Hà Nội nghiên cứu quy hoạch đô thị hai bờ sông Hồng
11km dọc sông Hồng, đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên được nghiên cứu, lập phương án quy hoạch đô thị, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chiến lược phát triển quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng tại Hà Nội: Đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ.
Phối cảnh dự án thành phố bên sông Hồng. Ảnh: Đoàn Loan.
Theo quyết định, quy mô nghiên cứu dự án khoảng 3.000 ha (trong phạm vi hai tuyến đê tả và đê hữu sông Hồng hiện có) với chiều dài khoảng 11 km dọc sông. Các nội dung nghiên cứu chính gồm: Xem xét trên lý thuyết và thực tiễn sự phát triển đô thị hai bên sông của Hàn Quốc; Xem xét các quy hoạch phát triển đô thị của Hà Nội và điều tra hiện trạng; Đề xuất chính sách cho sự phát triển đô thị khu vực hai bên sông tại khu vực nghiên cứu; Hướng dẫn quy hoạch đô thị; Định hướng quy hoạch cảnh quan; Đề xuất dự án ưu tiên; đánh giá các vấn đề thể chế.
Trước đó, vào năm 2007, Hà Nội đã từng giới thiệu Dự án thành phố bên sông Hồng với vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD, chia theo 4 khu vực, với tổng diện tích 1.500 ha. Trong đó, khu vực 1, từ điểm cuối dự án (Chèm) đến cầu Thăng Long; khu vực 2 từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương; khu vực 3 từ cầu Chương Dương đến gần cầu Thanh Trì; khu vực 4 từ cầu Thanh Trì đến địa điểm bắt đầu dự án (Bát Tràng).
Video đang HOT
Theo quy hoạch dự án trên, khu vực ven sông Hồng đoạn qua Hà Nội, trong tương lai sẽ là nơi ở của 97.000 hộ dân, chiếm 50% diện tích. Diện tích còn lại sẽ dành cho các công trình công cộng và khu thương mại dịch vụ. Dự án 7 tỷ USD được thành phố Hà Nội và Hàn Quốc đưa ra kế hoạch triển khai từ năm 2008 đến 2020. Tuy nhiên, cho tới nay, dự án vẫn không được triển khai.
Võ Hải
Theo VNE
Quy hoạch Hòa Lạc thành khu đô thị sinh thái, công nghệ
Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Hòa Lạc thành đô thị mới hiện đại, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật có vai trò giảm tải về chức năng và áp lực về dân số cho đô thị trung tâm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.
Phạm vi nghiên cứu được xác định trên cơ sở địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, có quy mô khoảng 17.294 ha.
Đô thị Hòa Lạc là đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; là đô thị nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội trên cơ sở gắn kết địa hình tự nhiên, với hệ thống không gian, cảnh quan khu vực Ba Vì - Đồng Mô và sông Tích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật (quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh).
Khu đô thị Hoà Lạc được kết nối với trung tâm Hà Nội bằng trục Đại lộ Thăng Long.
Đô thị Hòa Lạc hình thành 4 cụm không gian chức năng chuyên biệt gồm: Khu Đại học quốc gia Hà Nội và các cụm trường phân tán tại phía Nam; khu công nghệ cao Hòa Lạc; khu trung tâm y tế tập trung; khu đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, phát triển gắn kết với địa hình đồi núi và hệ thống hồ nước hiện có của khu vực.
Nhiệm vụ Quy hoạch yêu cầu phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị; rà soát, đánh giá, đề xuất giải pháp phù hợp với các dự án đã và đang triển khai trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch.
Về quy hoạch phát triển đô thị, cần xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị: Khu phát triển mới, khu bảo tồn cải tạo, khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển; xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng.
Bên cạnh đó, xác định trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, công viên cây xanh, thể dục thể thao và không gian mở đô thị; định hướng cho các hệ thống hạ tầng xã hội như y tế, nhà ở, văn hóa, thương mại dịch vụ, chợ, siêu thị...; có giải pháp phù hợp để phát triển đô thị hai bên đường Hồ Chí Minh theo hướng xây dựng các đô thị hiện đại và đồng bộ, lựa chọn các điểm nhấn tạo bộ mặt kiến trúc cho đô thị tránh ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, khuyến khích xây dựng một số khu điều dưỡng.
Đồng thời, đề xuất giải pháp sử dụng tiết kiệm và hạn chế sử dụng đất nông nghiệp và đất thuộc vùng bảo tồn sinh thái cảnh quan cho các mục đích phi nông nghiệp.
Về thiết kế đô thị, cần xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị, định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực. Tổ chức không gian cây xanh, mặt nước, theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và các quy định pháp luật hiện hành.
P.Thảo
Theo Dantri
Xây dựng cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75m UBND TP. Hà Nội vừa trình Chính phủ phương án đặt vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng của tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên-Ngọc Hồi) cách cầu Long Biên về phía thượng lưu 75m. Theo đó, tuyến đường sắt này đi trùng với nền tuyến đường sắt quốc gia dọc đường Phùng Hưng rồi chuyển hướng đi vào...