Hà Nội nêu tên 10 công trình sai phạm nổi cộm
Khu tổ hợp chung cư Đại Thanh, tòa nhà 8B Lê Trực, 93 Lò Đúc, 88 Láng Hạ, nhà do Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội đứng tên…nằm trong danh sách những công trình sai phạm nổi cộm được thành phố Hà Nội chỉ ra.
Văn bản trả lời câu hỏi tái chất vấn kỳ họp 14 HĐND thành phố do Phó chủ tịch Hà Nội Vũ Hồng Khanh ký, có nêu nhiều vấn đề dân sinh bức xúc, trong đó chỉ rõ những công trình, dự án xây dựng vi phạm nổi cộm, chưa được xử lý dứt điểm.
Đứng đầu trong danh sách này là dự án xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì). Tại đây, chủ đầu tư đã cho xây dựng 6 khối nhà vượt số tầng so với quy hoạch (cho phép 29 tầng, tuy nhiên xây 31 tầng). Phần lớn các hạng mục của dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, khoảng 40% số căn hộ đã được cấp sổ đỏ. Trong khi đó, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Thời điểm phát sinh vi phạm, chính quyền cơ sở chưa áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý dẫn đến các công trình tiếp tục thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư có hành vi không hợp tác với các đoàn kiểm tra như Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng, TP Hà Nội, Sở Xây dựng. Dự án đang được thanh tra toàn diện.
Dự án thứ 2 bị nhắc đến là chung cư 88 Láng Hạ (quận Đống Đa) do Công ty TNHH Hanotex làm chủ đầu tư. Công trình này đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 2010. Tuy nhiên, tới nay chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Công trình cũng xây dựng sai so với nội dung giấy phép, sai công năng sử dụng. Cụ thể, chủ đầu tư chuyển đổi tầng kỹ thuật mái và tầng mái thành căn hộ penthouse; 1/2 tầng kỹ thuật sử dụng làm văn phòng. Các sai phạm này đã được Sở Xây dựng kiểm tra và báo cáo TP Hà Nội. Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đang tiến hành thanh tra toàn diện dự án.
Dự án xây dựng công trình trụ sở văn phòng làm việc, dịch vụ công cộng và nhà ở tại tổ 50 Yên Hòa do Công ty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư gây nhiều tranh cãi trong thời gian vừa qua. Cụ thể theo báo cáo, trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư đã thi công sai so với hồ sơ thiết kế được duyệt.
Công trình này đã được tăng diện tích sàn khoảng 50m2 mỗi tầng để làm lôgia, hành lang, ban công của mỗi căn hộ. Với lỗi này, Thanh tra Sở Xây dựng đã lập biên bản xử phạt 80 triệu đồng. Hiện nay công trình bị đình chỉ thi công. Bộ Xây dựng đã vào cuộc, thanh tra toàn diện dự án.
Dự án tai tiếng nhất trong thời gian vừa qua cũng nằm trong danh sách bị nêu tên là Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê do Công ty cổ phần may Lê Trực làm chủ đầu tư tại số 8B Lê Trực (quận Ba Đình). Tại dự án này, chủ đầu tư đã thi công sai so với nội dung được cấp phép về tổng chiều cao công trình, tổng diện tích sàn.
Công trình đã bị UBND phường Điện Biên ban hành quyết định đình chỉ thi công. Sở Xây dựng đã chỉ đạo chủ đầu tư tự khắc phục vi phạm. Chủ đầu tư đang thực hiện phá dỡ. Tuy nhiên, theo ghi nhận việc này diễn ra chậm chạp, phần trên nóc đến 9h30 sáng 10/12 vắng bóng công nhân, ở phía dưới sảnh, chỉ lác đác người dùng máy khoan để phá phần xây sai phép.
Video đang HOT
Dự án chung cư cao tầng do Công ty TNHH khách sạn Kinh Đô làm chủ đầu tư tại số 93 Lò Đúc (Hai Bà Trưng) có 29 tầng, thi công vượt 1 tầng so với giấy phép; sử dụng sai công năng đối với các phần diện tích sử dụng chung. Các vi phạm này phát sinh từ năm 2006 đến năm 2011. Cơ quan chức năng đã có quyết định cưỡng chế phá dỡ bộ phận công trình sai phép tuy nhiên đến nay vẫn dậm chân tại chỗ.
