Hà Nội ngày nắng đêm lạnh, miền Bắc sắp đón đợt rét mới
Còn nằm sâu trong lưỡi áp cao lạnh lục địa khô cường độ ổn định, các địa phương miền cùng núi cao miền Bắc duy trì trạng thái ngày nắng, đêm lạnh sâu khu vực Hà Nội về đêm còn thấp nhất 18 độ C, ngày nắng.
Chuyên gia khí tương thủy văn TƯ cho biết, trong 1- 2 ngày tới, các tỉnh miền Bắc tiếp tục nằm sâu trong lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường, sau đó vùng lạnh này sẽ suy yếu dần. Nền nhiệt các địa phương có sự chêng lệch lớn về ngày đêm.Ở khu vực vùng núi phía Bắc đêm chỉ còn 11- 12 độ C, ngày cao nhất 29 độ. Khu vực Hà Nội về đêm hạ thấp nhất chỉ còn 18 độ, ngày có nắng cao nhất 29 độ.
Theo chuyên gia, đợt không khí lạnh sẽ dần yếu đi. Tuy nhiên khoảng cuối tuần này, miền Bắc sẽ đón thêm một đợt không khí lạnh tăng cường về với cường độ khá mạnh nền nhiệt các địa phương vùng núi sẽ trở về ngưỡng thấp.
Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 2/11 như sau:
Phía tây Bắc bộ, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, đêm trời rét nhiệt độ thấp nhất 15 – 18 độ C, có nơi 12 – 14 độ, cao nhất 26 – 29 độ C.
Phía đông Bắc bộ, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, sáng sớm và đêm trời rét nhiệt độ thấp nhất 17 – 20 độ, vùng núi 12 – 15 độ, cao nhất 26 – 29 độ.
Khu vực Hà Nội, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù, sáng sớm và đêm trời rét nhiệt độ thấp nhất 18 – 21 độ, cao nhất 26 – 29 độ.
Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng nhiệt độ thấp nhất 19 – 22 độ, cao nhất 26 – 29, phía nam 24 – 27 độ.
Video đang HOT
Đà Nẵng đến Bình Thuận, có mưa rào vài nơi, riêng phía bắc ngày hôm nay có mưa rải rác nhiệt độ thấp nhất 22 – 25 độ, cao nhất 28 – 31 độ.
Tây Nguyên, có mưa rào vài nơi nhiệt độ thấp nhất 19 – 22 độ, cao nhất 27 – 30 độ.
Nam Bộ, có mưa rào và giông vài nơi nhiệt độ thấp nhất 23 – 26 độ, cao nhất 30 – 33 độ.
Theo Dantri
"Ngộp thở" trên những con đường cửa ngõ thủ đô
Ngày mưa thì lầy lội, ngày nắng thì "ngộp thở" vì bụi, đó là thực trạng có thể thấy ở nhiều tuyến đường cửa ngõ Hà Nội hiện nay. Rác thải và nước thải tràn lan cùng những ổ gà và miệng cống mất nắp cũng khiến người tham gia giao thông khốn khổ.
Mục sở thị "con đường đau khổ" - đường 32 khu vực huyện Hoài Đức (Hà Nội) - dễ dàng chứng kiến rác, phế thải tràn lan trên đường. Đã rất nhiều tháng nay, nhiều người dân sống và làm việc quanh khu vực phải chịu cảnh bức xúc vì vấn nạn rác thải, ô nhiễm môi trường. Mặc dù đơn vị quản lý đường đã nỗ lực tổ chức thu gom, nhưng cứ sau vài ngày là đâu lại vào đấy, rác thải lại tràn ngập ven đường gây bức xúc cho người tham gia giao thông và mất cảnh quan, ô nhiễm.
Khói bụi mịt mù tại những đoạn đường vành đai "tra tấn" người tham gia giao thông.
Đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) huyết mạch nối tỉnh thị xã Hà Đông (Hà Tây cũ) với Thủ đô cũng luôn trong tình trạng nhếch nhác, bụi bẩn. Theo người dân, nhiều đoạn đường bụi lúc nào cũng như "tung hỏa mù", ấy là ngày trời nắng, còn trời mưa thì phố biến thành sông.
Cũng được coi là "cửa ngõ" Thủ đô, nhưng nhiều năm qua đường Phạm Văn Đồng như một "cơn ác mộng". Chị Nguyễn Trâm Anh sống gần khu vực này cho hay: "Đường chật chội và bụi bẩn. Ngày nắng, hanh hao thì gió bụi, ai nấy bịt khẩu trang, đeo kính kín mít. Ngày mưa, nhiều đoạn đường khá nhầy nhụa. Nhiều khi tôi muốn ra ngoài cũng ngại, cần kíp lắm mới dám đi".
Một số tuyến đường cửa ngõ thủ đô khác như đường Giải Phóng, đường Khuất Duy Tiến... cũng trong tình trạng bụi và bẩn tương tự.
Theo một số chuyên gia môi trường, sở dĩ TP Hà Nội luôn trong tình trạng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng tại các tuyến đường vành đai là bởi tồn tại bất cập trong công tác quản lý cệ sinh môi trường (VSMT). Cụ thể, trên các tuyến đường trục chính, phần lòng đường được UBND TP Hà Nội giao cho Sở Xây dựng quản lý, trong khi phần vỉa hè lại giao cho các quận, huyện duy trì. Thậm chí trên cùng một tuyến đường lại chia nhỏ cho nhiều đơn vị khác nhau cùng thực hiện một chức năng duy trì công tác VSMT.
UBND quận Long Biên và UBND quận Hoàng Mai có đề xuất gửi UBND TP Hà Nội được tiếp quản việc VSMT trên địa bàn Quận để tránh tình trạng quản lý chồng chéo.
Ví dụ trục đường Giải Phóng (Thanh Xuân) do thành phố quản lý, đoạn từ cầu vượt Vọng đến Cầu Trắng được giao cho HTX Thành Công duy trì vệ sinh từ Cầu Trắng đến nhà máy Deawoo lại thuộc trách nhiệm của Cty CP Dịch vụ Môi trường Thăng Long đoạn còn lại chạy qua huyện Thanh Trì (từ nhà máy Deawoo đến hết Thanh Trì) phân cấp cho huyện quản lý thì do Xí nghiệp môi trường huyện Thanh Trì duy trì vệ sinh...
Để giải quyết bất cập trên, UBND quận Long Biên đã có phương án đề xuất UBND TP.Hà Nội được tiếp quản toàn bộ công tác quản lý VSMT trên địa bàn Quận để đảm bảo ổn định, thống nhất, rõ trách nhiệm trong quản lý và điều hành, tránh tình trạng chồng chéo giữa các đơn vị duy trì vệ sinh trên cùng một địa bàn.
Được biết, trước nhiều vướng mắc trong công tác duy trì VSMT trên địa bàn thủ đô, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường tiến hành kiểm tra, rà soát những vướng mắc phát sinh đồng thời đánh giá chất lượng, khối lượng, năng lực thực hiện đối với các đơn vị đang thực hiện công tác duy trì VSMT trong năm 2012 trên địa bàn TP Hà Nội. Từ đó đề xuất báo cáo UBND TP chỉ đạo thực hiện hiệu quả, tiết kiệm Ngân sách TP Hà Nội trong năm 2013 và những năm tiếp theo.
Rác thải, đất đá rải dọc đại lộ Thăng Long.
Ngổn ngang vật liệu xây dựng ven quốc lộ.
Cống mất nắp la liệt dọc Quốc lộ 32 chờ người... rơi xuống.
Vệ sinh môi trường không xuể.
Theo Dantri
Miền Trung mưa dông trên diện rộng Miền Trung có mưa dông (Ảnh minh họa) Không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Trung. Mưa lớn cùng với sự lên nhanh của mực nước trên các sông nên nguy cơ ngập úng ở vùng đồng bằng, trung du...