Hà Nội: Người đàn bà góa bị cắt điện ăn Tết
Trong căn nhà cấp 4 tối om, ti vi thì xếp xó nhà, chỉ có bóng đèn dầu thắp nhang và một ngọn đèn tích điện nhờ nhờ sáng giúp chị Tiềm ăn tết. Điện sinh hoạt nhà chị bị chính quyền địa phương chỉ đạo cắt ngay những ngày áp tết.
Cho sửa nhà ở nhưng không được… xây nhà vệ sinh
Trao đổi với PV Dân trí, người đàn bà góa chồng có nước da sạm đen, dáng người khắc khổ – Nguyễn Thị Tiềm (Tổ 5, phường Trung Sơn Trầm, Sơn Tây, Hà Nội) kể, do nhiều năm sống trong căn nhà dột nát, vừa rồi (ngày 6/1/2014) sau nhiều lần làm đơn và gửi đơn đến cả cơ quan báo chí nhờ lên tiếng giúp đỡ thì mới được Chủ tịch UBND phường Trung Sơn Trầm (Sơn Tây, Hà Nội) – Trần Công Quý cho phép tu sửa lại phần mái nhà để chống dột.
Không có điện ăn Tết, chiếc ti vi cũ kĩ này cũng bị lãng quên ở góc nhà
Trong quá trình tu sửa lại phần mái nhà, do nhà vệ sinh cũ không sử dụng được, chị có nhờ thợ xây xây thêm một phòng toa-lét để có chỗ cho “đầu ra”. Thế nhưng khi đang xây dựng thì các ban ngành địa phương xuống yêu cầu gia đình chị dừng thi công và chị đã chấp hành.
Chị Tiềm cho biết, khi chị đang yêu cầu thợ phá dỡ phần nhà vệ sinh bị chính quyền đình chỉ thi công, thì đúng ngày 25 Tết (25/1/2014), chị bất ngờ nhận được thông báo của Công ty điện lực Sơn Tây về việc tạm dừng cấp điện với lí do “công trình vi phạm trật tự xây dựng” – theo yêu cầu chỉ đạo cắt điện của lãnh đạo UBND phường Trung Sơn Trầm.
Bức xúc vì quyết định bất ngờ này, chị Tiềm đã không kí vào thông báo cắt điện. Và gần Tết, chị có nhờ người nhà chở đến chơi nhà Chủ tịch Trần Công Quý và “xin” cho đóng điện để mẹ con chị ăn Tết nhưng ông Quý không đồng ý và bảo rằng, “tôi không quen biết chị”, nhưng vẫn pha trà mời chị uống nước.
Xây nhà vệ sinh bị cho là vi phạm và được chị Tiềm tháo dỡ, nhưng nhà chị vẫn bị cắt điện đúng dịp tết Nguyên Đán
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Dân trí qua điện thoại, Chủ tịch Trần Công Quý cho biết, lí do cắt điện nhà chị Tiềm vào dịp Tết là do nhà chị vi phạm về trật tự xây dựng, xây dựng không xin phép trên mảnh đất đang có tranh chấp.
Bị cưỡng chế cắt điện đúng dịp tết Nguyên Đán, chị Tiềm đón Tết trong căn nhà âm u, tăm tối. Chị chỉ biết kêu cứu đến báo Dân trí và gạt đi nhưng giọt nước mắt của người “phụ nữ thấp hèn” đã nhiều năm nay phải sống trong khổ cực vì chuyện tranh chấp đất giữa anh em nhà chị – xuất phát từ việc chính quyền địa phương đem gộp toàn bộ diện tích đất ở của vợ chồng chị vào tên sổ đỏ của bố chồng.
Chủ tịch UBND phường Trung Sơn Trầm Trần Công Quý trao đổi với phóng viên Dân trí về việc cải tạo lại nhà ở của chị Tiềm
Sau đó ông cụ mất đi và chuyện tranh chấp đất bắt đầu xảy ra, cho đến ngày chồng chị mất cách đây hơn 1 năm thì sự việc vẫn chưa được giải quyết. Tường rào nhà chị bị người ta đến đập phá tan tành vừa mới được xây lại, còn chuyện “mưa gạch” vào nhà mẹ con chị thì như cơm bữa, nhiều lần gạch còn suýt rơi vào đầu mẹ con chị khi đang ngồi ăn cơm.