Dự án cải tạo, nâng cấp khu vui chơi, giải trí bán đảo hồ Đống Đa do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hà Thủy làm chủ đầu tư. Trong quá trình triển khai, chủ đầu tư đã thi công sai giấy phép. Cụ thể, công trình đã xây thêm 1 tum thang, chưa thi công đường dẫn xe lên xuống tầng hầm, sử dụng diện tích tầng 2 sai với mục đích được phê duyệt. Cơ quan chức năng đã yêu cầu chủ đầu tư dỡ bỏ các hàng rào ngăn cách, trả lại mặt bằng khuôn viên khu vui chơi giải trí theo chức năng được duyệt.
Công trình xây dựng tòa nhà A3, khu tập thể số 8 Lý Nam Đế, do Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh đứng tên vi phạm về chiều cao và số tầng.
Với những sai phạm này, thanh tra xây dựng, từ ngày 10/3 đến nay, đã lập 12 biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công. UBND quận Hoàn Kiếm yêu cầu ông Linh dỡ bỏ phần công trình xây dựng trái phép. Cụ thể, phải phá dỡ 3 tầng 8, 9, 10, diện tích mỗi tầng 140m2, phá dỡ tum thang với diện tích 21,4m2…Ngoài ra, gia đình ông Nguyễn Hoàng Linh phải nộp phạt 15 triệu đồng.
Hiện nay, ngôi nhà được phủ kín bạt ở ngoài, phía bên trong đang tiếp tục được hoàn thiện, việc tháo dỡ phần vi phạm chưa được thực hiện.
Công trình tòa nhà làm việc và kinh doanh dịch vụ tại số 38 đường Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy do Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc làm chủ đầu tư, trong quá trình cải tạo, phá dỡ, đã không có giấy phép xây dựng. Đội thanh tra xây dựng quận Cầu Giấy đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm. UBND quận Cầu Giấy đã quyết định xử phạt chủ đầu tư với số tiền 80 triệu đồng. Bộ Xây dựng đã vào cuộc, thanh tra toàn bộ dự án này.
Ngoài ra, các dự án do Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư cũng bị nhắc tên trong danh sách. Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, đơn vị này sử dụng sai mục đích với tổng diện tích 181.730m2 đất và 11.474m2 nhà. Riêng tại tại dự án Khu đô thị Văn Quán (Hà Đông), HUD đã xây dựng sai phép và tự ý tăng thêm 45.935m2 sàn….
Tại dự án chung cư cao tầng và trung tâm thương mại văn phòng do Công ty cổ phần may Thăng Long làm chủ đầu tư tại số 250 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), chủ đầu tư đã tự xây dựng 4 công trình trên diện tích đất được quy hoạch làm vỉa hè, cây xanh của dự án với tổng diện tích sàn khoảng 1.500m2. Sai phạm xảy ra từ năm 2012 đến năm 2013.
Thời gian này, các vi phạm chỉ được lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không được chính quyền cơ sở áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý. Vì thế, dự án tiếp tục thi công, thậm chí 3 công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ mục đích riêng của chủ đầu tư, gây bức xúc trong dư luận.
Sở Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản, tổ chức nhiều cuộc họp để đôn đốc, hướng dẫn quận Hai Bà Trưng và phường Minh Khai xử lý công trình nói trên. Theo Sở Xây dựng, hiện nay, 4 công trình vi phạm đã cơ bản được tháo dỡ triệt để. Tuy nhiên trên đất để quy hoạch làm vỉa hè, vườn hoa vẫn còn tồn tại hai ngôi nhà chưa được giải phóng.
