Hà Nội nghiên cứu hầm đường bộ vượt sông Hồng
Tuyến đường hầm qua sông Hồng được đề xuất tại vị trí cuối đường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) đi ngầm qua sông và nối với mạng lưới giao thông của quận Long Biên.
Sáng 25/2, UBND Hà Nội đã họp để xem xét phương án đề xuất đầu tư xây dựng đường hầm qua sông Hồng theo hình thức BT. Dự kiến hầm dài khoảng 1,5 km, 4 làn xe, rộng khoảng 18-20 m nhằm giải quyết tình trạng ách tắc giao thông trên địa bàn.
Trước đó, UBND Hà Nội đã nhận được hai văn bản đề nghị đầu tư xây đường hầm qua sông Hồng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) của hai doanh nghiệp. Tập đoàn VinGroup và Công ty Trường An – Bộ Quốc phòng đều cùng kiến nghị đầu tư theo hình thức BT, khai thác quỹ đất ven sông Hồng để hoàn vốn.
Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn dài gần 1,5 km đã gần hoàn tất. Ảnh: NH.
Hầu hết đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư, Quy hoạch Kiến trúc, Giao thông Vận tải và Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đều đồng tình với việc xây dựng hầm đường bộ qua sông Hồng.
Video đang HOT
Theo bà Lã Thị Kim Ngân, Viện trưởng Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, việc làm cầu nổi sẽ tốn kém vì phải giải phóng mặt bằng hai bên đầu cầu. Ngoài ra, hầm đường bộ sẽ không ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ trên sông Hồng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, lo ngại nguy cơ ùn tắc giao thông tại khu vực đường Trần Hưng Đạo trong quá trình xây dựng hầm ngầm.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Phí Thái Bình thống nhất về việc cần thiết xây dựng thêm tuyến giao thông nối hai bờ sông Hồng. Tuy nhiên, ông Bình yêu cầu các cơ quan đưa ra các lý lẽ thuyết phục hơn về việc vì sao xây dựng hầm đường bộ qua sông Hồng và thẩm định kỹ năng lực của chủ đầu tư về khả năng thực hiện dự án.
Đề án xây dựng hầm ngầm qua sông Hồng sẽ được trình Thường trực Thành ủy Hà Nội, trước khi trình Thủ tướng xem xét thông qua.
Theo VnExpess
Hỗn loạn trên đại lộ Thăng Long
Biển cấm vô tác dụng trên đại lộ Thăng Long
Sau hơn một tháng đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu thiết kế, mới đây tuyến đường Đại lộ Thăng Long được áp dụng tổ chức kiểm tra, xử phạt theo Nghị định 34 của Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế Đại lộ Thăng Long vẫn tồn tại nhiều bất cập cần phải giải quyết.
Vi phạm tràn lan
Theo khảo sát của chúng tôi trên Đại lộ Thăng Long ngày 16/11, các phương tiện tham gia giao thông vẫn rất lộn xộn. Dù đã có biển cấm tại làn đường cao tốc (dành riêng cho ô tô) nhưng xe máy, xe tự chế vẫn ngang nhiên hoạt động. Khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở người điều khiển phương tiện viện dẫn lý do đường gom chật trội, bụi bẩn không còn cách nào khác buộc đi vào đường dành cho xe ô tô. Ngay đầu Đại lộ Thăng Long (trước Trung tâm Hội nghị Quốc gia) dù đã có lực lượng chức năng cắm chốt nhưng các quầy bán bánh mỳ lưu động vẫn bày bán tràn lan.
