Hà Nội: Một trường hợp kê khai tài sản không trung thực
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2018, tổng số người phải kê khai tài sản của thành phố là 34.340 người. Có một trường hợp bị kết luận không trung thực trong kê khai tải sản, thu nhập.
Theo báo cáo, trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, UBND thành phố đã ban hành quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch Kinh tế xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2018 của thành phố.
UBND thành phố đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện chủ trương tiết kiệm trong công tác xây dựng và phân bổ dự toán, số tiết kiệm, tiết giảm chi thường xuyên năm 2018 ngay từ khâu xây dựng, giao dự toán của thành phố Hà Nội 3.519,044 tỷ đồng, trong đó tiết giảm 2.643 tỷ đồng so với dự toán T.Ư giao; tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương số tiền 876,044 tỷ đồng.
Qua công tác thẩm tra, phê duyệt, phân bổ dự toán chi thường xuyên đã tiết kiệm cho ngân sách thành phố số tiền 1.820,289 tỷ đồng.
Trong quản lý, sử dụng trụ sở, đất đai, tài sản nhà nước, UBND thành phố có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai; triển khai việc quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm; đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; đúng mục đích sử dụng được nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, cho thuê phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hà Nội cũng thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng. 6 tháng đầu năm, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 792 công chức, viên chức.
Video đang HOT
Việc thực hiện quy định về minh bạch tài sản thu nhập, Hà Nội có tổng số người phải kê khai tài sản thu nhập là 34.340 người. Đã kê khai 34.234 người, còn 16 người chưa kê khai. Số bản kê khai đã công khai 25.253 bản, trong đó theo hình thức niêm yết 17.817 bản, theo hình thức công bố tại cuộc họp 17.436 bản. Số người có kết luận không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập là 1 người.
Công an thành phố báo cáo đã thụ lý điều tra 31 vụ, 82 bị can, trong đó kỳ trước chuyển sang 23 vụ, 68 bị can. Khởi tố mới trong kỳ có 8 vụ, 14 bị can. Đã có kết luận điều tra, chuyển viện kiểm sát các cấp đề nghị truy tố 13 vụ, 38 bị can. Đang điều tra 17 vụ, 44 bị can. Theo Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, tổng số thụ lý 17 vụ, 58 bị can. Đã giải quyết 11 vụ, 43 bị can. Truy tố chuyển tòa 11 vụ, 43 bị can. Đang giải quyết 6 vụ, 15 bị can. Tòa án nhân dân thành phố cho biết, tổng số thụ lý 27 vụ, 118 bị cáo. Đã xét xử 15 vụ, 65 bị cáo, đang thụ lý 12 vụ, 53 bị cáo.
Theo đánh giá, tình hình tham nhũng trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, lĩnh vực tham nhũng rộng, tiềm ẩn trong một số lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, tài chính… vẫn còn dư luận về tình trạng tham nhũng vặt, hối lộ…
Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế trên là do công tác quản lý nhà nước còn bộc lộ nhiều kẽ hở, trình độ quản lý còn hạn chế, một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, lợi dụng sơ hở trong quản lý, cơ chế, chính sách hoặc lợi dụng nhiệm vụ được giao làm trái quy định, quy trình công tác để vụ lợi; một số đơn vị chưa quyết liệt trong chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác PCTN; các cơ quan PCTN tại một số đơn vị, địa phương còn lúng túng trong việc đề ra các giải pháp phòng ngừa, chống tham nhũng; chưa quan tâm đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng.
Theo TRƯỜNG PHONG (Tiền phong)
Sửa luật thế nào để ngăn "cô gái 19 tuổi có biệt phủ hàng 1000 m2"?
Góp ý vào dự thảo Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) dẫn dụ trường hợp cô gái 19 tuổi sở hữu biệt phủ hàng 1000 m2, không truy được nguồn gốc tài sản vì "không có luật nên thua về lý". Theo đại biểu, khi sửa luật làm sao phải khắc phục được bất cập này.
Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình, ảnh quochoi.vn).
Chiều nay (13.6), Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
Theo đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình), mục tiêu để phòng và chống được tham nhũng thì điều quan trọng nhất là vấn đề thực hiện cơ chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. "Vì sao lại coi trọng việc này? Lâu nay chúng ta thấy việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, những vấn đề thuộc trách nhiệm dân được biết, dân được bàn, dân được làm, dân được kiểm tra thực hiện không tốt", đại biểu Phương nhìn nhận.