Phương Sơn
Theo VNE
Chủ tịch nước: "Không thể ký xong TPP là Việt Nam cất cánh thành rồng"
"Không thể ký xong TPP là Việt Nam cất cánh thành rồng được mà chính nước ta phải xây dựng nền kinh tế cạnh tranh cao. Cái đùi gà họ bán 1-2 USD. Họ trồng cà chua 800-1.000 tấn/vụ còn mình vài tấn mà vui là chết rồi. Nước ta có truyền thống đánh giặc ngoại xâm, chả lẽ mình không có truyền thống canh tân quốc gia"
Bác sĩ quê nói viêm phổi, bác sĩ thành phố bảo viêm tai
Sáng 12/10, Tổ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII TPHCM, đơn vị 1 gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Trần Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1.
Tại buổi tiếp xúc, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến kết quả của kỳ họp Quốc hội, các đạo luật đã và đang được thông qua. Cử tri cũng có nhiều ý kiến đóng góp xác đáng về công tác nhân sự, các vụ án tham nhũng lớn sắp đưa ra xét xử...
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri quận 1 sáng 12/10
Ông Trần Đăng Trâm, cử tri phường Đa Kao đề nghị trong kỳ họp tới, Quốc hội khi quyết một đạo luật nào đó thì không chỉ thông qua theo kiểu lấy đa số áp thiểu số, bắt thiểu số phục tùng đa số, bởi như thế là không xem xét hết từng khía cạnh, ngóc ngách của cuộc sống.
Cử tri này cho rằng, trong Bộ luật Dân sự, cần cho phép con người được chết nhân đạo. "Nhiều người già đau ốm mà không tiền mua thuốc. Con cháu là công nhân, chỉ đủ tiền cho con đi học, chứ không phải là hậu duệ, đồ đệ gì mà rủng rỉnh tiền... Tiền đâu chữa trị, lại làm phiền con cháu, thôi thì xin chết cho xong", ông Trâm nói.
Ông Trâm cũng bày tỏ sự bức xúc khi Luật Bảo hiểm Y tế vận động nhân dân tham gia nhiều nhưng cán bộ y tế lại thiếu, yếu và dân không tin. Ông dẫn chứng về trường hợp bà sui của ông quê ở Kiên Giang thắp nhang té thì đến bác sĩ địa phương bảo bị chấn thương nhẹ. Thế nhưng, lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM thì phát hiện đứt gân gối. Cháu ngoại bà sui ho khò khè, bác sĩ ở quê nói viêm phổi, lên Bệnh viện Nhi đồng 2 thì cháu bị viêm tai.
"An toàn thực phẩm, mua cái gì an toàn? Rau ngoài chợ mua về luộc đổ nước đi mới dám ăn. Trong báo cáo Chính trị không có nói đến an toàn thực phẩm. Tôi nghĩ Quốc hội cần kiểm điểm cụ thể trong 5 năm qua đã làm và chưa làm được gì?", cử tri Trâm nói.
Cử tri Lê Đình Cây (P.Nguyễn Thái Bình, Q.1) bức xúc chuyện TPHCM triển khai thu phí xe gắn máy nhưng có nơi thu, nơi không. Việc thu phí này chưa thực sự hợp lý vào lúc này khi đường sá còn kém chất lượng, kinh tế nhân dân còn nhiều khó khăn.
Cử tri này cũng cho rằng, việc chống tham nhũng ta làm được nhiều nhưng tham nhũng vẫn không giảm mà có thể tăng. Tham nhũng có cả vào trường học, cơ quan công an.
"Tại Hà Nội, tòa nhà 8B Lê Trực gần tòa nhà Chính phủ, lăng Bác... mà xây vượt 5 tầng vẫn không ai hay. Có phải có trục lợi hay không? Vậy, Quốc hội xem lại là việc chống tham nhũng có kết quả chưa? Tôi thấy là chưa. Tôi đề nghị, kỳ họp tới, Quốc hội xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc", ông Lê Đình Cây nói.
