Hà Nội muốn xóa xích lô du lịch
“Hà Nội muốn thôi loại hình du lịch xích lô. Chính quyền có thể sẽ mua lại xe của người dân, bố trí nghề để người ta làm việc khác, mong các cơ quan quản lý ủng hộ việc đó để cho thủ đô văn minh”, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị bày tỏ.
Tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 6/8, ông Nghị nhấn mạnh, Hà Nội luôn coi trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa. Nếu dư luận đặt câu hỏi thành phố lựa chọn ưu tiên phát triển văn hóa hay kinh tế thì Hà Nội sẽ đặt thứ tự ưu tiên là văn hóa, mong muốn trở thành thủ đô tiêu biểu về văn hóa.
Bí thư Hà Nội cho biết, thành phố đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh lễ hội, việc cưới việc tang. Chỉ thị 11 về việc cưới với phạm vi không quá 300 khách mời, đã được đảng viên, nhân dân đồng tình. Ông kiến nghị Bộ Văn hóa tham mưu Chính phủ, yêu cầu đảng viên của cơ quan trung ương trên địa bàn thực hiện, nếu không sẽ có sự so sánh, không đồng bộ giữa những đảng viên ở Trung ương và Hà Nội.
Khách du lịch nước ngoài đi xích lô dạo phố. Ảnh: Hoàng Hà.
Về quản lý biển hiệu quảng cáo, Bí thư Hà Nội cho rằng, thành phố đã xóa được nạn rao vặt trên đường, đây có thể coi là kỳ tích. Ngành văn hóa đang tích cực xóa pano, băng rôn trên đường phố và tiếp tục rà soát, chấn chỉnh các quảng cáo, biển hiệu.
Lãnh đạo Hà Nội còn cho biết, sẽ đưa xích lô du lịch vào quản lý, từng bước xóa bỏ loại hình này. “Hà Nội muốn thôi loại hình du lịch xích lô. Chính quyền có thể sẽ mua lại xe của người dân, bố trí nghề để người ta làm việc khác, mong các cơ quan quản lý ủng hộ việc đó để cho thủ đô văn minh”, Bí thư Phạm Quang Nghị nói.
Theo UBND thành phố, 7 tháng qua, công tác quản lý văn hóa của Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực. Các lễ hội tổ chức gọn nhẹ, có sự kết hợp tổ chức các hoạt động văn hóa. Để xây dựng phong trào “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, ngành văn hóa đang lấy ý kiến nhân dân trong xây dựng bộ quy tắc ứng xử.
7 tháng qua, Hà Nội đã xếp hạng 30 di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, lập hồ sơ cho 5 trên 8 điểm trong danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, tổ chức đào thám sát khai quật khảo cổ và thực hiện phương án bảo tồn di tích đàn Xã Tắc, khai quật khảo cổ học tại nút giao thông Đào Tấn và tuyến đê Bưởi…
Video đang HOT
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nội trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa thời gian qua. Và ông đề nghị thành phố xử lý kịp thời những điểm nóng trong quản lý di sản, thực hiện đúng Luật Quảng cáo trong quản lý loại hình này. Thời gian tới, Bộ Văn hóa phối hợp với Hà Nội kiểm tra phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa để có những cơ chế, chính sách hợp lý nhằm đưa phong trào hoạt động hiệu quả hơn.
Theo VNE
Cha vợ rộng lòng xin tha thứ cho gã con rể vô lương
Dù sao con gái tôi cũng đã không còn, xin pháp luật mở cho con rể tôi một con đường sống, bị cáo còn trẻ dại, nhất thời phạm tội...". Cha nạn nhân nuốt nước mắt khẩn khoản
Tấm lòng nhân hậu của người cha vợ không chỉ cứu bị cáo thoát án tử hình mà còn thức tỉnh nhân tâm, giúp bị cáo thành người lương thiện.
Cuộc hôn nhân đoản mệnh
Năm 2008, Hoàng Tuấn Anh (SN 1982, trú tại tiểu khu Đại Nam, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) kết hôn với chị Phạm Thị Mát (SN 1990, trú tại Hải Hậu, Nam Định). Hai người gặp nhau trong những ngày Tuấn Anh lang thang từ quê ra TP. Hà Nội kiếm việc làm, còn Mát cũng lên ở nhà chị gái, vừa giúp chị trông cháu nhỏ, sau này tính chuyện học nghề.
Bị cáo Hoàng Tuấn Anh
Thấy Mát khéo léo dễ thương, Tuấn Anh lập tức tiếp cận và tán tỉnh. Mặc dù Tuấn Anh chẳng phải hàng đẹp trai, khéo ăn khéo nói, cũng không phải thiếu gia công tử nhưng được cái "mác" người Hà Nội nên cũng xiêu lòng.
Khi Mát dẫn người yêu về ra mắt gia đình, thấy chàng trai cũng hiền lành từ tốn, nhất là khi hai bên gia đình gặp nhau thấy có nhiều điểm tương đồng, dễ thông cảm nên gia đình cô gái đã đồng ý tác thành cho đôi trẻ.
Sau khi cưới nhau xong, vì cuộc sống khó khăn nên hai vợ chồng Tuấn Anh cùng nhau ra Hà Nội làm thuê mưu sống, dành dụm tiền trước rồi mới tính chuyện sinh con. Vợ chồng họ thuê nhà trọ tại làng Cương Ngô (Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội).
