Hà Nội: Người dân rơi nước mắt khi cây đa cổ thụ ở ngôi đình 2.000 năm bị chặt hạ
Do không hợp phong thuỷ và nằm trên đường thoát nước của đình Chèm ra sông Hồng, ban khánh tiết của ngôi đình này đã xin ý kiến để chặt hạ cây đa cổ thụ khiến nhiều người dân không khỏi tiếc nuối.
Người dân rơi nước mắt vì cây đa cổ thụ ở ngôi đình 2000 năm bị chặt hạ
Mới đây, trên MXH xuất hiện hình ảnh một cây cổ thụ ở đình Chèm (phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm) bị chặt và một số hạng mục đang được tu sửa gây xôn xao dư luận.
Vì đây là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nên ngay sau khi hình ảnh được đăng tải, hàng trăm người đã vào bình luận và tiếc nuối khi cho rằng ngôi đình lâu năm dù được tu sửa nhưng cũng rất khó được phục hồi nguyên trạng. Thậm chí, nhiều người bức xúc hơn cho rằng ngôi đình đang bị “phá hoại”.
Hình ảnh được chia sẻ trên MXH ở di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt – đình Chèm
Ngày 24/3, chúng tôi đã có mặt tại ngôi đình này để có thêm thông tin về vụ việc. Theo quan sát, ngôi đình đang được rất nhiều công nhân tu sửa, phía ngoài đình, các bậc đá đã được đập ra, đáng chú ý, cây đa cổ thụ trước cửa đình đã bị đốn hạ.
Toàn cảnh đình Chèm (Ảnh: Phan Huy Photo)
Ở đình làng, cây đa là nơi ngồi mát, nghỉ ngơi của người dân sau những buổi làm mệt nhọc, nóng bức, là chốn nghỉ chân của lữ khách qua đường. Bởi vậy, cây đa được coi là nơi giao tiếp của làng với thế giới bên ngoài.
Người Việt xem cây đa như một biểu tượng linh thiêng, vừa gần gũi, thành kính. Chính vì vậy, khi cây đa ở đình Chèm bị chặt đi, nhiều người dân địa phương đã bày tỏ sự tiếc nuối. “Cây đa đẹp lắm bị chặt đi ai cũng tiếc”, người dân địa phương cho biết.
Nhiều người dân tiếc nuối khi cây đa trước đình Chèm bị chặt hạ
Ông Nguyễn Văn Thắng (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ông đã rơi nước mắt khi cây đa không còn. 3 năm qua, cùng với công việc quét dọn ở đình làng, ông Thắng luôn coi hình ảnh cây đa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
“Cây đa được chặt hạ cách đây 5 ngày, từ đó đến giờ mỗi khi ra đây tôi đều luyến tiếc, có lúc bật khóc vì tiếc quá. Tôi lớn lên tại đây, hằng ngày ra đây hóng mát, ngắm cảnh, thế nhưng giờ không còn nữa khiến tôi khá lưu luyến. Hôm biết tin cây đa bị chặt tôi không dám ra xem vì tiếc quá!”, ông Thắng tâm sự.
Chặt cây đa cổ thụ do không hợp phong thuỷ
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc trên, ông Nguyễn Mạnh Thìn, trưởng ban khánh tiết đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, sau khi làm các công văn, được sự nhất trí của sở văn hóa Hà Nội cũng như Bộ văn hóa, một số hạng mục ở đình Chèm mới được tu bổ.
Theo ông Thìn, các hạng mục tại đình được tu bổ gồm: Toàn bộ hệ thống tường rào và cây xanh xung quanh đình; hạ cốt sân trước và sân sau đình để đảm bảo trả lại nguyên vẹn đình Chèm trước kia có 5 bậc và phần ngói của ngôi đình.
Công nhân đang tích cực làm việc để hoàn thành việc tu bổ đình Chèm
“Dù được tu bổ lại nhưng đình làng vẫn được giữ lại các thiết kế, và không làm mất đi giá trị cốt lõi của ngôi đình. Chúng tôi cũng đã thống nhất và có văn bản phải giữ lại tối thiểu 20% giá trị của ngôi đình. Các bậc đá phần lớn được giữ lại, không làm biến trạng của di tích”, ông Thìn nói.