Các cử tri chất vấn tại hội nghị
Đồng quan điểm trên, bà Lê Thị Diệu Thư, cử tri P.Tân Định cho rằng, ở Úc có một khoảng cách nhất định khi xây tòa nhà thương mại với khu hành chính để bảo đảm an ninh quốc phòng. Việc xây tòa nhà 8B Lê Trực, Hà Nội ở vị trí đặc biệt như vậy sẽ dễ dàng làm lộ bí mật quốc gia. "Tòa nhà 8B Lê Trực không phải là điểm của riêng Hà Nội, hay của Vũng Tàu, TPHCM mà là của cả nước. Quốc hội phải quản lý chặt chứ không để xây lên đến cao thế này mới phát hiện", bà Thư nói.
Trong khi đó, cử tri Trần Bá Học, Hội Luật gia Q.1 bày tỏ sự lo ngại khi tình hình án oan sai trong Tố tụng Hình sự thời gian xảy ra qua nhiều. Khi xảy ra oan sai, lại lấy tiền từ ngân sách nhà nước, tức là tiền đóng góp của dân để bồi thường thì thật sự không hợp lý.
"Cán bộ nào làm sai thì phải bồi thường. Tôi chưa thấy cán bộ nào bồi thường tiền mình làm sai mà sau đó phải trả lại cho nhà nước. Tôi đề nghị cán bộ làm oan sai cần bị loại ra khỏi hệ thống cơ quan nhà nước vĩnh viễn. Họ phải bỏ tiền túi ra để trả lại cho nhân dân về khoản tiền bồi thường cho hành vi làm sai đó", ông Học nói.
Không thể ký xong TPP là Việt Nam cất cánh thành rồng
Nói chuyện với bà con cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, thời gian qua, công tác chống tham nhũng được các cấp, cách ngành làm rốt ráo. Kết quả làm khá nhiều, tăng cường tính nghiêm minh nhưng so với mục tiêu, yêu cầu thì còn nhiều việc phải làm. Chủ tịch nước đề nghị bà con cử tri tiếp tục giám sát vấn đề này theo sự hiểu biết của mình ở nơi cư trú hoặc nơi nào mình có thông tin.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dành nhiều thời gian để chia sẻ về Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP vừa hoàn tất quá trình đàm phán mà Việt Nam là thành viên.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay thăm hỏi cử tri
Theo Chủ tịch nước, Việt Nam ký nhiều hiệp định nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu ra bên ngoài và thu hút đầu tư để phát triển đất nước. Để giành thắng lợi trong xu thế hội nhập sân chơi toàn cầu thì phải có nền kinh tế có năng suất hiệu quả, năng lực cạnh tranh cao bằng sức mạnh nội tại.
"Không thể ký xong TPP là Việt Nam cất cánh thành rồng được mà chính nước ta phải xây dựng nền kinh tế cạnh tranh cao. Cái đùi gà họ bán 1-2 USD. Họ trồng cà chua 800-1.000 tấn/vụ còn mình vài tấn mà vui là chết rồi. Tại sao người ta làm được mà mình không làm được hoặc chưa làm được? Nước ta có truyền thống đánh giặc ngoại xâm, chả lẽ mình không có truyền thống canh tân quốc gia", Chủ tịch nước nói.
Theo Chủ tịch nước, để hội nhập quốc tế, tư duy phải thay đổi và không để lãng phí lớn như hiện nay. "Hội nhập mở cửa, hợp tác quốc tế rộng rãi thì phải xây dựng một nền kinh tế tự chủ, có năng suất, chất lượng. Các quốc gia họ đã chắt chiu từ lúc cơ hàn. Chưa thấy quốc gia nào đóng cửa kín mít mà trở thành rồng. Những nước G7, G8, G20, họ phải chắt chiu lắm. Vì vậy ta phải ra sức cần kiệm, xây dựng tư tưởng độc lập, tự chủ", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Công Quang
Theo Dantri
Tòa nhà 8B Lê Trực 'cắt ngọn' mất bao lâu? Chuyên gia cho rằng, để "cắt" phần xây dựng sai phép của tòa nhà 8B Lê Trực phải cần hàng chục công nhân làm liên tục trong 5 tháng mới xong.. Ai chịu chi phí tháo dỡ? Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND quận Ba Đình về đề nghị xử lý công trình vi...