau 30 ngày không thực hiện được việc hợp thửa, hợp khối…
Những ngôi nhà kỳ dị, siêu mỏng siêu méo “xuất hiện” sau khi tuyến đường mới hiện đại lưu thông.
Theo ông Lê Văn Dục Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ở góc độ quản lý, Sở Xây dựng đã tham mưu cho TP phương án xử lý cụ thể đến từng nhóm đối tượng nhà, đất “siêu mỏng, siêu méo”. Với trường hợp có diện tích từ 10 15m2, quy mô từ 2 tầng và trên cùng một tuyến ưu tiên hợp khối kiến trúc mặt đứng với công trình liền kề (chỉnh trang hợp khối kiến trúc) hoặc cấp phép có điều kiện.
Riêng nhà lớn hơn 4m2, nhỏ hơn 10m2, quy mô 3 tầng: hạ độ cao còn 1 tầng. Trường hợp diện tích nhà từ 4m2 đến dưới 15m2, hiện trạng là nhà 1 tầng: Cho chỉnh trang giữ nguyên trạng tạm thời. Còn các căn hộ “mỏng, méo” dưới 4m2: Xử lý thu hồi phục vụ mục đích công cộng.
Việc làm khó
Về vấn đề này, TS Đào Ngọc Nghiêm Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, Hà Nội kiên quyết thu hồi các trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng, phát sinh khi thực hiện dự án mở đường theo quy hoạch tồn đọng trước năm 2005 thể hiện sự quyết liệt của chính quyền TP. Được xem như một động thái tái khởi động lại các giải pháp trước đây và cụ thể hoá thực hiện Luật Thủ đô.
Theo TS Nghiêm, đây là việc khó nhưng kiên quyết phải làm. Có quyết tâm, có chỉ đạo quyết liệt thì không có việc gì không làm được. Thế nhưng, vấn đề đặt ra cần lưu tâm ở chỗ: Thu hồi để xây dựng mục đích công cộng cần làm rõ cho mục đích gì? Bởi, làm ki ốt bán hàng càng áp lực giao thông. Ngoài ra các giải pháp làm bảng tin, vườn hoa nhỏ cũng cần nghiên cứu thấu đáo.
Video đang HOT
“Cùng việc thu hồi phải có giải pháp khai thác hiệu quả đất thu hồi phù hợp với từng vị trí chứ không chỉ chung chung là phục vụ công cộng rồi lại biến thành dịch vụ thương mại”, TS Nghiêm nhấn mạnh.
Trong ảnh là ông Bái một người dân chỉ còn khoảng 11m2 sau khi GPMB. Theo ông, diện tích ở chỉ có 9m2, chiều sâu chưa đến 3m2, căn nhà thậm chí không đủ để kê một chiếc giường.
Bàn luận về vấn đề này, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng, giá đất sau khi giải phóng mặt bằng (GPMB) tăng cao hàng chục lần nên người dân cố tình không chấp hành pháp luật. Chủ trương hợp khối cũng rất khó.
Khi GPMB các hộ xin thỏa thuận hợp khối, GPMB xong không thể hợp khối được vì các hộ quay ra ép giá nhau, chính quyền vì thế lúng túng quản lý. Thế mới có câu chuyện bi hài “bức tường 1,7m2 có giá… 1 tỷ đồng.
“Hà Nội kiên quyết cho thu hồi các trường hợp siêu mỏng, méo không đủ điều kiện tồn tại để phục vụ mục đích công cộng trước năm 2005 là điều kiện cần để triệt tiêu các dạng công trình gây phản cảm lâu dài này. Người dân có công trình dưới 15m2 này buộc phải đưa ra lựa chọn: Đàm phán, thỏa thuận giá hợp lý (không đòi giá trên trời) với hộ liền kề để hợp khối hoặc bị Nhà nước thu hồi với giá rẻ hơn rất nhiều. Khi quyền lợi được đưa lên bàn cân, các hộ dân chắc chắn sẽ thiên về giải pháp ít thiệt thòi nhất”, GS Đặng Hùng Võ phân tích.
Theo Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Nguyễn Việt Dũng cho biết, trước thời điểm 2015, toàn TP có trên 300 trường hợp nhà “siêu mỏng, siêu méo”. Sau nhiều năm phối hợp xử lý, tính đến đầu tháng 6.2017, đã “trảm” được 160 công trình. Hiện tại, các dạng nhà, đất không đủ điều kiện để xây dựng tồn đọng cũ giảm còn khoảng 132 trường hợp. Trong đó, không ít công trình thuộc dạng “khó” nằm ở các quận Ba Đình, Hà Đông, Tây Hồ.
Theo Vietnamnet
Hà Nội: Lãnh đạo quận, huyện không xử lý được rác thải thì thay thế
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho rằng các quận huyện chưa tròn trách nhiệm trong công tác thu gom, xử lý rác thải. Nếu không làm được thì nên thay, không để rác cứ tồn đọng kéo dài.
Sáng 12.9, thường trực HĐND TP.Hà Nội khóa XV đã tiến hành Phiên giải trình về việc thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải y tế và quản lý hồ nước khu vực nội thành.
Xử lý chất thải còn nhiều bức xúc
Phát biểu khai mạc tại phiên họp, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, cho hay lĩnh vực thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải y tế... còn nhiều vấn đề nóng. Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra.
Hiện nay, Hà Nội mỗi ngày đêm phát sinh 6.000 tấn rác thải rắn sinh hoạt. Năng lực thu gom rác còn chưa đáp ứng thực tế, đặc biệt ở khu vực nông thôn dẫn tới rác tồn đọng ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Khu vực nội thành cũng không thiếu những bãi rác tự phát.
Quy định về việc xử phạt người vứt rác sai quy định đã có từ lâu nhưng vẫn chưa thực hiện được. Bên cạnh đó, mỗi ngày Hà Nội còn có 26,5 tấn rác thải y tế. Đây là nguồn lây bệnh tuy nhiên công tác xử lý loại rác này còn chưa được chú trọng.