Giao thông hỗn loạn trên đại lộ Thăng Long
Không chỉ vậy, tại nhiều đoạn đường khác do chưa có sự khảo sát, mở đường nhánh hợp lý đã dẫn đến hiện tượng người dân cố tình vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Anh Trần Tuấn Anh, ở huyện Hoài Đức cho biết: Do sự bất cập trong việc tổ chức giao thông nên nhiều người dân đã tiết kiệm đường bằng cách đi ngược chiều khoảng 200 - 300m thay vì phải vượt đến 3 - 4 km mới sang được đường bên phần đường bên kia (phần đường đi đúng quy định). Qua quan sát, tại khu vực cầu sông Đáy (thuộc địa bàn Song Phương, Hoài Đức) nhiều người đã trót đi vào làn đường xe ô tô sẵn sàng thoát hiểm bằng cách kéo xe chui qua hành lang bảo vệ an toàn. Tình trạng này kéo dài nhiều tháng nay mà chưa thấy lực lượng chức năng can thiệp nên giao thông diễn ra rất lộn xộn.
Dọc theo đường cao tốc, dù công nhân môi trường đang tiến hành tổng vệ sinh nhưng lượng phế thải quá lớn khiến nhiều đoạn đường ngập trong bụi đất. Đi đường gom mù mịt bụi, nhiều chỗ hố ga như cái bẫy, trâu bò của người dân địa phương thả rông trên đường. Hơn thế nữa, những chiếc xe thuộc loại siêu trọng tải chở đất tại các công trình tiện đường cứ vù vù chạy ngược chiều.
Khi nào giải quyết?
Sau hơn 1 tháng chính thức thông xe (ngày 3/10), đến nay trên Đại lộ Thăng Long vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa hợp lý, đặc biệt trên tuyến đường gom có nhiều đường ngang dân sinh giao với đường gom và nhiều hầm đường bộ. Tại nhiều đường hầm vẫn chưa đặt hệ thống biển báo. Khu vực hầm đường bộ thiếu biển chỉ dẫn cho các phương tiện lưu thông. Bác Lê Văn Hùng (trú tại An Khánh, huyện Hoài Đức) cho biết: " Nếu cứ để thực trạng này tồn tại sẽ rất nguy hiểm đối với người tham gia giao thông. Việc xe máy được đi 2 chiều trên đường gom, điều này dễ xảy ra tai nạn giữa hai dòng phương tiện đi chiều ngược chiều tại khu vực lối rẽ vào hầm đường bộ. Bên cạnh đó các cửa hầm đường bộ chỉ cao 2,4m, trong khi đó trên tuyến đường này lưu lượng xe tải lớn, xe ben lưu thông vào các khu vực dân cư hai bên đường gom rất lớn. Khi không chui qua được hầm và muốn lưu thông sang bên kia đường gom nhiều xe tải, xe ben thay vì đi khoảng 10km đành liều chạy ngược chiều".
Theo ghi nhận của PV, tình trạng mất nắp hố ga, tháo dỡ hành lang bảo vệ, cùng với việc người dân địa phương tận dụng thảm cỏ giữa hai làn đường để làm nơi chăn thả gia súc vẫn diễn ra hàng ngày tại các đoạn đường chạy qua các huyện Từ Liêm, Quốc Oai, Hoài Đức.
Tuy nhiên, việc tồn tại những vi phạm trên đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm nên người dân vẫn cố tình phạm luật. Một cán bộ thanh tra giao thông (Sở GTVT Hà Nội) cho biết: Để tuyến cao tốc có thể phát huy được hết tính năng, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ thì người dân cần phải nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần phải có các chế tài đủ mạnh nhằm răn đe, ngăn chặn những hành vi cố tình vi phạm.
Theo Đời sống pháp luật
Chốn tỏ tình 'hot' nhất của teen Hà thành Rời xa những ồn ào, bụi bặm đường phố, trốn khỏi những tòa nhà cao tầng chật chội, giới trẻ Hà thành đã tự tìm cho mình những không gian riêng. Chỉ kéo dài hơn 1km, con đường kè quanh hồ Tây (đoạn Công viên nước) được mệnh danh là "bến Hàn Quốc" ở Hà Nội là một địa chỉ rất "hút" các...