Hà Nội: Mỗi ngày bẫy được vài mâm ruồi (!)
Ruồi ở đây nhiều vô kể, không ngày nào được ăn một bữa cơm trọn vẹn. Phải lấy màn quây xung quanh, bê mâm cơm vào trong đó ngồi ăn. Ruồi bâu kín cả đồ dùng trong nhà. Bày đồ ăn ra, ruồi ăn trước, người ăn sau… Đó là nỗi thống khổ nhiều năm nay của người dân xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
Ruồi “oanh tạc” cuộc sống người dân Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội)
Những mâm ruồi như thế này không phải là hình ảnh hiếm thấy ở Nam Sơn.
Kinh hoàng “ruồi tặc”!
Gần 20 năm nay, hàng trăm hộ dân thuộc xã Nam Sơn khốn khổ bởi tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kể từ khi Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn đi vào hoạt động.
Ngày 19/7, trời mưa, thời tiết âm u, đi trên con đường từ quốc lộ 3 dẫn vào Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn (còn gọi là bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn) đã thấy mùi rác thải bao trùm nồng nặc.
Người dân xóm 18, thôn Đông Hạ, xã Nam Sơn khẳng định họ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nạn ô nhiễm này, mà nguyên nhân chính là Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn.
Ông Phạm Xuân Sơn, trú tại thôn Đông Hạ, cho hay: “Gần 20 năm sống gần bãi rác, người dân đã quá quen với mùi hôi thối, giặc ruồi nhặng… Mỗi khi trời mưa xuống hay nắng lên là mùi rác lại bốc lên nồng nặc rất khó chịu. Ngửi cả ngày lẫn đêm nên lâu rồi cũng quen…
Ruồi nhặng ở đây nhiều vô kể, đến bữa ăn phải lấy màn quây xung quanh, bê mâm cơm vào trong đó mà ngồi thì mới ăn được. Lúc nào đi ngủ thì phải lấy quạt hay chổi lông để quét giường, vì ruồi bậu kín cả chăn màn, khổ lắm!
Ngày trước ở đây nước cũng bị ô nhiễm, váng đục và bốc mùi. Sau đó người dân được hỗ trợ sử dụng nước sạch nên cũng giải quyết phần nào bức xúc”.
Video đang HOT
Chị Sáng, 48 tuổi, cũng trú tại thôn Đông Hạ, cho biết, chị ở đây đã lâu, làm nghề bán thịt lợn, nhưng do môi trường ô nhiễm mà việc buôn bán cũng khó khăn.
Ruồi ăn trước, người ăn sau…
Chị kể, sáng sớm mổ lợn, vừa đặt thịt lên trên bàn bày bán là ruồi bâu kín ngay. Chị phải đứng đuổi ruồi liên tục mới mong thịt không bị ruồi “xâu xé”.
Ngoài vấn nạn ruồi, ô nhiễm tiếng ồn cũng là một nỗi khổ của người dân Nam Sơn.
“Mỗi ngày có trung bình hàng trăm xe tải chở rác đi qua trục đường lớn gần nhà dân nên tiếng ồn phát ra rất lớn, làm cả khu dân cư inh tai nhức óc”, một người dân tên Loan bức xúc.
30 người mắc bệnh ung thư
Ruồi đã trở thành “một phần trong cuộc sống” của người dân Nam Sơn.
Ông Phạm Xuân Sơn cho biết, ở làng này, tính cả người già, người trẻ có khoảng 30 người mắc bệnh ung thư; chủ yếu là ung thư phổi và ung thư tuyến giáp. Nhiều nhà còn mất cả chồng lẫn con vì ung thư.
Sáng ngày 19/7, phóng viên báo Dân trí có mặt tại xã Nam Sơn, ghi nhận được hình ảnh bà con trong xã đang tập trung phản đối xe chở rác vào Khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn.