Tại phiên họp, nhiều đại biểu đã đặt các câu hỏi yêu cầu giải trình về vấn đề nóng liên quan đến vấn đề rác thải, chất thải... trên địa bàn thành phố thời gian vừa qua, đồng thời đề nghị hướng xử lý khắc phục.
Phiên giải trình về việc thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải y tế và quản lý hồ nước khu vực nội thành ngày 12.9.
Đại biểu Hoàng Thị Thúy Hằng đặt câu hỏi trong việc phân luồng xử lý chất thải, để xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài không được vận chuyển đi, để ùn ở các huyện thì trách nhiệm của các cơ quan chuyên trong việc tham mưu cho thành phố ở đâu?
Đại biểu Phạm Xuân Phương đưa ra hàng loạt câu hỏi: Về việc tính toán triển khai xây dựng đầu tư xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn như thế nào? Với tốc độ hiện tại vào những ngày cao điểm có thể lên tới 5.000 tấn rác/ngày đêm. Nếu cứ phát triển như vậy thì phương án đầu tư xử lý của thành phố như thế nào? Liệu chỉ bằng phương án xã hội hóa thì có thể triển khai giải quyết kịp thời không?
Tham gia giải trình, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết, Chương Mỹ có 30 xã và 2 thị trấn, diện tích rộng, dân số đông, bình quân mỗi ngày thải ra 150 tấn rác. Ngoài ra còn rất nhiều cụm công nghiệp, trường nghề.
Theo phân luồng, rác trên địa bàn được tập kết đưa về bãi rác Xuân Sơn. Từ đầu năm đến nay còn tồn tại 16.000 tấn rác do bãi rác Xuân Sơn 4 lần đóng cửa. Trong khi đó trên địa bàn huyện không có nhà máy xử lý nên rác đành để yên tại chỗ phủ bạt gây ô nhiễm.
Về giải pháp lâu dài của huyện, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, Chính phủ đã quy hoạch trên địa bàn huyện có hai nhà máy xử lý rác thải hiện đại theo phương pháp đốt là Núi Thoong và Đồng Ké. Hiện nay TP đang tìm nhà đầu tư để triển khai. Tuy nhiên huyện có yêu cầu TP tìm công nghệ hiện đại cho hai nhà máy này để đảm bảo bền vững.
Còn Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Vũ Đại Phong kiến nghị mỗi quận, huyện nên có một điểm trung chuyển, xử lý rác.
Không làm được thì thay
Không hài lòng về phần giải trình của các quận huyện, đánh giá các đơn vị mới chỉ "kêu khó", ĐB HĐND TP Hoàng Thị Thúy Hằng nêu câu hỏi về trách nhiệm của Sở Xây dựng trong việc để rác tồn đọng. "Quận huyện trông chờ cấp thành phố giải quyết. Đây là nguyên nhân công tác quản lý, xử lý rác thải chưa hiệu quả"- bà Hằng nói.
Trả lời vấn đề này, ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng các quận, huyện chưa làm hết trách nhiệm. TP đã quy định trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường giao cho chính quyền địa phương, các sở ngành phối hợp chặt chẽ để giải quyết các khó khăn.
Rác thải tồn đọng gây bức xúc cho người dân TP.Hà Nội
Về vấn đề tồn đọng rác, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, ở một số quận huyện đã có các đơn vị quản lý, nếu không làm được thì nên thay, không để rác cứ tồn đọng kéo dài.
Giám đốc Sở Xây dựng cũng nhận trách nhiệm khi để 12/17 dự án xử lý rác theo khu vực chậm tiến độ và cam kết đẩy nhanh tiến độ các dự án này...
Qua ý kiến của các quận, huyện, giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, các đồng chí lãnh đạo quận huyện, đặc biệt là phường xã chưa vào cuộc một cách quyết liệt, có nơi thiếu trách nhiệm. Các công ty môi trường đô thị sau đấu thầu thực hiện không nghiêm túc; rác thải xây dựng đổ trộm lên đến hàng triệu tấn tại ven các bờ sông...
Chủ tịch UBND TP đề nghị chủ tịch quận huyện, phường, xã phải xác định nhiệm vụ liên quan đến thu gom, xử lý rác, xử lý ô nhiễm ao hồ, chống đổ trộm phế thải là nhiệm vụ thường xuyên.
Các huyện còn tồn tại các vấn đề về rác như Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, trong tháng 9 và muộn nhất trước ngày 15.10 phải giải quyết sạch rác trên địa bàn. Nội dung này sẽ được Sở Xây dựng đi kiểm tra.
Chủ tịch UBND TP đề nghị và mong muốn người dân tự giác chấp hành các nội quy nơi công cộng, không xả rác bừa bãi; Sở Thông tin Truyền thông cùng các quận huyện tăng cường tuyên truyền để người dân đem rác đi đổ đúng địa điểm, đúng giờ quy định.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay, các trung tâm xử lý rác của Hà Nội đảm bảo xử lý 5.400 tấn rác. Thành phố đang chuyển đổi sang xử lý rác bằng công nghệ cao (tiêu chuẩn Nhật Bản, châu Âu), trong tháng 10 sẽ khởi công một nhà máy công suất lên đến 4.000 tấn/ngày.
Theo Danviet
Hà Nội: Những ngôi nhà kì dị dọc con đường mới mở Từ khi ngõ số 10 phố Tôn Thất Tùng được mở thành đường rộng, thông với ngõ 139 phố Khương Thượng (phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội), hàng loạt ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo, có hình thù kì dị xuất hiện, cũ có, mới cũng có. Ngõ 10 Tôn Thất Tùng thông đường từ cuối năm 2016. Do giải phóng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra Nestle' Milo quảng cáo gắn "thử nghiệm lâm sàng"

