Hà Nội: Một tháng đuổi việc 31 lái, phụ xe buýt
Ngày 8/11, ông Nguyễn Trọng Thông, phó Tổng giám đốc Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, 10 tháng đầu năm 1011, xe buýt gây ra 22 vụ tai nạn, làm chết 5 người; Transerco đã sa thải 180 lao động, riêng tháng 10 đuổi việc 31 người.
Chiều ngày 8/11, tại buổi giao ban báo chí Hà Nội, lãnh đạo Transerco đã trải lòng về những bức xúc của ngành xe buýt mà dư luận “bắt lỗi” trong thời gian qua. Ông Thông cho biết, Transerco sẽ kiên quyết xử lý lái, phụ xe có thái độ phản cảm với hành khách.
Mở thêm đường dây nóng bắt “sóng thượng đế”
Trả lời phải ánh báo chí xung quanh những vấn đề chất lượng phục vụ xe buýt còn nhiều tồn tại, đặc biệt là nhiều lái phụ xe đôi khi tỏ thái độ bề trên với “thượng đế”, ông Thông thừa nhận xe buýt phục vụ còn chưa tốt. “Thái độ phục vụ và ý thực chấp hành luật giao thông của một số lái, phụ xe còn gây lên nhiều bức xúc trong xã hội”, ông Thông nói.
Xe buýt trở thành nỗi kinh hoàng của nhiều người
Theo ông Thông, trong 10 tháng qua, Transerco đã kiểm tra trên 9,9% lượt xe, lập 553 biên bản vi phạm chất lượng dịch vụ xe buýt. Trong năm nay Transerco đã sa thải 180 lao động, riêng tháng 10 đuổi việc 31 người. Cũng trong 10 tháng đầu năm 2011, xe buýt gây ra 22 vụ tai nạn giao thông, trong đó bị thương 9 người và chết 5 người.
“Chúng tôi rất tịch cực tiếp thu ý kiến của khách hàng và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đặc biệt là về thái độ phục vụ của lái xe bán vé”, ông Thông nhấn mạnh. Theo ông Thông từ ngày 1/11, Hanoibus đã bổ sung thêm số điện thoại đường dây nóng (0438436393) hoạt động song song với đường dây nóng của các đơn vị hoạt động buýt. Transerco đã ban hành quy trình xử lý thông tin khách hàng thống nhất từ tổng công ty đến các đơn vị xe buýt.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Thông cho hay, trong những tháng cuối năm sẽ công ty sẽ tập trung xử lý hiện tượng trộm cắp, móc túi ở điểm trung chuyển và trên xe giờ cao điểm, hiện tượng bỏ không đón khách. Tổ chức các lớp đào tạo chuyên đề về thái độ phục vụ đặc biệt là cho đội ngũ lái xe, bán vé, tổng hợp các hành vi phản cảm và vi phạm các tiêu chí phục vụ bằng hình ảnh, video để giáo dục, chấn chỉnh nhân viên.
Đổi giờ, không đủ thời gian chuẩn bị xe buýt
Tính đến nay, Transerco có 900 xe bus hoạt động cả khu vực nội đô và ngoại thành, chiếm 85% tổng số xe buýt Hà Nội. 10 tháng đầu năm 2011, xí nghiệp xe điện Hà Nội đã thực hiện hơn 2,6 triệu lượt xe với 337 triệu lượt khách, chiếm 93% tổng sản lượng hành khách vận chuyển toàn mạng. Dự kiến, trong năm nay, sẽ vận chuyển được 410 triệu lượt hành khách.
Khó kiếm một chỗ đứng trên xe buýt vào giờ cao điểm
Theo ông Thông, năng lực vận tải của xe buýt hiện nay đã tới giới hạn, điển hình vào giờ cao điểm xe buýt vẫn phải chất tải vượt đến 200%. “Mạng lưới giao thông quá tải, ùn tắc giao thông làm cho thời gian chuyến đi của hành khách tăng lên do tốc độ lưu thông của xe buýt giảm và thời gian chờ kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng phục”, ông Thông lý giải.
Nếu phương án đổi giờ học, giờ làm được thực hiện vào tháng 12 tới hoặc đầu tháng 1/2012, ông Thông cho biết, xe buýt sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu đi lại của học sinh, sinh viên… “Công ty phải tăng thêm 60 xe buýt để đáp ứng yêu cầu việc đổi giờ học, giờ làm, chúng tôi sợ không đủ thời gian chuẩn bị”, ông Thông nói.
Ông Thông cho rằng, giải pháp bền vững là kéo dài giờ cao điểm ra 3 tiếng bằng cách điều tiết giờ học tập, sinh hoạt của người dân. Giải pháp tạm thời là tăng lượng xe buýt nhanh bỏ bớt một số điểm dừng, chọn tuyến đường đi ngắn nhất so với xe buýt hoạt động thông thường. “Hiện nay, năng lực của xe buýt đã tới giới hạn, Thành phố cần sớm đưa phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn như Metro, đường sắt trên cao… vào hoạt động để kết nối với xe buýt”, ông Thông kiến nghị.