Việc tu bổ phải giữ lại tối thiểu 20% giá trị nguyên bản của đình
Trong quá trình tu sửa, một cây đa đỏ có tuổi đời vài chục năm bị chặt hạ khiến nhiều người dân bức xúc. Về việc này, ông Thìn cho rằng, khi lập kế hoạch tu sửa cũng đã lấy ý kiến của các cụ trong phường, do cây đa ở trước cổng không phải là cây đa cổ thụ mà đây là cây đa đỏ, được trồng từ năm 1996.
“Cây đa này phát triển rất tốt, nhưng về phong thuỷ thì không đạt, nó án ngữ trước cửa đình. Bên cạnh đó, lối thoát nước của nhà đình ra sông Hồng đi qua gốc cây đa, hằng năm cây bị nghiêng từ 5 đến 10cm, do đó chúng tôi đề nghị cắt bỏ. Ngoài ra chúng tôi còn có một số hạng mục cắt tỉa cành cây để phòng chống bão lụt. Tuy nhiên vừa rồi tôi bị Covid-19 nên các cháu cắt tỉa hơi nặng tay”, ông Thìn chia sẻ.
Phần thoát nước của đình Chèm đi qua gốc đa
Một số cây cổ thụ khác nằm trong hạng mục cắt tỉa cành nhưng bị cắt nặng tay
“Kinh phí dự kiến khoảng hơn 10 tỷ, trong đó có nguồn kinh phí xã hội hóa khoảng hơn 1 tỷ, còn lại của quận và thành phố. Dự kiến sẽ hoàn thành xong trong tháng 4 tới đây”, ông Thìn cho biết thêm.
Ông Nguyễn Ngọc Phong, Chủ tịch UBND phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Dự án này theo chủ trương của quận, do quận là chủ đầu tư, phường chỉ nắm bắt phối hợp, tất cả quá trình do quận triển khai. Các hạng mục xuống cấp sẽ được tu bổ, thay thế, để đảm bảo được tuổi thọ của công trình”.
Hà Nội: Người dân rơi nước mắt khi cây đa cổ thụ ở ngôi đình 2.000 năm bị chặt hạ
Đình Chèm là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất, nhì Việt Nam với niên đại khoảng 2000 năm. Song hiện trong đình chỉ lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ 18, có hai pho tượng vợ chồng Lý Thân bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888. Hàng ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn ngự sát bên bờ sông Hồng nặng phù sa.
Dân làng Chèm vẫn thường kể với nhau rằng, vào khoảng từ năm 205 – 207 TCN, sau khi Đức Thánh Chèm mất, đình Chèm đã được xây dựng. Ban đầu, nơi thờ ông chỉ là một cái am nhỏ, đến khi một vị quan từ phương Bắc là Triệu Sương sang làm kinh lược sứ, ông nằm mơ thấy Đức Thánh Chèm tới đàm đạo cùng ông về sách chính sử. Trong cuộc đàm đạo, Triệu Sương có hỏi thăm và biết ngài đã mất tại quê nhà nên sau đó tìm đến nơi thăm nhưng chỉ thấy một cái am nhỏ.
Sau này, Triệu Sương qua tìm hiểu thì biết được Đức Thánh Chèm là một người tài giỏi, được người dân nước Việt và cả vua phương Bắc sùng bái nên đã cho xây dựng thành đền thờ to hơn. Từ năm 785, đến năm 864, lúc bấy giờ Cao Biền sang làm đô hộ sứ thì cũng được ngài linh mộng báo, giúp cho Cao Biền đánh giặc phương nam thành công. Cao Biền về sau để tỏ lòng biết ơn đã sửa lại đền của ông Triệu Sương, lấy gỗ quý để tạc tượng và đặt cho đền là đền Lý Hiệu Úy, bấy giờ dân ta thường gọi là Đền Chèm.
Đình Chèm được thiết kế theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc. Cổng tam quan hướng về sông Hồng, trên đỉnh của 4 cột trụ của cổng đình là hình chim phượng, ở bốn góc trụ có đắp hình rồng uốn lượn, bốn mặt trụ là hình hổ phù lớn, phía dưới là lồng đèn giả, bên trong đắp nổi hình tứ linh. Tất cả trang trí đắp bằng vữa đều còn dấu tích gắn mảnh sứ hoa lam – đặc trưng của nghệ thuật trang trí thời Nguyễn. Sau cổng tam quan là ba nhà bia, nơi ghi công đức của những người đóng góp tu sửa đình.
Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội Chèm là lễ hội lớn trong vùng, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó, ngày 15 là ngày hội chính.
Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.
Trước đó, ngày 25/6/2018, đình Chèm được nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ.
Vì sao nhiều đô thị miền Trung chưa mưa đã ngập?
Các đợt mưa vừa qua tại miền Trung không lớn, mưa rải đều trong nhiều ngày. Thế nhưng hầu hết các đô thị ven biển miền Trung đều ngập sâu, cuộc sống người dân bị đảo lộn.
Thiệt hại dân sinh là vô cùng lớn khi đồ đạc, tiện nghi sinh hoạt ngâm nước dài ngày.
Nguyên nhân được chỉ ra là hàng loạt khu đô thị, khu dân cư mọc lên dày đặc, chặn dòng thoát lũ. Trong khi đó, hệ thống thoát nước còn nhiều bất cập. Nhiều khu dân cư quy hoạch không đồng bộ, không có cốt nền đô thị chung, chỗ thấp chỗ cao.
Bên cạnh đó, các khu dân cư tự phát ở vùng ven đô cũng bít hết đường thoát nước. Làm gì để xử lý bài toán ngập lụt ở các khu đô thị tại miền Trung là nỗi lo lâu nay của chính quyền và người dân.
Đợt mưa lớn hồi cuối tháng 10 năm nay, hàng nghìn ngôi nhà ở TP. Tam Kỳ ngập sâu trong nước.
Trận mưa lớn hồi đầu tháng 9 năm nay khiến người dân tổ dân phố Diêm Hải, phường Phú Hải, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình phải lội nước mấy ngày trời để đi xét nghiệm SARS- CoV2. Năm nay, khu vực này không bị lũ gây ngập sâu như trận đại hồng thủy năm ngoái nhưng cứ mưa lớn là người dân sống gần khu đô thị Phú Hải lại lo chạy lụt. Nguyên nhân là khi làm khu đô thị Phú Hải, việc lấp đất san nền lên cao khiến cụm dân cư còn lại nằm lọt thỏm giữa 4 bề.
Một người dân ở phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới ngao ngán: "Trước đây, cốt nền dưới kia, bây giờ cố nền ngang nửa nhà tôi thì hỏi sao mà không khó khăn được. Đường mưa xuống ngập lụt lội. Cống ao lấp hết chắc chắn phải ngập lụt chứ sao khỏi được. Họ chỉ lo việc san nền bán đất đai thôi".
Năm nay, các Khu đô thị mới An Vân Dương, An Cựu City, TP. Huế không ngập sâu dưới 3 mét nước như năm ngoái nhưng những trận mưa lớn hồi giữa tháng 11 vừa qua cũng khiến cư dân các khu đô thị này tất tả chạy lũ. Đây là những khu đô thị mới và đang trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn lẫn giới kinh doanh bất động sản. Với địa thế, tiềm năng khi được chọn là nơi xây dựng trung tâm hành chính mới của tỉnh, thành phố với những thiết chế, hạ tầng, tiện ích... nên từng mét đất ở Khu đô thị mới An Vân Dương được ví là "đất vàng".
Ông Hồ Thuận Hóa, người dân ở Đô thị An Vân Dương, thành phố Huế cho biết, những năm gần đây, tình trạng ngập lụt và nước lũ cô lập khu đô thị mới trở thành nỗi lo mùa mưa bão của người dân: "Ở khu đô thị mới An Vân Dương là một khu đô thị lớn và kiểu mẫu của Huế thì diễn ra hiện tượng nước ngập và ngâm lâu ngày. Nguyên nhân là do khu vực này ngày xưa là vùng đồng ruộng được quy hoạch thành một khu đô thị mới, bởi lẽ đây là vùng ruộng đồng và sát bên mép sông Như Ý, nhưng bây giờ, khu vực ruộng đồng đã được đổ đất và quy hoạch làm đô thị mới do đó sự thoát nước trong mùa lũ rất khó khăn và người dân phải sống chung với lũ rất dài ngày".
