Hà Nội ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo quy định mới
Ngoai canh sat giao thông, canh sat cơ đông cung đươc tăng cương tuân tra kiêm soat xư phat vi pham giao thông, đăc biêt vơi hanh vi không đôi mu bao hiêm theo quy đinh mơi co hiêu lưc tư 1/8.
Theo Nghị định 46 có hiệu lực từ 1/8, có 183 hành vi vi phạm giao thông bị tăng mức xử phạt.
Hôm nay, Phong Canh sat giao thông Hà Nội đã ra quân xư phat cac lôi vi pham theo nghị định mơi, trong đo tâp trung vao hanh vi ngươi đi xe may, xe đap điên không đôi mu bao hiêm.
Tai nga tư Quang Trung – Trân Hưng Đao (Hoan Kiêm, Ha Nôi), tô công tac gôm 3 chiến sĩ thuôc Đôi canh sat giao thông sô 1 đa xư ly hang chuc trương hơp đi xe may, xe đap điên không đôi mu bao hiêm. Vơi lôi nay, theo quy đinh mơi, người vi phạm bi xư phat tư 100 đên 200 nghin đông.
Ngoai canh sat giao thông, canh sat cơ đông cung băt đâu xư ly vi pham giao thông va tâp trung vao lôi ngươi đi xe may không đôi mu bao hiêm.
Cac tô tuân tra kiêm soat cua canh sat cơ đông liên tuc tuân tra lưu đông.
Video đang HOT
Canh sat cơ đông đươc phep kiêm tra côp xe vơi nhưng trương hơp nghi vân đê đâu tranh phong chông tôi pham.
Canh sat cơ đông cung đươc phep nhăc nhơ, xư phat vơi cac tài xế ôtô, xe may dưng đô trai phep va xư ly theo quy đinh cua phap luât.
Theo thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ, Trung đoàn Trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, khác với công việc của cảnh sát giao thông cắm chốt xử lý tại những ngã tư, nút giao thông, cảnh sát cơ động tham gia tuần lưu trên đường, phát hiện trường hợp nào vi phạm sẽ dừng xe xử lý tại chỗ. Bị dừng xe, anh Chu Khánh Chung (22 tuôi ở Bắc Cạn) cho biết, sau khi được giải thích, đã nhận ra lỗi của mình va se rut kinh nghiêm.
Nhưng trương hơp đươc canh sat cơ đông nhăc nhơ phai xuât trinh giây tơ, ghi đây đu ho tên, đia chi va hưa không tai pham. Theo đại úy Ngô Đức Long, Tiểu đội 9, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, trong ngày đầu ra quân đơn vị chủ yếu nhắc nhở người tham gia giao thông tuân thủ đúng quy định pháp luật. “Có trường hợp nghi vấn chúng tôi vẫn kiểm tra xe, kiểm tra người công khai không để lọt tội phạm”, đại úy Long nói.
Phương Sơn
Theo VNE
Đèn vàng sinh ra để làm gì?
Từ ngày mai 1-8, theo nghị định 46 của Chính phủ, người chạy xe vượt đèn vàng hay đèn đỏ sẽ bị phạt tiền như nhau: với xe hơi lên tới 2 triệu đồng và xe máy là 400.000 đồng.
Ôtô và xe máy vượt đèn vàng tại giao lộ đường Bến Vân Đồn và đường Vĩnh Khánh (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: HỮU KHOA
Tuy nhiên, mức phạt không làm cho người dân quan tâm bằng việc: phạt lỗi đèn vàng hợp lý hay không; đèn vàng sinh ra để làm gì?
Đã lấy ý kiến cả 3 miền
Tại sao có mức phạt vượt đèn vàng ngang bằng đèn đỏ? Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Thế Tùng - phó vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT), thành viên ban soạn thảo nghị định 46/2016/NĐ-CP - để hiểu thêm.
Ông Tùng dẫn luật: khoản 3 điều 10 Luật giao thông đường bộ quy định: "Tín hiệu xanh là được đi; tín hiệu đỏ là cấm đi; tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường".
Ông Hoàng Thế Tùng
Và ông giải thích: triển khai thực hiện Luật giao thông đường bộ, tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trước đây, đối với nội dung quy định về chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì đều quy định xử phạt chung một hành vi vi phạm là "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông".
Tại nghị định 171/2013/NĐ-CP, hành vi vượt đèn vàng và đèn đỏ có mức phạt khác nhau. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mức phạt khác nhau dẫn đến tình trạng người lái xe có xu hướng tăng tốc độ khi gần đến đèn giao lộ (thay vì giảm tốc độ), vì cho rằng nếu có đèn đỏ thì sẽ phanh xe lại để chỉ bị xử phạt ở mức thấp hơn (là vượt đèn vàng) (?).