Ông Kỳ, một người dân tham gia phản đối xe chở rác, cho biết: “Mấy ngày nay do mưa xuống, mùi rác bốc ra từ bãi đổ rác khu liên hiệp rất khó chịu. Cộng với người dân ở đây không chịu được sự ô nhiễm do rác thải được chuyển về đây, nên chúng tôi tập trung lại để phản đối”.
Trao đổi với PV, một cán bộ công an xã ở thôn Đông Hạ cho biết, hiện nay tình trạng ô nhiễm đang khá nghiêm trọng, ruồi muỗi rất nhiều nên xã đã huy động nhân viên y tế tại trạm xá và một số người khác đi phun thuốc diệt ruồi muỗi, khử mùi… Đến nay tình trạng mùi hôi thối, ô nhiễm cũng đã giảm.
Tiền hỗ trợ không đủ mua khẩu trang?
Được biết, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo rà soát những hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng môi trường để có phương án hỗ trợ.
Tuy nhiên theo người dân, môi trường bị ô nhiễm nặng nề như vậy nhưng chính sách hỗ trợ không tương xứng. Tiền hỗ trợ không đủ để mua… khẩu trang và bẫy ruồi.
Xã Nam Sơn có 6 thôn thì 4 thôn bị ảnh hưởng trực tiếp từ bãi rác Nam Sơn (nằm trong phạm vi bán kính 1.000 mét). TP Hà Nội đang có kế hoạch di dời các hộ dân trong phạm vi 500m.
Trần Thanh
Theo Dantri
Bức xúc vì ô nhiễm, dân lấy thân cây chặn xe chở đất
Vì quá bức xúc trước việc xe tải chở đất gây bụi bặm, ô nhiễm môi trường nên nhiều người dân trên tuyến đường liên thôn, đoạn qua xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa đã lấy thân cây gỗ chặn không cho xe tải lưu thông.
Vào đầu giờ chiều ngày 13/2, tại tuyến đường liên thôn, đoạn qua thôn Trung Hòa, xã Hoằng Trinh ra hướng Thôn Ga, xã Hoằng Trung (huyện Hoằng Hóa), người dân đã dùng cây gỗ lớn chặn xe tải vào mỏ đất ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc để phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường do các xe vận chuyển đất gây ra.
Người dân mang cây ra chặn xe tải do bức xúc vì ô nhiễm
Tại thời điểm nêu trên, do người dân dùng thân cây chặn đường hàng chục phương tiện, chủ yếu là xe tải chở đất từ hai hướng lưu thông đến vị trí bị chắn đứng nối đuôi nhau. Do tuyến đường hẹp, xe không lưu thông được nên đã khiến một đoạn ngắn của quốc lộ 1A bị ùn tắc cục bộ.
Theo người dân địa phương, kể từ khi có đơn vị được phép khai thác mỏ đất san lấp nêu trên, các hộ dân ven đường phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường do bụi đất. Mỗi ngày có hàng chục lượt xe ra vào vận chuyển đất, tình trạng đất rơi vãi trên đường khiến mỗi khi trời nắng, bụi bay mù mịt.
Một đoạn quốc lộ 1A cũng bị ùn tắc cục bộ do xe không lưu thông được
Mặc dù đơn vị vận chuyển có thực hiện việc tưới nước nhưng không ăn thua, do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều nên bụi bặm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống của nhiều hộ dân ven đường.
Trước tình trạng nêu trên, người dân nơi đây đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sớm vào cuộc để khắc phục tình trạng nêu trên, giúp ổn định đời sống của nhân dân.
Trần Lê
Theo Dantri
Săn rươi kiếm nửa tỷ đồng mỗi vụ Những ngày này, con đê xã Tứ Kỳ (Hải Dương) nhộn nhịp người săn rươi - thứ "lộc trời" có thể mang lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng mỗi ngày. Mỗi dịp tháng 10 âm lịch, người nông dân sinh sống ven đê sông Thái Bình (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) lại mất ăn mất ngủ để thu lượm lộc trời. Đặc...