Hầu hết các xã, phường vùng Đông thành phố Tam Kỳ đều bị ngập sâu vào mùa mưa.
Nhiều tuyến đường và đường dẫn của các cây cầu đắp cao từ 2m đến 5m, tạo thành tuyến đê cản dòng nước chảy.
Cũng như cư dân ở cố đô Huế, giữa tháng 10 vừa qua, những hộ dân tại TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam sống ở các phường Phước Hòa, Tân Thạnh... đều bị ngập sâu trong nước, có nơi ngập gần 2 mét. Dù không nằm trong vùng "rốn lũ" như các địa phương ở hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn nhưng liên tiếp 3 năm trở lại đây, người dân thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ luôn "sống chung với lũ".
Ông Bùi Ngọc Ảnh, Chủ tịch UBND TP. Tam Kỳ cho biết, năm 2015, thành phố mới hoàn thiện được quy hoạch tổng thể, trước đó, việc quản lý quy hoạch có nhiều bất cập. Dự án triển khai sau thường có cốt nền cao hơn dự án trước, tạo ra nhiều điểm nghẽn về thoát nước. Hiện nay, trên sông Bàn Thạch chảy qua địa phận Tam Kỳ có 5 cây cầu và tuyến đường bắc qua, nhiều vị trí đắp cao từ 2m đến 5m, vô tình tạo thành tuyến đê cản dòng thoát nước.
Ông Bùi Ngọc Ảnh, Chủ tịch UBND TP. Tam kỳ thừa nhận một số công trình hạ tầng xây dựng những năm gần đây chưa tính toán kỹ lưỡng về khẩu độ và lưu vực thoát lũ.
"Trước đây khi chưa có các cây cầu này thì thoát lũ theo lưu vực, tức là nước chảy tràn tự do từ khu vực này đến khu vực khác. Khi xây dựng các cây cầu này thì dẫn đến việc cản trở dòng chảy, buộc nước lũ phải chảy vào các dòng sông. Quan điểm sắp đến của thành phố Tam Kỳ là sẽ tiếp tục đầu tư nhiều cây cầu để kết nối với vùng Đông, tuy nhiên chúng ta phải hướng đến những cây cầu dành cho thoát nước và những tuyến đường chấp nhận ngập lụt để có không gian thoát nước chứ đừng xây cao để nó như một tuyến đê", ông Ảnh nói.
Từ ngày Khu đô thị Ngọc Bảo Viên, ở phường Nghĩa Lộ, TP. Quảng Ngãi hình thành, các khu dân cư xung quanh năm nào cũng bị ngập nước cục bộ. Trước đây, chưa bao giờ 300 hộ dân sống ở khu vực hẻm 320, hẻm 420 đường Lê Lợi, thành phố Quảng Ngãi bị ngập, bởi chỉ trong thời gian ngắn nước mưa sẽ được rút ra cánh đồng. Nay cánh đồng này nhường chỗ cho khu đô thị Ngọc Bảo Viên. Mặt bằng của dự án đô thị này cao hơn khu dân cư nơi bà con đang sống nên thường bị ngập nước cục bộ mỗi khi có mưa.
Ông Huỳnh Văn Minh ở Tổ 8, phường Nghĩa Lộ, thành phố Quảng Ngãi than thở: "Lượng nước nó thoát từ trên kia nó thoát xuống chứ không phải lượng nước nội trong khu vực này đâu. Lượng nước trên Bệnh viện chảy xuống vô cùng lớn, nhưng Ngọc Bảo Viên xây cao quá, thoát nước nhỏ nên thoát nước không hết".
Còn tại TP. Quy Nhơn, đợt mưa lớn vừa qua cũng khiến nhiều khu đô thị ngập sâu trong nước. Đỉnh điểm là ngày 14/11, trời mưa lớn, nhiều khu vực ở phường Ghềnh Ráng có nơi ngập hơn 1m. Khác với các đô thị ở miền Trung, việc ngập lụt ở phường Gềnh Ráng do một doanh nghiệp trên địa bàn là Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh thay thế tuyến mương trước khách sạn Resot Hoàng Gia làm sập một đoạn ống cống dài 20m làm tắc nghẽn dòng chảy ra biển dẫn tới tình trạng phường Ghềnh Ráng bị ngập sâu.
