Hà Nội muốn gắn phù hiệu cho Uber và Grab
Hai loại hình vận tải trên được đưa vào nhóm xe hợp đồng dưới 9 chỗ và dự kiến phải có phù hiệu mới được hoạt động.
UBND TP Hà Nội vừa đưa ra dự thảo Quy định điều chỉnh hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn để lấy ý kiến nhân dân và các tổ chức liên quan.
Theo dự thảo, ôtô hợp đồng dưới 9 chỗ bao gồm Uber, GrabTaxi là loại hình vận tải yêu cầu phải có phù hiệu xe hợp đồng, đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật đối với loại hình này.
Quản lý hoạt động của Uber và Grab gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Ảnh minh họa: Reuters.
Video đang HOT
Dự thảo trên cũng quy định Uber và GrabTaxi phải tuân thủ các quy định về phân luồng, tổ chức giao thông như xe taxi để đảm bảo giao thông, giảm ùn tắc của thành phố.
Các ý kiến đóng góp gửi về Sở Giao thông Hà Nội trước ngày 20/2 để đơn vị này tổng hợp báo cáo UBND TP.
Mới đây Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản trả lời về Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng của Công ty TNHH Uber Việt Nam.
Theo đó, Bộ Giao thông đánh giá, thời gian qua, cơ quan chức năng TP HCM và Hà Nội đã phát hiện, kiểm tra và xử lý nhiều xe hợp đồng, xe ôtô cá nhân sử dụng phần mềm của Uber để kinh doanh, chở khách có thu tiền không đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, Bộ Giao thông yêu cầu Công ty TNHH Uber Việt Nam không cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện, đơn vị vận tải để thực hiện kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành, cho tới khi hoàn thiện các thủ tục hoạt động.
Võ Hải
Theo VNE
Bộ Giao thông siết chặt quản lý mô hình Uber, Grab
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu cơ quan chức năng ngành dọc ở Hà Nội và TP HCM tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử theo mô hình Uber, Grab, trong đó có việc kiểm tra thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu các sở giao thông Hà Nội và TP HCM tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử theo mô hình Uber, Grab.
Theo đó, Bộ giao các sở chỉ đạo thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng công an, cơ quan thuế trên địa bàn đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm với xe hợp đồng dưới 9 chỗ; đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng phần mềm không đúng quy định.
Các sở cũng được giao hướng dẫn các đơn vị vận tải triển khai thực hiện đề án thí điểm đã được phê duyệt. Đồng thời, cung cấp danh sách phương tiện dưới 9 chỗ đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng cho cơ quan thuế để tăng cường kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bộ Giao thông siết chặt quản lý xe Uber, Grab nhằm bảo vệ quyền lợi của hành khách.
Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ giao thông đã triển khai đề án thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Đến nay Bộ Giao thông nhận được đề án của Công ty TNHH GrabTaxi, Công ty Cổ phần Ánh Dương, và đã hướng dẫn các công ty này thực hiện đề án thí điểm tại một số địa phương.
Với Công ty TNHH Uber Việt Nam, Bộ Giao thông đã nhiều lần làm việc, hướng dẫn Công ty này xây dựng đề án thí điểm, nhưng đến thời điểm hiện tại, các cơ quan quản lý chưa nhận được đề án của Uber.
Theo đề án trên, các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng (khai thác xe ô tô dưới 9 chỗ được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và cấp phù hiệu xe hợp đồng) tại 5 tỉnh, thành gồm Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, và Khánh Hòa sẽ được thực hiện thí điểm việc đặt xe qua phần mềm trên điện thoại di động.
Đoàn Loan
Theo VNE
Dịch vụ gọi xe Uber, Grab sẽ được công nhận hợp pháp? Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp. Dự thảo này có khá nhiều thay đổi về điều kiện kinh doanh taxi, vận tải theo hợp...