Việt Nam và Mỹ chính thức đàm phán thuế quan lần 2

Sở Y tế ra quyết định nóng liên quan Nguyễn Quốc Vũ, Đoàn Di Băng phản ứng sao?

"Hố tử thần" xuất hiện trên mặt đường quốc lộ sau trận mưa lớn

Giải cứu 11 học sinh mắc kẹt khi tắm suối gặp cơn mưa lớn ở Hòa Bình

Thông tin mới vụ hiệu trưởng gửi ảnh nhạy cảm vào nhóm chung của trường

Bỏ án tử hình với 4 tội danh: 'Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào'

Xuất hiện hố sụt lún bất thường tại Tuyên Quang

Tai nạn trên QL54, cô gái 22 tuổi tử vong

Mưa giông dồn dập trút xuống Bắc bộ, nguy cơ lũ quét

Bình Phước: Phát hiện thi thể người đàn ông treo trên cây

Bệnh viện phải báo công an khi tiếp nhận người tử vong có dấu hiệu tội phạm
Có thể bạn quan tâm

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ
Thế giới
22:02:08 20/05/2025
2 loại rau kiểm soát tiểu đường nhưng người Việt thường ăn sai cách
Sức khỏe
22:00:22 20/05/2025
Động thái "lạ" của công ty chủ quản, nhãn hàng sau khi Thùy Tiên bị khởi tố
Sao việt
21:41:31 20/05/2025
Lý Vũ Xuân: Ca sĩ hàng đầu Cbiz, thượng khách không ai dám đụng của LHP Cannes
Sao châu á
21:35:31 20/05/2025
Mẫu smartphone Xiaomi khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên
Đồ 2-tek
21:33:59 20/05/2025
Chuyên gia lý giải nguyên nhân khủng hoảng tình cảm của gia đình Beckham
Sao âu mỹ
21:24:08 20/05/2025
Rodri giải cứu Manchester City?
Sao thể thao
21:12:01 20/05/2025
Lương Thu Trang choáng vì bị bạn diễn tát liên hồi, 2 ngày sau mặt vẫn còn sưng
Hậu trường phim
21:04:14 20/05/2025
Sau 3 lần chồng cũ đưa con đi viện, tôi đau đớn nhận ra bài học đắt giá
Góc tâm tình
20:52:00 20/05/2025
Duy Hưng - Lương Thu Trang "về chung một nhà" trong Dịu dàng màu nắng
Phim việt
20:49:08 20/05/2025