Ông Trần Viết Bảo, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho biết: "Đoạn trong Resort Hoàng Gia trước đây chỉ có thành mương hai bên, tránh mùi hôi thì người ta đổ bê tông lên bên trên. Kết cấu của họ làm nó cũng không kiên cố, quá trình sử dụng bị gãy bên giữa. Do nó sập cục bộ và bên trong dự án của họ đề nghị thay 5 cái cống. Các ngành không đồng ý thì UBND thành phố Quy Nhơn có văn bản đề nghị Công ty Cổ phần du lịch Hoàng Anh Đất Xanh dừng ngay, nhưng công ty đã làm và không dừng kịp".
Có thể thấy, các đô thị ven biển miền Trung từ thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; Đông Hà, tỉnh Quảng Trị cho đến Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; Quy Nhơn, tỉnh Bình Định... bây giờ cứ mưa là ngập. Đỉnh điểm của ngập lụt đô thị năm nay phải kể đến là vùng ngoại thành Nha Trang.
Ngoại ô Nha Trang nhìn từ trên cao trong đợt mưa lớn vừa qua.
Trận mưa cuối tháng 11 đầu tháng 12 vừa qua gây lụt là điều bất ngờ đối với người dân phía Tây TP. phố Nha Trang. Khu vực bị ngập sâu ở thành phố Nha Trang nằm ven sông Cái, rất gần với cửa sông đổ ra vịnh Nha Trang. Khu này trước đây là vùng trũng, người dân làm ruộng, canh tác rau màu. Khi nước dâng, tạo thành các dòng chảy tự nhiên đổ ra biển thông qua 2 cửa sông Cái và sông Tắc- sông Quán Trường.
Mấy năm gần đây, quá trình đô thị hóa, nhiều người đổ đất, mở đường, phân lô bán nền, hàng trăm căn nhà mọc lên trên những khu đất có đường giao thông tự làm chỉ 3m - 4m nhưng không có hệ thống thoát nước. Tình trạng ngập lụt ngày càng trầm trọng và khó xử lý.
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Quyền Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang cho biết, toàn xã có khoảng 400 nhà dân bị ngập lụt vì mực nước dâng nhanh, hệ thống thoát nước quá chậm, thậm chí không có: "Có nhiều yếu tố cộng hưởng lại gây ngập lụt cục bộ trong thời gian vừa qua. Ngăn dòng, san lấp đất, sai lệch dòng so với trước đây cũng như việc thoát so với tự nhiên. Đối với tất cả kịch bản trong công tác phòng chống rất chi tiết nhưng nó vỡ trận. Khó khăn nhất là đối với các nhà trọ tương đối là đông, bà con kêu cứu, nước cao đến 1,6-1,7m. Tối cúp điện đi không được. Nếu ghe đi thì sập nhà, sập cửa người ta, phải lội bộ thôi để cứu các hộ dân"./.
Mấy năm gần đây tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, cộng với quá trình đô thị hóa nhanh, hệ thống thoát nước chưa đồng bộ dẫn tới tình trạng ngập lụt đô thị ngày thêm trầm trọng. Nhiều công trình đầu mối như Trạm bơm, hồ điều hòa, hệ thống đê, kè dọc sông cũng như trục tiêu thoát nước chính của đô thị chưa được đầu tư hoặc đầu tư chưa hoàn chỉnh làm tình trạng ngập lụt thêm tồi tệ.
Đáng lo hơn là cao độ san nền các dự án cao hơn cao độ hiện trạng trung bình từ nửa mét đến 1 mét cũng góp phần gây ngập úng diện rộng.
Làm gì để hạn chế tình trạng ngập lụt đô thị mỗi khi có mưa là bài toán khó với chính quyền các địa phương!
Bí thư Hà Nội: Dừng dịch vụ không thiết yếu vì an toàn người dân Ông Đinh Tiến Dũng cho rằng thành phố đã "thực hiện hiệu quả, linh hoạt việc tạm dừng hoặc cho hoạt động trở lại một số hoạt động dịch vụ" để phòng, chống dịch. Trao đổi với báo chí ngày 12/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói việc tạm dừng và điều chỉnh cách thức, thời gian hoạt động...