Ngoài ra, việc tách thành hai hành vi với hai mức phạt khác nhau cũng gây khó khăn hơn cho lực lượng chức năng trong việc xác định hành vi vi phạm bị xử phạt ở mức cao hay thấp (!).
Vì vậy, đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tại nghị định 46/2016/NĐ-CP đã gộp hai hành vi này lại thành một hành vi là "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông".
Quá trình xây dựng nghị định cũng được làm rất kỹ, các nội dung dự thảo được đưa ra để lấy ý kiến góp ý rộng rãi của người dân và các bộ, ngành, địa phương; tổ chức hội thảo lấy ý kiến ở cả ba miền rồi mới tổng hợp để có đề xuất phù hợp nhất, trình lên Chính phủ.
Không hợp lý
TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông đô thị cho rằng đèn tín hiệu giao thông xuất hiện trên nửa thế kỷ rồi. Có người thấy đèn vàng thì chủ động dừng, có người đang đà đi hay có gì đó vội vàng nên thấy đèn vàng vẫn đi lên một đoạn.
Trước đây mức phạt vượt đèn vàng thấp hơn vượt đèn đỏ. Tăng phạt đèn vàng có thể hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông nhưng nói về luật là sai, nói về tâm lý con người là không công bằng khi phủ nhận giai đoạn chuyển biến từ đèn xanh sang đèn đỏ cho người lái xe chuẩn bị.
Đèn vàng chính là giai đoạn chuẩn bị về tâm lý để người ta có thể dừng ngay khi đèn đỏ. Nhưng có trường hợp đèn xanh vừa tắt người ta đã chồm tới thì lúc đó lùi xe rất khó nên trường hợp đó dùng đèn vàng để cho phép.
TS Nguyễn Xuân Thủy nói: "Tôi nghĩ nên để mức phạt vượt đèn vàng như cũ, không nên tăng mức phạt. Phạt vượt đèn vàng cũng như phạt vượt đèn đỏ là không đúng với tâm lý con người. Chuyện quy định phạt vượt đèn vàng và đèn đỏ như nhau là không hợp lý và không đúng luật. Nếu quy định như vậy thì đèn vàng không còn tác dụng nữa. Chỉ trừ trường hợp đèn vàng đã sát mình rồi mà vẫn cố nhô lên vượt qua thì lúc đó là phạm luật phạt theo quy định vượt đèn vàng trước đây."
Theo TS Thủy, nhà nước tuyên truyền giáo dục nhiều mà ý thức giao thông của người dân vẫn chưa được tiến bộ bao nhiêu vì còn phụ thuộc vào hạ tầng. Nếu đường rộng thì văn hóa giao thông tốt, còn đường chật thì vẫn có tình trạng đi lên vỉa hè, vượt đèn đỏ.
Ý thức con người không chỉ chủ quan mà trong bài toán giao thông còn có yếu tố khách quan như khi anh chen lấn, tôi không chen lấn nhưng tôi không bắt anh đừng chen lấn được.
Ở các nước muốn làm điều đó người ta phải qua hàng nhiều thập kỷ để hình thành nền tảng văn hóa, để hình thành ý thức, tính kỷ luật trong đi lại. Chúng ta muốn ngày một ngày hai thì chưa làm được.
Làm gì thì mục đích cuối cùng cũng là tạo thuận lợi cho cuộc sống người dân. Cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa nhưng chúng tôi cũng góp ý trong bài toán về vấn đề giao thông chú ý cả an sinh, cả vấn đề nhân văn chứ không chỉ đạt mục đích mà làm bằng mọi giá.
Bài toán giao thông là bài toán động, nghĩa là anh làm mọi cách để đảm bảo an toàn giao thông, giảm tai nạn nhưng vẫn phải để dòng giao thông hoạt động.
Theo Tuổi Trẻ
Những quy định nổi bật có hiệu lực từ 1/8 Tăng mức xử phạt của gần 100 hành vi vi phạm giao thông, tăng 8% lương hưu... sẽ bắt đầu được áp dụng từ hôm nay. Từ 1/8, tăng mức tiền xử phạt hành chính với nhiều hành vi phạm giao thông. Ảnh minh hoạ: Bá Đô Tăng mức xử phạt 100 hành vi vi phạm giao thông Từ ngày 1/8, Nghị định...