Hà Nội: Người phụ nữ đi xe ôm bị cướp trên cầu Vĩnh Tuy
Đang trên đường đi xe ôm về nhà, khi qua cầu Vĩnh Tuy, chị H. bị hai tên cướp giật mất chiếc túi xách bên trong có nhiều tài sản.
Ngày 24/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45 – CATP Hà Nội) cho biết vừa làm rõ vụ cướp giật tài sản của người đi đường xảy ra tối ngày 20/11 tại cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội.
Cơ quan công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Bùi Đức Dũng (SN 1975, trú tại phố Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội) và Võ Hồng Thái (SN 1972, trú tại tổ 36 Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội) về hành vi cướp giật tài sản.
Hai đối tượng Thái và Dũng.
Theo cơ quan công an, bị hại trong vụ án này là chị Phan Thị M. H. (trú tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khoảng 22h30, ngày 20/11, chị H. thuê xe ôm về nhà. Đang đi trên cầu Vĩnh Tuy, đoạn cách đường dẫn xuống đê Nguyễn Khoái khoảng 150m, chị H. bị hai đối tượng Thái và Dũng áp sát, giật mất chiếc túi xách.
Bị cướp bất ngờ, chị H. và người xe ôm không kịp phản ứng, chỉ có thể tri hô người dân chứ không thể đuổi theo 2 tên cướp đang rồ ga tẩu thoát. Chị H. sau đó mượn máy điện thoại của người dân liên tục gọi vào điện thoại của mình có trong túi xách. Một cuộc điện thoại sau đó có người nghe máy, thông báo hai đối tượng vừa bị tổ công tác 141 bắt giữ.
Về phần Thái và Dũng, sau khi cướp giật được túi xách của chị H., hai đối tượng rồ ga bỏ chạy. Đến ngã tư Trần Khát Chân – Võ Thị Sáu, thấy bóng tổ công tác 141 phía trước, hai đối tượng đã quay đầu bỏ chạy nhưng không thoát.
Tang vật của vụ án được cơ quan công an thu hồi.
Video đang HOT
Khi đang kiểm tra hai đối tượng, tổ công tác thấy chiếc điện thoại trong túi xách hai đối tượng cầm theo rung nên đã nghe máy và được bị hại thông báo vừa bị cướp. Ngay sau đó, chị H. đã được mời về trụ sở Phòng PC45 cùng hai tên cướp để làm rõ.
Tại cơ quan công an, bước đầu, Dũng và Thái khai nhận, do thiếu tiền ăn tiêu, hai đối tượng đã rủ nhau đi cướp. Tối ngày 20/10, Dũng sử dụng xe máy Exiter không đeo BKS chở Thái đi cướp tài sản. Khi đến cầu Vĩnh Tuy, phát hiện chị H. đang được một người đàn ông chở bằng xe máy, tay ôm túi xách, Dũng lái xe áp sát để Thái cướp giật chiếc túi của chị H..
Cơ quan công an thu giữ tang vật gồm 1 chiếc túi xách bên trong có 1 quyển sổ hộ khẩu, 1 điện thoại Samsung, 1 chiếc điện thoại iPhone 4s và 2 thẻ ATM đều mang tên chị H..
Vụ án đang được mở rộng điều tra.
Tiến Nguyên
Theo dantri
Chiến sĩ công an kể chuyện thâm nhập "chợ" ma túy
Dáng người gầy tong teo, đầu cắt cua, anh em đơn vị vẫn thường gọi Trung tá Nguyễn Thiện Chiến thời đấy là Chiến "nghiện". Song, cũng nhờ bộ dạng này mà anh dễ dàng thâm nhập, cùng đồng đội triệt phá thành công nhiều chuyên án ma túy lớn.
Cầm danh sách 60 cá nhân được UBND TP Hà Nội công nhận danh hiệu "Người tốt, việc tốt" năm 2014, phóng viên tìm đến Phòng Công tác chính trị (PX15) Công an TP Hà Nội, được lãnh đạo phòng giới thiệu gương trung tá Nguyễn Thiện Chiến - Đội trưởng Tham mưu, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (PC47).
Trung tá Chiến là người gắn bó với PC47 Hà Nội ngay từ những ngày đầu mới thành lập, năm 1997. Hồi đó, anh Chiến được phân công làm ở Đội 3 - Đội phòng ngừa, đấu tranh chống tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy, tụ điểm bán lẻ.
Đóng vai người tập thể dục sáng
Theo trung tá Chiến, Hà Nội luôn là địa bàn phức tạp, tiêu thụ, tập kết và trung chuyển đưa ma túy đi các tỉnh, thành và nước ngoài để tiêu thụ. Trước năm 2000, tại Hà Nội, người nghiện chỉ sử dụng thuốc phiện, heroin, Seduxen, Dolargan và một số thuốc tân dược gây nghiện khác. Sau năm 2000, đã xuất hiện phổ biến các loại ma túy mới như Amphetamin, Methamphetamin, Estasy, Ketamin...
Các đối tượng thường bán lẻ, chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép ma túy ở một số nhà hàng, vũ trường, quán bar, karaoke, nhà riêng ở địa bàn dân cư. Có nhóm còn bán lẻ di động trên ô tô, taxi, thuê ô tô du lịch tự lái... để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.
