“Hà Nội nên rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thay thế 6.700 cây xanh”
Trước những thông tin trái chiều của dư luận xung quanh việc UBND TP Hà Nội cho thay thế 6.700 cây xanh, nữ đại biểu Quốc hội Hà Nội Bùi Thị An cho rằng, Hà Nội nên rút kinh nghiệm, sát sao hơn nữa trong việc lắng nghe ý kiến của người dân sau vụ việc này.
PV: Chủ trương thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn đang nhận được nhiều luồng dư luận trái chiều, là ĐB Quốc Hội Hà Nội, bà nhận định thế nào về chủ trương đang gây nhiều tranh cãi này?
ĐB Quốc Hội Bùi Thị An: Về chủ trương thay thế cây xanh của UBND TP Hà Nội đưa ra, tôi cho rằng là rất cần thiết vì trong quy hoạch phát triển chung xây dựng thủ đô cần một tỉ lệ tối thiểu cho cây xanh. Phải có cây xanh mới đảm bảo phát triển bền vững đời sống người dân. Việc đảm bảo tỉ lệ đất cho cây xanh là vô cùng cần thiết, quy hoạch như thế nào để có cây xanh phù hợp với thẩm mỹ và thổ nhưỡng của thủ đô cũng vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, Hà Nội cổ kính lâu đời là trái tim của cả nước nên việc thay thế phải có sự cân nhắc, tính toán rất kỹ lưỡng. Những nơi phát triển mới xây dựng thì rất đơn giản trong việc quy hoạch cây xanh. Nhưng cái khó chính là những nơi như phố cổ, phố cũ ở Hà Nội có nhiều cây cổ thụ, cây lâu năm.
Chính vì vậy, tôi nghĩ thay vì thay thế hàng loạt, trước khi làm những nơi có nhiều cây lâu năm, nhiều cây cổ thụ cần phải có khảo sát rất kỹ xem cây nào có buộc phải thay thế hay không, có cần thiết hay không để tránh lãng phí. Trồng được một cây xanh là rất khó cho nên nên giữ lại những cây xanh cổ thụ nếu có thể.
Đại biểu Quốc Hội Bùi Thị An. Ảnh: Quang Phong
PV: Thực tế khi UBND TP Hà Nội triển khai chặt hạ cây đã vấp phải phản ứng gay gắt của người dân, bên cạnh đó lại có một số ý kiến cho rằng “không cần hỏi ý kiến của dân”, bà nhận định thế nào về quan điểm này?
ĐB Quốc Hội Bùi Thị An: Trước hết, tôi nhấn mạnh rằng, dân trí người dân thủ đô Hà Nội là rất cao, hơn nữa lại ảnh hưởng đến an sinh của người dân nên người dân phản ứng cũng là dễ hiểu.
Bên cạnh đó, người dân cũng vì cái chung phát biểu chứ không phải vì lợi ích nhóm. Mặc dù cũng có thể trong số các ý kiến đó có những ý kiến còn chưa chuẩn nhưng hoàn toàn có thể xem xét trên nhiều góc độ để chắt lọc. Tôi cho rằng, người dân Hà Nội có những mong muốn hết sức chính đáng.
Nhìn rộng ra, cây xanh liên quan đến hàng triệu dân Hà Nội. Chủ trương tuyên truyền cho dân, lấy ý kiến của dân là rất cần thiết, không nên xa rời dân. Nên lấy ý kiến của dân, tuyên truyền để dân hiểu. Được dân đồng thuận thì mọi việc sẽ rất suôn sẻ. Nâng hiệu quả công việc lên rất nhiều để tránh lãng phí.
Video đang HOT
Cây xanh đã bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Nguyễn Dương
Hơn nữa nguồn vốn dù của ngân sách hay xã hội hoá thì cuối cùng cũng là tiền của dân nên chúng ta nên tuyên truyền, lắng nghe, thuyết phục dân nếu chủ trương đúng thì dân sẽ nghe. Nếu có trục trặc, dân phản ánh thì có thể điều chỉnh cho hợp lý.
Chính vì vậy, có một số đồng chí nói rằng việc của chính quyền là do trách nhiệm không cần hỏi người dân, tôi nghĩ về mặt lý trong một số trường hợp là không sai vì chính quyền làm theo luật định. Nhưng liên quan đến quyền lợi của dân, là người lãnh đạo nhạy bén thì luôn tranh thủ ý kiến của dân. Đặc biệt lại liên quan đến an sinh thì càng nên hỏi ý kiến của dân vì trong dân luôn có những nhà khoa học, trí thức cao về cây, thực vật, thổ nhưỡng… thì tại sao lại không nghe, không hỏi (!?)
PV: Với đơn giá 10 triệu đồng/cây trong việc chặt hạ 6.700 hàng nghìn cây xanh ở Hà Nội cần một số tiền không nhỏ, bà nghĩ thế nào về con số này?
ĐBQH Bùi Thị An: Tôi cho rằng rất tốn kém !!! Chưa kể, chi phí chặt cây thôi mà đã tiêu tốn như vậy rồi. Sau khi chặt xong lại phải thay thế cây mới vào, còn phải cần tới cây giống rồi công trồng cây mới sẽ còn tốn bao nhiêu nữa? một năm trồng lại được bao nhiêu cây? trồng lại được thì bao nhiêu năm sau mới có bóng mát trở lại? Chưa kể việc xử lý đối với khối lượng lớn gỗ từ thân cây bị chặt hạ cũng cần phải tính toán rất kỹ. Rõ ràng là quá tốn kém nếu không tính toán cẩn thận rất có thể sẽ xảy ra tình trạng lãng phí.
Vì vậy, sau khi rà soát cẩn thận, tôi cho rằng, việc chặt hạ, thay thế nên thực hiện một cách dần dần, tránh triển khai rầm rộ, đồng loạt, gây tác động mạnh đến môi trường.