Theo ông, chúng ta nói Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua người đại diện của mình, nhưng người đại diện của mình khi làm gì thì lại không cho dân biết. "Chúng ta đơn cử một việc gần đây nhất là việc BOT. Dự án BOT là việc làm liên quan đến dân nhưng hợp đồng lại có điều khoản bảo mật hay nói cách khác ký hợp đồng này trong bóng tối. Cơ quan kiểm toán cần phải soi sáng để dân được biết thì lại có một bộ khác ngăn cản, lại nói không được kiểm toán vì đây không phải tài sản công, không phải tài chính công thì lại càng làm cho dân nghi kỵ", đại biểu Phương nói.
Đại biểu Phương cho rằng, với dẫn chứng nêu trên để thấy quan trọng của việc công khai, minh bạch và giải trình của các cơ quan có trách nhiệm.
Phát biểu về vấn đề kê khai tài sản, thu nhập, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho hay, đã có nhiều ý kiến phát biểu nhưng hầu như chưa đề cập đến một đối tượng mà ông băn khoăn. "Xin bắt đầu bằng những sự thật mà chúng ta gặp, có những cô gái mới 19 tuổi đã có biệt phủ xây trên đất hàng nghìn m2. Có những người mới chỉ là trưởng, phó phòng nhưng đã có những biệt phủ trên khuôn viên hàng nghìn m2. Người dân bình thường suy đoán biết tài sản đó từ đâu mà có, dư luận xôn xao, thế nhưng không làm gì được. Vì không có luật nên chúng ta đã thua về lý. Tôi mong rằng Ban soạn thảo nghiên cứu, đề xuất sửa đổi luật để giải quyết cho được một bất cập rất lớn trong thực tiễn này", đại biểu Trí đề cập.
Ông nói thêm, lò đã đỏ lửa, nhưng có nóng đến triệu độ, mà lỗ hổng trong luật vẫn còn thì nhân dân, chính quyền không thể lấy được củi tham nhũng để cho vào lò.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội, ảnh VPQH)
Cũng nói vấn đề kê khai tài sản và kiểm soát tài sản thu nhập, đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) đề nghị xem xét các đối tượng đã từng giữ vị trí có nguy cơ tham nhũng cao, thậm chí khi nghỉ hưu.
"Thực tế, hiện nay, hầu hết các tài sản tham nhũng được cất giấu, gửi ngân hàng hoặc do người thân như bố, mẹ, anh, chị, em, con, cháu ruột thịt đứng tên, đến khi về hưu được gom lại và hợp thức hóa. Tôi đề nghị phải xem xét đối với đối tượng này. Khi xem xét các vụ tham nhũng cần bổ sung những người ruột thịt như nêu trên là những đối tượng phải chứng minh nguồn gốc tài sản", đại biểu Hạ nói.
Đại biểu nêu một tình huống: Có một ông bố nghèo ở quê có 2 con làm quan lớn, trước khi từ trần ông có mời luật sư và 2 con đến dặn rằng bố để cho mỗi con 500 cây vàng. Các con rất ngạc nhiên hỏi tại sao bố nghèo mà lại có khoản tiền đó. Ông nói là làm gì có cây vàng nào, chỉ đề phòng khi các con phát sinh tài sản khi kê khai nó có nguồn gốc rõ ràng. "Vì vậy, tôi đề nghị riêng đối tượng này cũng phải xem xét để quy định cho phù hợp", đại biểu Hạ nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, người điều hành phiên thảo luận đã giải đáp tình huống đại biểu Hạ đã nêu. "Xin thưa các vị đại biểu Quốc hội, việc thừa kế cũng như việc tặng cho đã được pháp luật dân sự, pháp luật về thừa kế quy định rất chặt chẽ, có trình tự, thủ tục, có cơ quan chứng thực chứng nhận việc này. Không phải bằng một tờ giấy viết tay như vậy, sau này cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập coi đó là tài sản hợp pháp", Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói.
Theo Danviet
Coi chừng "vẽ đường"... cho tài sản bất minh Đề xuất truy thu đến 45% giá trị tài sản kê khai không trung thực, nghe thì có vẻ "được" nhiều về nguồn thu, nhưng trên thực tế có thể "vẽ đường" dẫn đến nhiều hệ lụy. Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày Báo cáo tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp cho ý kiến thẩm tra về...