“Từ năm 2008 tới nay, tốc độ tăng trưởng của số người đi xe buýt đang chậm dần do ùn tắc giao thông và quá tải xe bus trong giờ cao điểm khiến dịch vụ này không đáp ứng được đòi hỏi của người dân”, ông Nguyễn Trọng Thông, phó Tổng giám đốc Tổng Công ty vận tải Hà Nội cho biết.
Theo Dân Trí
Thanh Hóa: Nữ sinh viên tố bị phụ xe buýt đuổi đánh
Sau khi lên xe buýt, nữ sinh đưa tiền vé, nhân viên xe buýt không trả lại đủ tiền thừa, còn thu cả tiền hành lý mà không có vé. Nữ sinh thắc mắc liền bị nhân viên bán vé đuổi xuống xe và đánh.
Theo đơn trình bày của chị Nguyễn Thị Hiền (22 tuổi), quê ở xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa). Vào khoảng 9h30 phút, ngày 6/11, chị Hiền lên xe buýt mang biển kiểm soát 36M - 0076, tuyến số 17 của Công ty TNHH Hoa Dũng, tại phố Bà Triệu, thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn.
Chị Hiền lên xe buýt mang theo một túi xách cá nhân, kèm một bao gạo. Sau khi được phụ xe Lê Sỹ Tuấn hỏi tiền, chị Hiền đã đưa tờ tiền mệnh giá 50.000đ. Nhân viên này trả lại 20.000đ và nói chưa có tiền lẻ nên lát sau sẽ đưa lại tếp. Theo giá quy định trên vé của Công ty TNHH Hoa Dũng thì tuyến từ thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn về thành phố Thanh Hóa là 13.000đ.
Sau khi xe đi được một đoạn dài, nhân viên này đưa lại tiếp cho chị Hiền 2.000đ. Thấy vậy, chị Hiền liền thắc mắc tại sao lại chỉ trả lại có 22.000đ, thu những 28.000đ. Người phụ xe trả lời: không đi thì xuống.
Chị Hiền đồng ý xuống xe nhưng yêu cầu nhân viên thu vé trả lại tiền. Nhưng nhân viên bán vé không cho xuống và cũng không trả lại tiền. Sau một hồi lời qua tiếng lại, nhân viên này nói: "Mày không đi được xe tao đâu, cho mày xuống". Chị Hiền trả vé xe lại và yêu cầu nhân viên này đưa lại tiền, nhân viên bán vé lấy 15.000đ đưa lại. Chị Hiền yêu cầu phải trả đủ 28.000 đồng nhưng người phụ xe này nói vé đã xé rồi vẫn phải tính tiền.
Sau đó, nhân viên tên Tuấn liền kéo túi hành lý của chị Hiền xuống đất và mở cửa kéo chị Hiền xuống. Theo phản xạ khi bị ngã, chị Hiền quơ tay và cầm trúng túi áo nhân viên thu vé làm túi áo anh này bị rách. Ngay lập tức, người này lớn tiếng chửi mắng rồi lao vào đánh chị Hiền.
Quá hoảng sợ, chị Hiền bỏ chạy ra phía sau đuôi xe buýt nhưng nhân viên này vẫn đuổi theo và đánh vào gáy bên phải. Phụ xe này sau đó còn cầm mấy tờ tiền vứt xuống đất và bảo: "Tiền của mày đấy, nhặt đi con".
Một số người dân xung quanh khu vực thấy vậy giúp chị Hiền liên lạc vào số điện thoại đường dây nóng của công ty TNHH Hoa Dũng nhưng không được. Tiếp đó, chị Hiền được người dân giúp đỡ đưa lên trụ sở Công an huyện Triệu Sơn trình báo sự việc. Tại đây, chị Hiền được cán bộ Công an huyện Triệu Sơn giúp đỡ cử người đưa vào Trạm xá khám chấn thương, tiêm thuốc giảm đau và được cán bộ Công an huyện giúp lên xe để kịp đi học (chị Hiền đang là sinh viên năm thứ tư trường Đại học y dược Thái Nguyên).
Trước sự việc trên, phóng viên đã tìm gặp ông Hoàng Mạnh Dũng, Giám đốc công ty TNHH Hoa Dũng để tìm hiểu sự việc. Ông Dũng thừa nhận "Vì cô bé (chị Hiền - PV) đi xe không đúng tuyến, phụ xe đã cho hành lý vào cốp xe. Vì bỏ hành lý vào cốp thì phải có tiền bốc, còn công ty không thu vé hành lý".
Chị Hiền trình bày sự việc với PV
"Theo quy định của công ty là không cho phép chở hàng hóa trên xe, còn bán vé sai đến đâu thì chúng tôi xử đến đó", ông Dũng khẳng định. Tuy nhiên ông Dũng cũng tỏ ra không thoải mái: "Sao nhân viên và lái xe của tôi bị đánh sứt đầu mẻ trán thì các anh không thấy đâu?".
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự việc trên.
Theo Dân Trí
Lái và phụ xe bắt khách quỳ bị xử lý hành chính Cho rằng hành vi đánh, bắt khách quỳ chưa gây hậu quả nghiêm trọng tới mức phải xử lý hình sự, bản thân Long và Thanh chưa có tiền án tiền sự nên cơ quan công an đề nghị xử lý hành chính đối với hai người. Nhận được chỉ đạo của trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an thành phố...