Hà Nội mưa phùn, rét 13 độ C
Thời tiết Hà Nội duy trì mưa phùn với nhiệt độ thấp nhất 13-16 độ C. Cuối tuần này, miền Bắc ấm lên trước khi đón thêm đợt không khí lạnh mới.
Sáng 10/2, Hà Nội tiếp tục mưa phùn, trạng thái tương tự những ngày qua. Lúc 8h, nhiệt độ trung bình tại thủ đô là 13 độ C, độ ẩm cao khiến cảm giác rét buốt tăng khi người dân di chuyển trên đường.
Những giờ tới, nhiệt độ tại Hà Nội có thể tăng lên ngưỡng 16-18 độ C, mưa giảm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Hà Nội và các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ đang chìm trong khối không khí lạnh dần suy yếu và lệch đông.
Ảnh hưởng của hình thái này khiến Đông Bắc Bộ duy trì mưa nhỏ, mưa phùn và trời rét. Vùng núi có thể ghi nhận mức nhiệt thấp nhất 10-13 độ C, khu vực núi cao có nơi dưới 9 độ C. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra băng giá, mưa tuyết.
Video đang HOT
Đến ngày 11/2, nền nhiệt tại đồng bằng Bắc Bộ có xu hướng tăng lên ngưỡng 17-20 độ C. Thời tiết giảm mưa và ấm dần, tăng 3-4 độ C so với những ngày qua.
Trong khi đó, Tây Bắc Bộ bắt đầu tăng nhiệt rõ rệt, chỉ còn rét đậm, rét hại về đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất 13-16 độ C. Ban ngày, nhiệt độ tăng lên mức cao nhất 18-21 độ C, riêng các tỉnh ở Tây Bắc có nơi trên 28 độ C, trời ấm.
Theo trang dự báo Accuweather, thời tiết của Hà Nội cuối tuần này (11-13/2) duy trì trạng thái mưa nhỏ, sương mù về đêm và sáng sớm. Ban ngày, nhiệt độ dao động 15-20 độ C, có thể ấm lên vào giữa trưa nhưng thời tiết chủ đạo vẫn là rét buốt.
Ngày 14/1, một đợt không khí lạnh mới có thể tràn về khiến nhiệt độ tại Hà Nội tiếp tục giảm nhưng thời tiết lại hửng nắng. Như vậy, trạng thái mưa rét ở miền Bắc có thể kéo dài đến hết tuần này.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhận định trong tháng 2 và tháng 3, miền Bắc xuất hiện nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, ít ngày có nắng. Nhiệt độ trong tháng thấp hơn 1-2 độ C so với cùng kỳ nhiều năm.
Trong khi đó, thời tiết Nam Bộ duy trì trạng thái oi nóng, có nơi nắng nóng từ nay đến hết tuần với nhiệt độ cao nhất 32-35 độ C. TP.HCM cùng các tỉnh, thành phố lân cận có thể xuất hiện mưa dông trái mùa về chiều tối và đêm.
'Chuỗi lây nhiễm huyện Đông Anh được kiểm soát'
Chuỗi lây nhiễm chợ cửa hàng mới, huyện Đông Anh có tốc độ lây lan nhanh, xong cơ bản đã được kiểm soát, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, cho biết trong vòng chưa đầy một tuần, chuỗi lây nhiễm tại huyện Đông Anh ghi nhận 14 ca Covid-19. Người đầu tiên là một phụ nữ 45 tuổi, ở tổ 17 thị trấn Đông Anh, bán rau tại chợ Cửa hàng mới. Hiện, cơ quan chức năng vẫn chưa rõ nguồn lây cho ca này.
Điều tra dịch tễ ban đầu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ngày 7/6, người này đã nghỉ bán rau 2 ngày, đến 30/5 bắt đầu ho, sốt, đau họng, mua thuốc tại quầy thuốc Thu Hằng. Từ ngày 30/5 đến ngày 4/6, bà ở nhà tự điều trị. Chiều 4/6, bà đến phòng khám sàng lọc của Bệnh viện Bắc Thăng Long, chụp X-quang tim phổi, điều trị khoa Nội tổng hợp tại phòng cách ly tạm thời với chẩn đoán viêm phế quản phổi. Khi vào viện, bà tỉnh táo, sốt 37,8 độ C, ho đờm đục, tức ngực khi ho.
Bà được lấy mẫu xét nghiệm sáng 5/6, kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với nCoV, tối 6/6. Hiện, bà đã được chuyển sang khu cách ly điều trị F0 khoa Truyền Nhiễm.
Chỉ trong vòng 5 ngày, chuỗi lây nhiễm từ chợ Cửa hàng mới đã ghi nhận 14 ca dương tính, trong đó 13 ca tại huyện Đông Anh và một tại huyện Sóc Sơn. Ông Tuấn nhận định, chùm ca này có tốc độ lây lan nhanh bởi lịch sử buôn bán, tiếp xúc của các bệnh nhân rất phức tạp. Tuy nhiên, khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên cho đến nay, cơ quan chức năng đã khẩn trương khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc toàn bộ người dân sống tại ba khu phố xung quanh chợ Cửa hàng mới để đánh giá nguy cơ.
Ông cho rằng thời gian tới khả năng tiếp tục xuất hiện ca nhiễm mới, tuy nhiên nguy cơ của ổ dịch về cơ bản đã được kiểm soát. Các khu vực liên quan đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Ca nhiễm cũng chủ yếu tập trung tại thị trấn Đông Anh với tâm điểm là khu chợ nên không ảnh hưởng nhiều đến các quận, huyện khác và không ảnh hưởng đến vấn đề nới lỏng một số hoạt động thiết yếu, ổn định đời sống người dân.
Một khu vực tại phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, bị phong tỏa do liên quan hai ca nhiễm ngày 12/5. Ảnh: Ngọc Thành
Toàn thành phố ghi nhận 246 ca nhiễm, liên quan đến 12 chùm ca bệnh, tính từ 24/4 đến nay. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Hà Nội sáng 10/6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh nhận định, thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch. Hiện còn 18 điểm phong tỏa, rải rác ở 10 quận, huyện. Thành phố đang kiểm soát tốt tình hình để chuẩn bị lộ trình có thể nới lỏng một số hoạt động, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của dịch liên quan đến đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, ổn định đời sống người dân.
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết thành phố vẫn đang kiên định với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bước đầu có những hiệu quả. Sở Y tế và các đơn vị liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối tại tất cả các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh; tăng cường xét nghiệm sàng lọc tại những nơi có nguy cơ.
Trước mắt, thành phố có thể sẽ tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm mới xuất hiện trong cộng đồng. Ngành y tế cần tăng cường vai trò các tổ Covid-19 cộng đồng, rà soát để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi nhiễm, đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm các đơn vị, nhà thuốc, đơn vị tư nhân cung cấp dịch vụ y tế chưa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.
Hà Nội chấn chỉnh quận, huyện sau vụ "nhầm" tiền vắc xin phòng Covid-19 Trước việc nhiều địa phương thông báo người dân, doanh nghiệp... tiêm vắc xin Covid-19 phải trả phí với mức 350.000 đồng, UBND TP Hà Nội hỏa tốc ra văn bản chấn chỉnh. (Ảnh minh họa). Tối 11/6, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản gửi các cơ quan liên quan về việc quán triệt kế hoạch tiêm vắc xin phòng...