Hà Nội muốn thu hồi xe máy cũ nát từ đầu năm 2018
Lãnh đạo Sở Giao thông cho biết sẽ rà soát và đề xuất các tiêu chuẩn xe máy cũ nát để có thể thu hồi từ đầu năm 2018.
Chiều 21/6, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, tháng 7 tới, cơ quan này sẽ trình HĐND thành phố đề án Quản lý phương tiện giao thông, trong đó đề xuất các phương án thu hồi xe máy cũ trên địa bàn.
Theo ông Viện, Chính phủ có lộ trình thu hồi xe máy cũ nát từ 1/1/2018, song đến nay Bộ Giao thông vẫn chưa có quy định tiêu chuẩn về khí thải, niên hạn xe máy nên chưa có đủ tính pháp lý để thu hồi.
Do đó, trong năm nay, Hà Nội sẽ tiến hành rà soát trên 5 triệu xe máy đang lưu hành và thống kê những xe cũ nát theo niên hạn, sau đó phối hợp với Bộ Giao thông đưa ra quy định về tiêu chuẩn xe máy cần thu hồi.
Xe máy cũ nát sẽ bị thu hồi theo chủ trương của Chính phủ. Ảnh minh họa: Xuân Hoa
“Nếu Bộ Giao thông vẫn chậm trễ đưa ra quy định về tiêu chuẩn xe máy cũ cần thu hồi thì Hà Nội sẽ đề xuất Chính phủ cho phép thí điểm dựa trên các đánh giá, vì thành phố được thực hiện một số cơ chế đặc thù theo Luật thủ đô”, ông Viện nói.
Video đang HOT
Theo ông, thực hiện việc thu hồi các xe máy cũ nát từ 1/1/2018 “là rất tốt, hiện nhiều ý kiến đã đồng thuận chủ trương này”.
Hà Nội hiện có 5,2 triệu xe máy; 10.686 xe máy điện, 30 xe môtô 3 bánh được cấp đăng ký và 4.367 xe môtô 3, 4 bánh tự chế (không được cấp đăng ký). Trong đó, có gần một nửa số lượng xe máy đã sử dụng lâu năm, nhiều xe sản xuất từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước vẫn đang tham gia giao thông.
Về dự kiến hạn chế xe máy vào năm 2030, lãnh đạo Sở Giao thông cho biết kinh nghiệm của các nước trong khu vực như ở Trung Quốc, Myanmar, Indonesia… là lộ trình dừng hoạt động xe máy trong nội đô được xây dựng từ 5 – 10 năm. Hà Nội đã lựa chọn lộ trình tới năm 2030 sẽ cấm xe máy tại một số khu vực nội đô.
Đến năm 2030, chủ trương trên có thể được thực hiện khi thành phố đã chuẩn bị đủ cơ sở hạ tầng để đáp ứng chỉ tiêu 50 – 55% nhu cầu đi lại của người dân bằng phương tiện công cộng tại khu vực trung tâm, đảm bảo khả năng tiếp cận đối với hệ thống giao thông công cộng đạt khoảng 80%.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bộ Giao thông thêm quy định chặn xe hợp đồng trá hình
Nhiều nhà xe lách luật để chở khách tuyến cố định bằng cách in sẵn hợp đồng, khi có người lên xe mới ghi tên vào.
Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông) cho biết, sắp tới Bộ sẽ đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ để quản lý chặt hơn xe hợp đồng, chống tình trạng loại hình vận tải này né thuế, gây rối loạn thị trường.
Theo ông, xe hợp đồng là xe chạy không theo tuyến cố định. Còn xe khách tuyến cố định chạy từ bến đến bến với quy hoạch từ trước. Song lâu nay có hiện tượng xe hợp đồng lách quy định để chở khách tuyến cố định, và đối phó nhà chức trách bằng cách trên xe để hợp đồng in sẵn, khi hành khách lên ôtô thì ghi tên bổ sung.
Trước thực tế trên, Nghị định 86 sẽ được bổ sung quy định hợp đồng phải ký kết giữa đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe, và thực hiện trước khi xe chở khách; mỗi chuyến xe chỉ được ký kết một hợp đồng.
Thanh tra giao thông xử phạt xe hợp đồng dừng đỗ sai quy định. Ảnh: Xuân Hoa.
Bộ giao thông cũng đề xuất sửa đổi Nghị định 86 theo hướng, đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng không được đón, trả khách thường xuyên, lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, văn phòng đại diện hoặc một địa điểm cố định khác.
Trong một tháng, mỗi xe không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến có địa chỉ nơi khởi hành và nơi kết thúc trùng nhau; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều người thuê vận tải khác nhau.
Xe từ 8 chỗ trở lên (trước đây quy định với xe 10 chỗ) trước khi thực hiện hợp đồng phải thông báo đến Sở Giao thông qua email hoặc phần mềm các thông tin liên quan đến chuyến đi; không được tổ chức gom khách lẻ.
"Quy định này nhằm chặn tình trạng nhiều nhà xe lách luật bằng cách tháo bớt ghế để không phải thông báo", ông Ngọc nói.
Ngoài ra, Bộ giao thông đề nghị phân cấp quản lý xe hợp đồng cho chính quyền địa phương, bằng việc bổ sung quy định loại hình vận tải này được đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ. UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để công bố các vị trí đón, trả khách cho xe hợp đồng.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Nguyễn Văn Thanh cho biết ông cơ bản đồng tình với các quy định dự kiến được điều chỉnh nêu trên. Về lâu dài, ông đề xuất cơ quan chức năng nghiên cứu quản lý theo cách mới, để năm sau khi sửa Luật Giao thông đường bộ thì sắp xếp lại loại hình vận tải, không nhất thiết phải chia nhỏ ra xe hợp đồng, xe cố định, taxi... với quá nhiều quy định cụ thể, doanh nghiệp rất khó thực hiện.
"Nếu xe hợp đồng đáp ứng được yêu cầu cao của người dân mà ta tìm cách trói lại thì không hợp lý. Cần tạo điều kiện cho các loại hình vận tải phục vụ được hành khách ngày một tốt hơn", ông Thanh nói.
Đoàn Loan
Theo VNE
Chuyên gia đề nghị để xã hội giám sát dự án cao tốc Bắc Nam Lo ngại dự án cao tốc Bắc Nam lặp lại nhiều hệ lụy như các dự án BOT thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế đề nghị công khai các dự án và áp dụng cơ chế đấu thầu, giám sát thu phí minh bạch. Bộ Giao thông vừa có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bắc...