PV: Theo bà, sau vụ việc này, Hà Nội nên rút kinh nghiệm như thế nào để tránh xảy ra những phản ứng tương tự từ dư luận?B
ĐHQH Bùi Thị An: Trước vụ việc Hà Nội chủ trương thay thế 6700 cây xanh trên địa bàn thủ đô hiện vẫn đang vấp phải những phản ứng từ phía dư luận, tôi cho rằng lãnh đạo Hà Nội nên rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình chỉ đạo, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện cấp trên phải theo dõi cấp dưới làm thế nào. Nếu làm không đúng phải đình chỉ lại ngay để chống lãng phí. Hoặc vấp phải những vấn đề bức xúc từ người dân thì cấp trên phải dừng lại ngay và đặc biệt, lắng nghe ý kiến của người dân là một việc làm vô cùng cần thiết. Dân đồng thuận thì công việc sẽ suôn sẻ, tại sao lại không làm.
Trước đó, trước sức ép của dư luận, UBND TP.Hà Nội đã có văn bản gửi Sở Xây dựng yêu cầu rà soát lại việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên địa bàn. Công văn của UBND TP.Hà Nội nêu rõ Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo việc rà soát cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn, đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị.
Giám đốc Sở Xây dựng phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các cơ quan báo chí, thông tin công khai, đầy đủ, tạo đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố.
Xuân Ngọc
Theo Dantri
Ngày nắng, cửa hàng rửa xe thu bạc triệu
Sau hơn nửa tháng chìm trong mưa phùn và nồm ẩm, hôm 17/3 người dân Hà Nội mới được hưởng một ngày nắng trọn vẹn. Người người phấn khởi vì đồ phơi khô, đường xá không còn cảnh ách tắc thường thấy. Đặc biệt, hôm nay là ngày vàng đối với cánh rửa xe.
Nhờ có không gian rộng, thuận đường nên nhiều chủ cửa hàng rửa xe cho biết ngày hôm nay họ đã kiếm được không dưới chục triệu đồng
Tại điểm rửa xe ở ngã tư giao cắt giữa Nguyễn Khánh Toàn và đường mới gần Bảo tàng Dân tộc học, có đến hàng chục chiếc xe ô tô con đang đỗ chờ rửa. Theo anh Minh - chủ một chiếc xe ô tô đời mới tại đây, giá rửa xe của anh là 80.000 đồng/xe. Tuy nhiên, mức giá các dòng xe đều do cửa hàng đưa ra tùy thuộc vào từng dòng xe, đời xe.
Theo đó, xe ô tô càng đắt tiền, giá rửa xe hôm nay sẽ càng "chát", còn xe ô tô rẻ tiền, ô tô cũ giá được các chủ quán có phần "hữu nghị" nên hết sức bình dân. Nếu thời điểm đông xe, phí rửa xe cũng được đẩy lên cao, trung bình là từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/xe. Giờ cao điểm, trưa hay chiều tối, khi người dân tan ca, mức giá rửa xe ô tô chênh lệch so với mức giá cũ thêm từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng/chiếc.
Để tận dụng thời gian và diện tích, các chủ cơ sở này thường huy động từ 4 đến 5 người rửa một chiếc xe và trung bình cứ 10 phút là rửa xong được 1 chiếc xe.
Với chiếc Merceder này, chủ xe cho biết mức giá rửa xe phải trả là 150.000 đồng.
Với chỉ 10 phút rửa xong 1 chiếc xe, mỗi tiếng có thể rửa 6 chiếc, theo lời chủ cửa hàng rửa xe trên đường Nguyễn Khánh Toàn, nếu đông khách cả ngày cơ sở này có thể rửa được khoảng từ 80 - 120 chiếc xe ô tô, xe máy. Với mức giá trung bình rửa xe ô tô là 100.000 đồng/xe, xe máy 40.000/xe, họ sẽ thu về từ 8 triệu cho đến 12 triệu/ngày riêng rửa xe ô tô, còn rửa xe máy có thể thêm từ 1 đến 3 triệu đồng.
Chỉ mất tiền thuê địa điểm, nước giếng khoan, xà phòng, điện, các chủ cơ sở rửa xe thu lãi lớn so với ngày thường.
Trong khi đó, trên một số tuyến đường khác như Phạm Hùng, Hồ Tùng Mậu, Phạm Văn Đồng, Trần Cung các quán rửa xe máy bỗng mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa. Tranh thủ ngày nắng nên rất nhiều cửa hàng chuyên "sửa xe" được biến thành cửa hàng "rửa xe".
Mức giá rửa xe máy cũng dao động từ 30.000 đồng đến 60.000 đồng/xe tùy thuộc loại xe. Nếu là SH, LX hay các dòng xe ga đời mới, mức giá sẽ cao hơn. Còn lại các dòng xe số mức giá dao động từ 30.000 đồng/xe - 40.000 đồng/xe.
Nguyễn Tuyền
Theo dantri
Chặt hạ cây xanh ở Hà Nội: Cần lắng nghe ý kiến của chuyên gia và người dân Trên nhiều tuyến đường nội đô Hà Nội đang ngổn ngang những cây xanh bị đốn hạ. Dự kiến Hà Nội sẽ loại bỏ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố. Dẫu biết đây là kế hoạch của thành phố nhưng nhiều người cảm thấy xót ruột, tiếc nuối và lo lắng cho không gian xanh đô thị đang bị phá vỡ. Qua...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy nhà lúc rạng sáng ở quận 8, TP.HCM khiến 3 người tử vong thương tâm

