Hà Nội nghiêm khắc với “Phố ta hóa Tàu”
“Nếu biển hiệu chữ Trung Quốc sử dụng phổ biến ở nơi nào đó của Hà Nội, để trở thành hiện tượng, chắc chắn Hà Nội sẽ xử hết sức nghiêm khắc”.
Ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết tại cuộc giao ban báo chí chiều 23/7, do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức.
Tại cuộc giao ban, các PV đặt vấn đề trao đổi với vị Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội về việc một số làng nghề dùng tiếng Trung Quốc để giao dịch và treo biển hiệu quảng cáo.
Trả lời PV, ông Phan Đăng Long cho rằng, theo quy định, khổ chữ nước ngoài nhỏ hơn khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện tượng sai phạm về dùng biển hiệu chữ Trung Quốc có ở một vài nơi trên địa bàn Thủ đô.
Theo vị Phó Ban Tuyên giáo, địa bàn Hà Nội có nhiều lao động nhập cư, không chỉ người Trung Quốc mà còn có người lao động có các yếu tố nước ngoài khác. Thành phố Hà Nội đã giao các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra.
Biển quảng cáo có chữ Trung Quốc tại một công trình xây dựng ở Hà Nội
Theo ông Long, Hà Nội phải quản lý chặt chẽ bởi lao động nước ngoài cũng liên quan trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, không chỉ người nước ngoài, kể cả người lao động ngoại tỉnh, khi đến Hà Nội phải đăng ký tạm trú và có sự giám sát theo dõi.
Video đang HOT
“Trong giao tiếp buôn bán, có thể sử dụng ngôn ngữ này, khác nhưng nhất quyết không được phép vi phạm luật quảng cáo”, ông Long nói.
Ông Long cho biết, Hà Nội có một số nơi có sai phạm trong sử dụng biển quảng cáo dùng chữ nước ngoài.
“Nếu biển hiệu chữ Trung Quốc sử dụng phổ biến ở nơi nào đó của Hà Nội, để trở thành hiện tượng, chắc chắn Hà Nôi sẽ xử hết sức nghiêm khắc”.
Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hà Nội cũng thường xuyên thanh tra, kiểm tra và đã có nhiều trường hợp bị xử lý. Ông Phan Đăng Long cho biết, bản thân ông cũng có thời gian công tác tại Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch nên ông biết, những sai phạm về sử dụng tiếng ngước ngoài bị xử lý rất nghiêm.
Theo 24h
Phố Tàu ở Hạ Long: Lãnh đạo Sở lên tiếng
"Do Hạ Long có rất nhiều khách du lịch đến từ Trung Quốc, Đài Loan và cộng với sự thiếu hiểu biết của người dân kinh doanh nên đua nhau biển hiệu in chữ Trung Quốc".
Ông oàn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh giải thích nguyên nhân "phố ta hóa... phố Tàu" ở TP. Hạ Long.
Như tin đã đưa, tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển Bãi Cháy của TP. Hạ Long giống một khu phố Tàu bởi đầy rẫy biển hiệu in chữ Trung Quốc.
Chưa đầy một cây số trên tuyến đường mang tên Hạ Long của TP. Hạ Long, có thể thấy hàng chục biển hiệu khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm... in đầy chữ Trung Quốc. Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng "chú thích" dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.
Chợ đêm Hạ Long với dòng "chú thích" bằng chữ Trung Quốc lớn hơn chữ Việt (Ảnh: Hồng Nhung)
Đại diện Sở VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh, ông oàn Mạnh Linh thừa nhận hiện tượng này đang diễn ra phổ biến ở một số điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh như Móng Cái, Hạ Long...
Ông Linh cho biết, nguyên nhân tình trạng này là do tại những địa điểm này, khách du lịch đến từ Trung Quốc và Đài Loan rất nhiều nên người kinh doanh thường in biển quảng cáo bằng chữ Trung Quốc để thu hút lượng khách này.
"Người dân không làm biển quảng cáo có chữ tiếng Anh bởi phần lớn khách du lịch Trung Quốc đến đây không biết tiếng Anh. Trong khi đó, người dân lại muốn gây sự chú ý trực tiếp vào lượng du khách đông đảo đến từ Trung Quốc", ông Linh nói.
Bên cạnh đó, phải kể đến sự kém hiểu biết pháp luật của người dân, cùng với tâm lý ganh đua, thấy nhà này làm biển quảng cáo chữ Trung Quốc, nhà bên cạnh cũng làm, người sau cố làm to hơn người trước...
Biển hiệu quảng cáo ghi chữ Trung Quốc san sát nhau ở Hạ Long (Ảnh: Hồng Nhung)
Ông Linh cho rằng, để diễn ra hiện tượng như vậy, có phần trách nhiệm của ngành VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh. Bản thân Sở đã tổ chức nhiều đoàn thanh kiểm tra, ra quân dẹp các sai phạm trên, trung bình mỗi quý có 3 đợt ra quân kiểm tra. Qua quá trình kiểm tra, Sở cũng đã xử phạt nhiều đơn vị sai phạm.
"Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra đến nhắc nhở, dẹp biển quảng cáo sai phạm, nhưng sau đó lại đâu vào đấy, người dân vẫn tiếp tục vi phạm", ông Linh nói.
Bên cạnh đó, do địa bàn tỉnh rộng, trong khi lực lượng thanh kiểm tra mỏng nên vẫn còn những nơi sai phạm. Ngoài ra, trong quá trình đoàn kiểm tra làm việc cũng vấp phải sự thiếu hợp tác của một vài hộ dân. Nhiều hộ dân vì muốn đạt hiệu quả kinh doanh mà sẵn sàng làm sai luật, phản ứng lại với cán bộ thanh kiểm tra.
Đại diện Sở VH-TT và DL cho biết, đầu tuần tới, Sở sẽ tổ chức ra quân dẹp các sai phạm biển hiệu quảng cáo tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, sẽ có những biện pháp tuyên truyền giáo dục để người dân kinh doanh đúng pháp luật.
Khoản 2, Điều 18 của Luật Quảng cáo quy định: Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Theo Khampha
Làng nghề Việt hay "phố Trung Quốc"? Làng nghề mộc truyền thống từ hàng trăm năm của Bắc Ninh đang dần bị biến thành... "khu phố tiếng Tàu". Đi dọc con đường làng vào thôn Đông và Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hàng loạt biển hiệu "lạ". Những tấm biển hiệu tràn ngập tiếng Trung xen giữa...