Từ năm 1998 đến 2006, Hà Nội nổi lên 3 địa bàn trọng điểm về hoạt động tội phạm ma túy, nhức nhối nhất là "chợ" ma túy Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng); Phúc Tân (Hoàn Kiếm); Khâm Thiên - Trung Phụng (Đống Đa). Những năm 2000, ba anh em nhà Cường "toe" (Cường "toe", Phong "toe", Việt "toe") thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều người dân sống tại ngõ chợ Khâm Thiên.
Các trinh sát lập biên bản tại chỗ một tụ điểm sử dụng trái phép chất ma túy. Ảnh: Công an cung cấp
Cường - Việt không chỉ là những "ông trùm" ma túy mà còn nổi danh là những kẻ lưu manh, hoạt động bảo kê quanh khu vực ga Hà Nội.
Hoạt động mua bán ma túy của anh em Cường "toe" chủ yếu khép kín trong gia đình, dùng những người thân cận, tin tưởng. Thời điểm giao dịch chủ yếu vào sáng sớm, hoặc tối muộn, vắng người qua lại.
Địa điểm giao hàng thường trong các ngõ cụt ở ngõ chợ Khâm Thiên - nơi chúng thuộc như lòng bàn tay. Sự thận trọng, ma mãnh của chúng khiến các trinh sát Đội 3 không ít lần triển khai phá án nhưng đều ra về... tay trắng.
Theo trung tá Chiến, có lần nhận được tin báo Phong "toe" chuẩn bị "giao dịch" một mẻ hàng lớn vào đầu giờ sáng, tại ngõ chợ Khâm Thiên, 4 trinh sát được giao giả làm người đi tập thể dục, thay phiên nhau quần đảo quanh địa điểm giao hàng.
Ròng rã cả tuần, trinh sát xác định Phong "toe" đã đổi địa điểm giao hàng. Ban chuyên án đã phải thay đổi phương án bắt giữ đường dây của 3 anh em trùm này.
Thay vì tập trung lực lượng mai phục, đánh trực diện, các trinh sát tiếp tục giám sát mọi di biến động của đối tượng, dựng lên các quan hệ "làm ăn"... Kế hoạch phá án sau đó mới thành công.
Trinh sát 'hóa khách làng chơi' vào quán cà phê truy phạm
Vờ "phê" thuốc như con nghiện
Ngoài ngõ chợ Khâm Thiên, hoạt động mua bán ma túy tại "chợ" Thanh Nhàn thời kỳ đó cũng rất nóng bỏng, diễn ra công khai như mua bán rau. Những năm 1999 - 2004, mạng lưới bán lẻ heroin của "bà trùm" Cao Thị Lan được xem là quy mô và bài bản nhất trong giới buôn bán ma túy trên địa bàn Hà Nội. Lan và con trai thuê nhiều tay chân cảnh giới quanh chợ ma túy, thuê các con nghiện trực tiếp thực hiện đóng gói, bán hàng...
Để tạo vỏ bọc an toàn cho công việc làm ăn, Cao Thị Lan còn mua chuộc 7 cán bộ công an phường Thanh Nhàn và Quỳnh Lôi. Những người này đã bảo kê, làm ngơ cho đường dây bán lẻ ma túy hoạt động, giúp Lan thu về 20-24 triệu đồng mỗi ngày. Hoạt động mua bán có lúc rầm rộ nhưng chỉ cần thấy bóng công an xuất hiện đầu ngõ, cả "chợ" ma túy lập tức vắng như chùa bà Đanh.
"Phải hóa trang thật khéo léo để chúng không phát hiện ra. Vào được hang ổ của chúng bị kiểm tra rất kỹ, nhiều lúc phải đóng giả con nghiện đang phê ma túy để tạo niềm tin. Ngoài ra, cũng phải am hiểu giá cả, mà đã đi buôn thì phải lãi chứ không lỗ được, nếu nắm không rõ, hỏi lơ ngơ là bại lộ ngay" - trung tá Chiến kể về quá trình nhập vai điều tra.
Một vấn đề khác, anh Chiến cho biết, khi đóng giả đi mua bán ma túy, rất dễ bị con nghiện mời dùng thử, bằng mọi cách phải từ chối. Thời kỳ đó, tại khu vực này có các địa điểm như số 295 phố Bạch Mai, ngõ Lò Lợn, nhiều gia đình cả nhà cùng nghiện ma túy, cứ ra tù lại quay về con đường cũ.
Trong một lần hóa trang, trung tá Chiến cùng 4 đồng đội khác đã ập vào bắt quả tang nhiều đối tượng đang sử dụng ma túy, thu giữ hàng bao tải kim tiêm. Thời gian sau, C17 Bộ Công an lập chuyên án, phối hợp với Công an Hà Nội mới xóa sổ triệt để được "chợ" ma túy nhức nhối này.
Theo trung tá Nguyễn Thiện Chiến, cuộc chiến với tội phạm ma túy luôn nguy hiểm và cam go, quyết liệt. Tội phạm ma túy dùng mọi thủ đoạn để đối phó và chống đối quyết liệt với lực lượng công an.
Không ít đồng đội đã hy sinh xương máu, bị phơi nhiễm HIV... trong quá trình đấu tranh với tội phạm ma túy, song anh vẫn luôn vững tâm vào con đường mình đã chọn, bảo vệ bình an cuộc sống nhân dân Thủ đô.
Theo Tiên Phong
Vụ truy sát GĐ BV Thanh Nhàn: Sát thủ cuối cùng lĩnh án - Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Việt đối tượng cuối cùng trong vụ truy sát Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn mức án 17 năm tù giam về tội Giết người... Bị cáo Nguyễn Văn Việt tại phiên xét xử Ngày 11/9, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã đưa ra xét xử...