Chị Tiềm cho biết, sự việc của gia đình đã rất nhiều lần được chị kêu lên chính quyền địa phương nhưng dường như những lời khẩn cầu ấy chưa thấu đến tai lãnh đạo?!
Dân trí sẽ tiếp tục phản ánh vụ việc này.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Nhà tù Lao Bảo xuống cấp thê thảm
Nhiều du khách khi đến tham quan, tìm hiểu quá khứ tại khu di tích nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) đã không khỏi xót xa trước sự xuống cấp thê thảm của khu di tích này, nhiều công trình nhà giam đã bị bỏ quên nhiều năm, không được tu sửa.
Nhà tù Lao Bảo (nhà đày) thuộc thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, là một trong những nhà tù lớn nhất Đông Dương, được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908. Đến năm 1934, Pháp cho xây dựng thêm hệ thống nhà lao bằng bê tông, cốt thép rất kiên cố. Tù nhân bị giam tại nhà tù Lao Bảo ngoài việc bị thực dân Pháp áp dụng các hình phạt dã man còn phải chịu cảnh đày ải, lao động cực nhọc, cuộc sống kham khổ,... Hàng ngàn tù nhân và các chiến sĩ cộng sản đã chết khi bị lưu đày ở đây.
Năm 1968, khi mở rộng chiến tranh ra Quảng Trị, đế quốc Mỹ đã ném bom làm sập toàn bộ hệ thống nhà lao.
Sau khi được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1991. Đến năm 1995, tỉnh Quảng Trị đã cho xây dựng một đài chứng tích nằm trên một tầng hầm được phục dựng để trưng bày nhiều tài liệu, hình ảnh, gông cùm... cùng một số công cụ Pháp đã sử dụng để tra tấn tù nhân, và một nhà bia để tưởng niệm những người đã chết.
Tượng đài chứng tích tội ác
Nằm bên cạnh tượng đài uy nghi thể hiện hào khí cách mạng, ý chí gan dạ của các thế hệ tù chính trị yêu nước là những khu nhà giam đã bị "hoang phế" từ rất lâu.
Được biết, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt dự án trùng tu, tôn tạo khu di tích này vào tháng 8/2009, hoàn thành vào năm 2011, với số vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng. Theo đó, Dự án sẽ phục dựng nguyên trạng 6 gian xà lim và 1 lối vào, hành lang, cao 2,36 m, diện tích xây dựng 40,2 m2; bảo tồn các bộ phận kết cấu của 3 gian xà lim, phát lộ và bảo tồn mặt bằng móng của 2 gian khác; bảo tồn, tu bổ, phục hồi 1 phần nhà lao D- E; phục dựng 5 gian xà lim E, diện tích 171,3 m2; 3 gian xà lim D. Bên cạnh đó, dự án sẽ cho xây dựng nhà trưng bày đa năng.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một hạng mục nào được phục dựng, tôn tạo và khách tham quan đến đây luôn thấy cảm thấy xót xa trước sự hoang tàn, đổ nát của một di tích bị bỏ quên nhiều năm.
Dưới đây là chùm ảnh chúng tôi ghi nhận được tại Khu di tích Nhà đày Lao Bảo:
Hầu hết các nhà giam đã bị sập
Lối vào khu nhà tù biệt giam những chiến sĩ cách mạng chủ chốt bị vùi lấp.
Đăng Đức
Theo Dantri
Có nên cho đốt pháo không tiếng nổ vào dịp Tết? Đề xuất cho phép người dân đốt pháo không tiếng nổ vào dịp tết Nguyên Đán tới đây đang khiến dư luận quan tâm bởi tính pháp lý của nó. Liên quan tới đề xuất cho phép người dân đốt pháo không tiếng nổ vào dịp Tết Nguyên Đán tới, phóng viên TS đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế...