Hà Nội: Nguy cơ “chìm xuồng” một vụ án hình sự
Một vụ hủy hoại tài sản tưởng chừng đã “rõ như ban ngày” nhưng không hiểu sao nhiều tháng qua, cơ quan công an vẫn “bặt vô âm tín”.
Các đối tượng ngang nhiên phá tường nhà ông Thưởng
Vụ việc xảy ra tại số nhà 23 Điện Biên Phủ (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sô nhà 23 Điên Biên Phủ trước đây có 10 hô sinh sông và sử dụng sân chung rông 156m2. Gia đình ông Phạm Huy Thưởng ở gian nhà phía trong cùng có diện tích 36,8m2. Năm 2000, gia đình ông Thưởng đã làm thủ tục mua nhà trên theo Nghị định 61/1994/NĐ-CP của Chính phủ và đã được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong thời gian từ năm 2001 đến 2012 bà Lê Thị Ngọc Mai (số 23 Điện Biên Phủ) đã mua dần các nhà trong biển số nhà 23 Điện Biên Phủ. Theo phản ánh của ông Thưởng, bà Mai đề nghị mua nốt căn nhà của ông Thưởng và một hộ khác trong cùng biển số nhà 23 Điện Biên Phủ nhưng không được hai hộ này đồng ý. Để “khuất phục” hai hộ còn lại, bà Mai ngang nhiên cho bịt cửa nhà hai hộ này từ tháng 8/2011.
Video đang HOT
Sự việc chưa dừng lại ở đó, khoảng 19h tối ngày 26/1/2013, bà Mai đã tổ chức khoảng 10 thương binh và nhiều lao động tự do khóa cửa số nhà 23 Điện Biên Phủ, phá dỡ một phần nhà ông Thưởng. Đến 22h cùng ngày, Công an phường Điện Biên, Cảnh sát 113 (Công an quận Ba Đình), cán bộ quản lý xây dựng phường Điện Biên đến hiện trường, yêu cầu các đối tượng lạ mặt trên dừng việc hủy hoại tài sản nhà ông Thưởng.
23h, Công an phường, Cảnh sát 113, cán bộ quản lý xây dựng phường ký biên bản tại Công an phường Điện Biên yêu cầu các đối tượng trên dừng phá dỡ. Tuy nhiên, khi bút ký biên bản của lực lượng chức năng chưa ráo mực thì gia đình bà Mai lại tiếp tục chỉ huy việc phá dỡ nhà ông Thưởng suốt đêm, đồng thời xây dựng tường mới, chiếm đất, bịt lối đi của gia đình ông Thưởng tại số nhà 23 Điện Biên Phủ.
Cửa nhà ông Thưởng bị bịt kín.
Sau khi sự việc tài sản của gia đình bị hủy hoại, ông Thưởng đã có đơn gửi Công an quận Ba Đình đề nghị điều tra xử lý hình sự những đối tượng ngang nhiên phá nhà ông. Song, đến nay, đã ba tháng trời nhưng cơ quan này không giải quyết và cũng không trả lời đơn tố giác tội phạm của công dân?!.
Cực chẳng đã, ông Thưởng tiếp tục có đơn tố cáo các đối tượng phá nhà ông đến Viện kiểm sát nhân dân quận Ba Đình. Ngày 7/3/2013, Viện KSND quận Ba Đình có văn bản số 02 chuyển đơn tố giác của ông Thưởng sang Công an quận Ba Đình xem xét giải quyết. Tuy nhiên, một lần nữa cơ quan này lại “bặt vô âm tín” trước bức xúc của đương sự cũng như dư luận quần chúng nhân dân trong khu vực.
Đáng lưu ý, biên bản được lập tại trụ sở Công an phường Điện Biên có xác nhận của Phó trưởng Công an phường Điện Biên Nguyễn Văn Sơn, đại diện Cảnh sát 113 – Công an quận Ba Đình, cán bộ trật tự xây dựng phường Điện Biên. Biên bản xác nhận “có nhiều thương binh và thợ đang tự ý phá dỡ tường bức tường giữa số nhà 21 và 23 Điện Biên Phủ, nếu tiếp tục cố ý vi phạm phá hoại tài sản của công dân sẽ xử lý theo quy định pháp luật”. Như vậy, việc hủy hoại tài sản đã “rõ như ban ngày” bởi có xác nhận của cơ quan pháp luật nhưng không hiểu vì lý do gì mà Công an quận Ba Đình lại chậm trễ khởi tố vụ án để điều tra, xử lý những đối tượng liên quan theo quy định pháp luật.
Một số chuyên gia pháp luật nhận định rằng: Thứ nhất, hành vi tự ý bịt cửa ra vào, không cho các cá nhân vào nhà của mình, có đủ dấu hiệu phạm tội “xâm phạm chỗ ở của công dân” theo quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự.
Thứ hai, với một lực lượng hùng hậu đông đảo ngang nhiên phá nhà ông Thưởng, khi Công an phường và Cảnh sát 113 của quận đến đã không dừng lại theo yêu cầu của cơ quan chức năng, tổng trị giá thiệt hại gần một trăm triệu đồng đã phạm vào tội “Hủy hoại tài sản” theo quy định tại khoản 2 điểm a và điểm g của Điều 143 Bộ luật hình sự.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những diễn biến mới nhất của vụ việc này.
Theo xahoi
7 năm tù vì lừa chạy án giá 220 triệu đồng nhưng bất thành
Biết chồng chị Yến vướng còng lao lý, Tùng "nổ" có quen biết nên sẽ xin giúp bị cáo hưởng án treo với giá 220 triệu đồng. Tuy nhiên, tòa xử phạt án tù nhưng Tùng vẫn không trả tiền nên bị chị Yến tố cáo.
Ngày 25/3, Tòa án nhân dân (TAND) TPHCM mở phiên tòa phúc thẩm, bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án 7 năm tù đối với bị cáo với Lê Văn Tùng (SN 1969, huyện Hóc Môn, TP.CM) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo bản án sơ thẩm, Tùng là nhân viên bảo vệ cho một công ty tuy nhiên hay "nổ" tung các mối quan hệ của mình để khoe danh với mọi người.
Ngày 15/3/2012, anh Trần Đình Thương bị công an quận Thủ Đức bắt về hành vi chống người thi hành công vụ và bị tạm giam. Tùng nhiều lần đến gặp chị Nguyễn Thị Ngọc Yến (vợ anh Thương) để "nổ" về việc mình có quan hệ thân thiết với các "quan tòa" nên có thể lo cho anh Thương được hưởng án tù treo với chi phí 220 triệu đồng.
Siêu lừa Lê Văn Tùng
Lo lắng cho chồng và mong chồng sớm được tại ngoại, tin lời đường mật của Tùng, chị Yến đã 5 lần đưa cho Tùng số tiền 220 triệu đồng. Tuy nhiên, ngày 26/5/2012, TAND quận Thủ Đức đã mở phiên tòa tuyên phạt anh Thương 12 tháng tù giam về tội: "Chống người thi hành công vụ". Thấy không đúng như cam kết, chị Yến gọi điện tra khảo Tùng thì Tùng bảo chỉ lo liệu đến mức đó rồi tắt máy, cắt đứt liên lạc.
Ngày 16/8/2012, trong lúc đi đường, tình cờ chị Yến phát hiện Tùng không phải là một "Vip" như hắn từng nổ mà đang làm bảo vệ cho một công ty. Biết mình gặp phải "siêu lừa", chị Yến đã đến cơ quan công an tố cáo hành vi lừa đảo. Ngay sau đó, "siêu chạy án" Tùng bị công an bắt gọn.
Theo Dantri
Xử lý nghiêm minh nếu phát hiện "chạy án" Trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH sáng qua 22-3, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết, án sai, hủy do lỗi của thẩm phán, gây bất bình trong dư luận sẽ được làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc. Ông trình bày hàng loạt giải pháp nhằm hạn chế tiêu cực trong công tác xét xử, kịp thời...