Hà Nội nâng cấp đê tả Bùi sau trận lụt lịch sử
Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất nâng cấp đê tả Bùi ở huyện Chương Mỹ, nhằm tránh xảy ra cảnh lụt lội như trận lụt lịch sử hồi tháng 8 vừa qua.
UBND Hà Nội giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thống nhất tham mưu văn bản, trình UBND thành phố báo cáo xin ý kiến của Bộ NN&PTNT về nâng cấp tuyến đê.
UBND thành phố cũng giao Sở NN&PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư thực hiện dự án xử lý cấp bách khoảng 1,5km đê tả Bùi xung yếu, đoạn từ trạm bơm Trung Hoàng, cầu Bến Cốc đến hết đập tràn thuộc địa bàn xã Thanh Bình (huyện Chương Mỹ) theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Thời gian hoàn thành công trình trước ngày 30/4/2019.
Hà Nội quyết định nâng cấp đê tả Bùi nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. (Ảnh: Tienphong)
Trước đó, hồi đầu tháng 8/2018, nước sông Bùi dâng cao, gây ngập úng diện rộng, thiệt hại nặng nề trên địa bàn các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức… đồng thời đe dọa an toàn đê tả Bùi trên địa bàn xã Thanh Bình (Chương Mỹ). Ngay sau đó, thành phố đã có chủ trương nâng cấp đê tả Bùi để phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho khu vực nội đô.
Trận lụt trên khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn, họ phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch, bệnh tật khi nước rút chậm.
Nguồn: Tiền Phong
Video đang HOT
Theo VTC
Lũ lịch sử 50 năm đưa hàng nghìn tấn gỗ về hồ thủy điện Bản Vẽ
Cơn lũ lịch sử đã khiến hàng nghìn tấn gỗ, rác trôi về lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An). Cơ quan chức năng phải huy động lượng lớn nhân lực để làm sạch.
Từ đầu tháng 9, hồ Thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An) đón trận lũ lịch sử được đánh giá là lịch sử, 50 năm có một lần. Lượng nước về hồ có lúc đạt tới 5.000 m3/s, kéo theo lượng lớn gỗ, rác từ thượng nguồn.
Nhà máy phải huy động hàng chục công nhân, xe cẩu và ôtô tải để dọn gỗ và rác. Với lượng rác gần bờ, công nhân vận chuyển thủ công trực tiếp lên bờ.
Rác về hồ chủ yếu là gỗ thừa, tre, nứa, cành cây, rễ cây... Theo lãnh đạo thủy điện Bản Vẽ, 80% lưu vực thượng lưu thuộc địa phận Lào, nên rất có thể phần lớn gỗ và rác từ nước bạn trôi sang. Lượng gỗ và rác được ước tính lên tới hàng nghìn tấn.
Với rác ở khu vực xa bờ, công nhân phải dùng thuyền để kéo vào gần hơn, sau đó cẩu lên bờ.
Công nhân cũng sử dụng máy tời để dọn dẹp. Lãnh đạo thủy điện Bản Vẽ cho biết kể từ khi nhà máy được vận hành vào năm 2010, chưa có năm nào lũ về lớn, cũng chưa năm nào lượng gỗ, rác trôi về lòng hồ nhiều như năm nay.
Những khúc gỗ lớn được xẻ nhỏ lại để dễ vận chuyển. Số gỗ và rác được vận chuyển về địa điểm tập kết cách đó khoảng 4 km. Mỗi ngày, công nhân dọn được 60-70 tấn.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhà máy cho biết không thể xác định thời điểm dọn sạch lòng hồ bởi rác và gỗ ở thượng nguồn vẫn trôi về hàng ngày.
Gỗ và rác trôi về tràn khắp mặt hồ cũng khiến giao thông đường thủy bị tắc nghẽn. Từ đập Bản Vẽ lên thượng nguồn có 4 bản miền núi huyện Tương Dương. Giao thông đến 4 bản này chủ yếu bằng đường thủy, đi theo lòng hồ. Tuy nhiên, rác và gỗ trôi về khiến giao thông đi lại rất khó khăn.
Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, thủy điện Bản Vẽ đã góp phần ngăn lũ cho 3 đợt mưa lớn trên địa bàn. Tuy nhiên, vào đợt thứ 4 (đầu tháng 9), lượng nước lòng hồ đạt đỉnh trong khi phía thượng nguồn lũ lớn đổ về, để đảm bảo an toàn đập, thủy điện phải xả lũ bằng lượng nước từ thượng nguồn đổ về. Hạ lưu vì thế gặp lũ lớn. Thời điểm đó, đã có nhiều người tung tin đồn thất thiệt về việc vỡ đập.
Vị trí Nhà máy thủy điện Bản Vẽ. Ảnh: Google Maps.
Thủy điện Bản Vẽ là công trình thủy điện xây dựng tại thượng nguồn Nậm Nơn (sông Lam). Đập chính và nhà máy điện đặt tại bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Thủy điện Bản Vẽ có công suất thiết kế 320 MW.
Đập của thủy điện tạo ra hồ Bản Vẽ, diện tích mặt nước 8.700 km2, thuộc địa bàn bốn xã Yên Na, Hữu Khuông, Mai Sơn và Nhôn Mai. Đây là công trình thủy điện lớn nhất khu vực bắc miền Trung và tỉnh Nghệ An. Mỗi năm, Thủy điện Bản vẽ hòa lưới điện quốc gia khoảng 1 tỷ kWh.
Công trình đồng thời cung cấp một phần điện cho nước bạn Lào. Ngoài ra, thủy điện Bản Vẽ còn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, đẩy mặn, chống lũ cho vùng hạ lưu sông Cả.
Nghệ An
Hiếu Công
Theo Zing
Lũ lịch sử ở Mường Lát gây thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng Đợt mưa lũ vừa qua khiến huyện Mường Lát, Thanh Hóa bị thiệt hại nặng nề làm 7 người chết, mất tích, hàng trăm căn nhà bị sụp đổ hoàn toàn Đại diện UBND huyện Mường Lát, Thanh Hóa, cho biết, đến nay, cơ bản trước mắt nhu cầu về lương thực, thực phẩm đã đảm bảo đáp ứng cho bà con nhân...