Hàng ngày Tuấn Anh chở hàng thuê tại khu vực ga Hà Nội còn Mát thì đến làm thuê tại cửa hàng gội đầu ở thôn Yên Ngưu (xã Tam Hiệp, Thanh Trì). Công việc bốc vác của Tuấn Anh vất vả, bụi bặm, bẩn thỉu; trong khi công việc ở tiệm gội đầu của cô vợ trẻ thì nhàn hạ, sạch sẽ, mát mẻ, lúc nào cũng thơm nức mùi mỹ phẩm. Chưa kể, công việc làm đẹp khiến Mát luôn phải vui vẻ tươi cười, tiếp xúc với nhiều khách nam lui tới.
Trong hoàn cảnh đó, Tuấn Anh không khỏi nảy lòng ghen tuông, nhiều lần buộc vợ phải nghỉ việc ở nhà. Nhưng vì kế mưu sinh, vả lại cây ngay không sợ chết đứng nên Mát vẫn tiếp tục công việc mình yêu thích.
Không chịu đựng nổi tính ghen tuông của người chồng, cuối năm 2009, Mát đề nghị hai người sống li thân, tạm xa nhau một thời gian để nhìn nhận lại tình cảm của mình. Từ đó, Tuấn Anh sống một mình ở căn nhà trọ từng là tổ ấm của hai người còn Mát chuyển đến ở tại cửa hàng gội đầu.
Trong lòng vẫn còn yêu vợ nên Tuấn Anh liên tục đến tiệm gội đầu gặp Mát xin nối lại tình cảm. Tuy nhiên, Tuấn Anh chỉ hứa hẹn thế thôi chứ bản chất không thay đổi.
Thiếu phụ trẻ biết rõ lòng dạ chồng như thế nên không chịu về ở cùng mà hẹn chồng tối đến cửa hàng gội đầu ăn cơm cùng mình rồi nói chuyện tiếp. Chập tối, Tuấn Anh đến cửa hàng gội đầu theo lịch hẹn, khi đi mang theo một con dao tông dài khoảng 50cm vào chiếc túi du lịch với mục đích nếu vợ không theo về sẽ "xử lí".
Tình người ấm lại sau thảm án
Tại quán gội đầu, như mọi lần Tuấn Anh ép vợ phải quay lại sống cùng mình nhưng cô vợ trẻ không đồng ý. Lời qua tiếng lại, Tuấn Anh hết kiên nhẫn và bắt đầu hiện nguyên hình là kẻ cục cằn, văng "chổi cùn, rễ rách" ra: "Mày không thích về thì tao cho mày chết".
Ngay lập tức, hắn lấy con dao trong túi du lịch ra chém thẳng về phía đầu vợ. Theo phản xạ, chị Mát đưa tay phải lên đỡ, liền bị chồng chém vào tay và đỉnh đầu. Gã chồng như con thú say máu, tiếp tục xông đến chém tiếp hai nhát nữa vào gáy vợ, làm thiếu phụ ngã gục, bất tỉnh. Bỏ mặc nạn nhân tại hiện trường, Tuấn Anh hùng hổ bỏ đi, sau đó hắn lầm lũi đến Công an huyện Thanh Trì đầu thú.
Được biết, sau khi Tuấn Anh gây án, gia đình nạn nhân có ý định đưa con gái về quê lo hậu sự nhưng cha mẹ bị cáo nhất quyết xin đưa thi thể nạn nhân về Phú Xuyên lo tang ma, thờ phụng.
"Sống quê cha, ma quê chồng", Mát đã là dâu con nhà tôi, giờ số phận cháu không may đoản mệnh, gia đình xin được ân huệ cuối cùng để chuộc lỗi thay con trai", cha mẹ bị cáo Tuấn Anh nói thế.
Sau vụ thảm án, hai gia đình đã chung tay giải quyết hậu quả, cùng san sẻ đau thương mất mát cho nhau.
"Dẫu sao Tuấn Anh cũng là con rể tôi và tôi cũng không muốn gia đình thông gia phải đau khổ khi mất đi một người con"- cha của nạn nhân khẩn khoản giãi bày tại phiên tòa sơ thẩm về nguyện vọng xin giảm án cho gã con rể vô nhân tính.
Được biết, vợ chồng ông chỉ có hai người con gái, trước ngày chị Mát qua đời chưa lâu thì người con gái lớn của ông bà đã qua đời vì căn bệnh ung thư, khi đó mọi hy vọng của ông bà dồn cả vào cô con gái út vừa mới lấy chồng. Không ngờ, bất hạnh chồng lên bất hạnh khi chị Mát đã thiệt mạng dưới lưỡi dao của gã chồng trong cơn ghen tuông tàn ác.
Hôm đó, gia đình bị cáo nói rằng, đội ơn cha mẹ bị hại vì đã tha tội chết cho Tuấn Anh, ông bà đã sinh ra Tuấn Anh lần thứ hai. Bị cáo còn hứa sau này ra tù sẽ có trách nhiệm với ông bà.
Nhưng có lẽ gia đình bị hại không chờ đợi vào điều đó, ông xin giảm án cho bị cáo hoàn toàn xuất phát từ lòng thiện, từ trái tim nhân đạo của mình. Hy vọng rằng tình thương ấy đã thức tỉnh lương tâm bị cáo, giúp bị cáo ăn năn hối cải mà trở thành người lương thiện.
Theo Pháp luật Việt Nam
"Cuốc" xích lô 5 kilomet giá... 1,3 triệu đồng Chủ động mời chào 3 mẹ con du khách người Australia đi "cuốc" xích lô từ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đến phố Đinh Tiên Hoàng, người lái xe vừa "thả" họ giữa đường vừa "chém" 1,3 triệu đồng không thương tiếc. Lái xe xích lô "chặt chém" du khách Sự việc xảy ra trưa 23-4, khi chị Ilona Schultz (SN 1980),...