Hậu quả khôn lường khi lan truyền thông tin sai sự thật về "bắt cóc trẻ em", "buôn người"

Hà Nội, TPHCM chịu được động đất tối đa bao nhiêu?

Kiểm tra đột xuất, CSGT phát hiện loạt xe máy độ, chế của học sinh

Hàng ngàn lãnh đạo tỉnh và huyện, hàng vạn cán bộ xã, ai đi ai ở khi sáp nhập?

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Nam công nhân nghi bị rượt đuổi, tông đuôi xe đầu kéo tử vong ở Bình Dương

Hối thúc đưa máy bay B727 bị "bỏ rơi" tại Nội Bài về Cam Ranh

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?

Xuất hiện clip chọi trâu nghi ở Nghệ An, chính quyền phủ nhận

Vụ 40 học sinh ở TP Thủ Đức nghi ngộ độc: 2 trường tự gửi mẫu kiểm nghiệm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất
Có thể bạn quan tâm

Nâng cấp phong cách sang trọng, tinh tế từ những chiếc đầm dự tiệc
Thời trang
2 phút trước
Khung cảnh miệng núi lửa đẹp như trong anime ở Quảng Ngãi gây sốt cộng đồng mạng
Du lịch
2 phút trước
Nhóm thanh niên chặn đầu ô tô taxi, dùng mũ bảo hiểm đập phá xe
Pháp luật
6 phút trước
Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân
Thế giới
11 phút trước
Buổi thử vai đầy dấu hiệu rợn người cho phim của Kim Soo Hyun: Diễn ra ở hộp đêm, yêu cầu diễn viên nữ ăn mặc hở hang và hành động kỳ lạ
Hậu trường phim
55 phút trước
Hoa hậu Thu Uyên thừa nhận 'đổi đời', không ngại tranh cãi vì show hẹn hò
Sao việt
1 giờ trước
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt
Sức khỏe
1 giờ trước
Lee Byung Hun chia sẻ những điều học được từ hôn nhân
Sao châu á
1 giờ trước