Hà Nội muốn thu hồi 29 dự án
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có kiến nghị UBND thành phố về việc thu hồi, bãi bỏ quyết định giao, cho thuê đất của 29 dự án với tổng diện tích 1.844,3 ha đất.
Một khu đô thị “ôm” đất hàng chục năm ở Mê Linh. (Ảnh:Internet)
Cụ thể, huyện Mê Linh có 5 dự án là các khu đô thị mới Vinalines, Việt Á, BMC, Prime Group và dự án trồng hoa, cây xanh cảnh quan, rau sạch kết hợp du lịch sinh thái.
Huyện Thạch Thất có 10 dự án: Khu đô thị Tiến Xuân; đại học Hòa Bình; khu nhà ở cho cán bộ giáo dục đại học Hòa Bình; khu biệt thự nhà vườn của Công ty Cổ phần đầu tư An Lạc và Công ty Xây dựng Trường Giang; nhà máy sản xuất cọc bê tông; trung tâm thương mại dịch vụ (Công ty TNHH Thương mại Tuổi trẻ); biệt thự nhà vườn của Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế Thành Như; khu vực mở rộng nhà máy sản xuất của Công ty Minh Nguyệt; khu vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu biệt thự Sunny Light; dự án xây dựng nhà vườn của Công ty Cổ phần xây lắp và thương mại Hòa Bình.
Huyện Ba Vì có 2 dự án: Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn (Công ty Cổ phần bê tông Vạn Trường Thành) và khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên.
Quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm có 3 dự án: Khu dịch vụ đào tạo nhân sự cấp cao Phú Hòa và văn phòng làm việc, chợ lâm sản Thượng Cát, bãi đỗ xe tĩnh tại khu đất bãi sông Hồng TDP.
Video đang HOT
Một số dự án nằm rải rác ở các quận nội thành gồm tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng tại Long Biên; dự án cải tạo xây dựng tòa nhà văn phòng tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng; dự án khai thác chợ Kim Liên của Công ty Cổ phần Văn Phú – Invest; trung tâm thương mại kết hợp nhà ở để bán tại quận Thanh Xuân – Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật VACVINA.
3 dự án ở huyện ngoại thành: Xưởng sản xuất mành tại Văn Miếu – Đường Lâm tại thị xã Sơn Tây; dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch đá mạt, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp tại huyện Ứng Hoà; dự án khu nhà ở hỗn hợp Phương Bắc tại Hoài Đức.
Trong số các dự án trên, Hà Nội đã ban hành quyết định thu hồi đất của 10 dự án với tổng diện tích 177,7 ha.
Khu đất vàng 69 Nguyễn Du không có dấu hiệu thi công
Theo UBND Hà Nội, quá trình kiểm tra cho thấy tình hình vi phạm về đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố vẫn còn.
Nhiều dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, một số dự án vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng đã được rà soát, kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý nhưng vẫn còn tình trạng vi phạm kéo dài không được xử lý dứt điểm, không đưa đất vào sử dụng. Một số nhà đầu tư có biểu hiện giữ đất, không thực hiện thủ tục để triển khai.
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty TAT Law firm cho rằng, dù đã có quy định thu hồi dự án chậm sử dụng đất đai song để thu hồi các dự án bỏ hoang không thể nào dễ, khi hàng loạt rào cản về chính sách, thủ tục pháp lý, công tác bồi thường cho người dân hay những khiếu kiện không đáng có vẫn còn tồn tại. Vị luật sư cho biết, việc thu hồi được các dự án hay không phụ thuộc vào ý chí quyết tâm của chính quyền địa phương.
Các chuyên gia cho rằng, dù khung pháp lý có thể chưa hoàn thiện nhưng quy định của pháp luật về việc này đã có, hoàn toàn có thể tiến hành thu hồi đất ở những dự án chậm tiến độ, còn tài sản đầu tư trên đất có thể tính toán sau.
“Với đất đai, đặc biệt những khu “đất vàng” không thể để lãng phí, chậm thu hồi ngày nào là mất mát, lãng phí nguồn thu của nhà nước trên tài sản ngày đó, đồng thời tạo nên các tiêu cực. Các địa phương kiên quyết không để chủ đầu tư lợi dụng kẽ hở như xin điều chỉnh quy hoạch để kéo dài thời gian đắp chiếu dự án” – Một chuyên gia nhấn mạnh.
Hà Nội tăng cường giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước.
Bên cạnh vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa ngành nghề nông thôn thì sự phát triển mạnh của các làng nghề cũng gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường sống.
Để tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, chính quyền các cấp tiếp tục nghiên cứu, xác định, xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể cho từng quý, từng năm và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu đã đề ra.
Theo đó, đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu: 100% chất thải nguy hại ở các làng nghề, khu, cụm công nghiệp được xử lý; 100% cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải; 100% làng nghề được đánh giá, phân loại theo quy định hiện hành; 100% làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
UBND thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội phổ biến, quán triệt mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch đến tất cả các tổ chức, nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện; gắn nhiệm vụ triển khai với quá trình thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố về các chương trình công tác của Thành ủy nhằm giúp kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, các địa phương tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý; tăng cường bảo vệ môi trường, ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái và nguồn gây ô nhiễm môi trường; kiểm tra, giám sát, từng bước ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, khu, cụm công nghiệp.
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính... xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở các làng nghề, khu, cụm công nghiệp; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm soát các nguồn thải, chất thải nguy hại...
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, từ năm 2017, Sở đã tham mưu, trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu tăng cường mạnh mẽ thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong quản lý, phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội; hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường nhằm tăng cường năng lực giám sát và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề; ngăn chặn việc phát sinh các làng nghề gây ô nhiễm môi trường mới.
Sở đã rà soát đối với 315 làng nghề; đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm đối với 293 làng nghề đang hoạt động. Kết quả cho thấy, có 139 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm 47,5%); 91 làng nghề ô nhiễm (chiếm 31%); 63 làng nghề không ô nhiễm (chiếm 21,5%). Các làng nghề gây ô nhiễm chủ yếu thuộc nhóm ngành nghề như: Thủ công mỹ nghệ; chế biến nông sản, thực phẩm; dệt; nhuộm; tái chế, gia công cơ kim khí...
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm chu kỳ lần hai đối với các làng nghề đã tiến hành giai đoạn 2017 - 2020, tập trung vào các làng nghề đã được công nhận, làng nghề chưa có phương án bảo vệ môi trường được duyệt và làng nghề chưa bảo đảm môi trường theo quy định. Đây chính là cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý môi trường làng nghề; là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố cũng như công bố thông tin về hiện trạng môi trường làng nghề, danh mục làng nghề bị ô nhiễm môi trường cần xử lý giai đoạn 2020 - 2030 theo yêu cầu của Đề án bảo vệ môi trường đã được duyệt.
Sở cũng nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố ban hành quy định đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm tại làng nghề để thực hiện theo phân cấp, tránh trùng lặp giữa các cấp, gây lãng phí ngân sách.
Củng cố, giữ nhịp tăng trưởng Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11,5% trở lên, trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 3,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,8%; dịch vụ tăng 9,5%; thuế sản phẩm tăng 7,8% trở lên....