Hà Nội mơ màng trong mùa hoa sưa
Những tuyến phố với “đặc sản” hoa sưa như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, sân trường chuyên ĐH Quốc gia đã khoác áo mới khi một mùa hoa nữa đã lại về.
Mùa hoa sưa năm nay đến khá lặng lẽ, có lẽ do mọi người mải miết với lễ Valentine rồi sau đó là 8/3 nên không để ý đến những cây sưa đã trút lá và ngập tràn sắc trắng của hoa.
Trên các phố Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Hoàng Hoa Thám hay trước sân trường của teen chuyên ĐH Quốc gia ở phố Lương Thế Vinh, giới trẻ mơ màng với sự biến chuyển của thời gian qua từng cành hoa tinh khôi.
So với những mùa hoa khác ở Hà Nội, như hoa ban, hoa sen, hoa cải… thì hoa sưa lại không “nịnh” người chụp ảnh, bởi cây sưa cao, hoa lúc nào cũng chót vót ở đầu ngọn.
Hàng năm, teen chuyên ĐH Quốc gia được thỏa mãn nhất bởi ngay lớp học có hẳn mấy nhành hoa sưa ngấp nghé. Thế nhưng năm nay teen đành ngậm ngùi đứng ở dưới để ngước lên để chụp mỗi hoa bởi những cành gần nhất đã bị chặt, một số bạn thì chấp nhận chĩa ống kính xuống cánh hoa đã rơi và trải thảm trên lối đi.
Ngắm sắc hoa sưa trong mùa hoa 2011:
Hoa sưa có tuổi đời rất ngắn, chỉ vài ngày là rụng tơi tả và chưa đầy một tuần là toàn bộ cây đã thay bằng sắc xanh của lá.
Nhưng mỗi cành hoa trắng tinh khôi luôn là niềm yêu thích của những tâm hồn lãng mạn và tuổi học trò mộng mơ.
Khuôn viên phía trước của KTX Mễ Trì luôn tự hào vì có nhiều cây sưa nhất, hoa nở đẹp nhất Hà Nội.
Video đang HOT
Năm nay những cành sưa sát với lớp học đã gần như không còn.
Nhưng trên từng chiếc xe hơi đỗ dưới sân trường
từng cánh hoa trắng nằm mơ màng.
Lối đi cũng ngập sắc trắng.
Với những khoảng trời đầy chất thơ.
Trên một số tuyến phố, thỉnh thoảng người ta lại bắt gặp một cây sưa duyên dáng như thế này.
Và trước một khung cửa sổ của ngôi nhà trên phố Phan Đình Phùng hoa trắng với lá xanh chấp chới mang đến một sắc xuân dịu nhẹ.
Theo aFamily
Bí ẩn và lời đồn của kho báu Hoàng Hoa Thám
Kho báu Hoàng Hoa Thám với hàng tạ vàng, nhiều viên ngọc trị giá hàng tỷ đồng vẫn được chôn giấu ở đâu đó... là điều mà người dân Tân Trung, Yên Dũng, Bắc Giang vẫn đồn thổi, truyền miệng bấy lâu nay.
Mảnh đất Yên Thế, Bắc Giang xưa vốn được coi là chốn "dọc ngang" của anh hùng thời loạn Hoàng Hoa Thám, vị tướng chuyên đoạt lấy của cải từ cường hào ác bá, những kẻ tham nhũng quốc khố để chia cho dân nghèo. Tuy nhiên, nhiều người dân ở đây lại đinh ninh rằng, có một phần kho báu không nhỏ trong số này đã được nghĩa quân Hoàng Hoa Thám chôn giấu đâu đó trên đất Yên Thế.
Chân dung anh hùng Hoàng Hoa Thám.
Chỉ dẫn kho báu nằm trong... "gia phả truyền miệng"
Thậm chí, thông tin về kho báu không chỉ là những câu chuyện tiếu bên mâm rượu mà nó còn được coi là "gia phả truyền miệng" của một dòng họ Dương thuộc xã Tân Trung, Yên Dũng, Bắc Giang hiện nay.
Trong chuyến công tác về Bắc Giang nhằm giải mã phần nào bí ẩn về kho báu đã khiến hàng trăm người đổ xô đào xới ở những năm 90 của thế kỷ trước, tôi đã tìm gặp ông Dương Quốc Ngọc. Ông Ngọc hiện sống tại xóm Thị, Tân Trung, Yên Dũng, Bắc Giang được biết đến với tư cách là con cháu của dòng họ ông Dương Phùng Xuân, bí danh Tổng Hậu, là một trong những tướng lĩnh thân cận của Hoàng Hoa Thám.
Có lẽ, đã có quá nhiều người "chất vấn" ông về chuyện kho báu, nên tôi chưa mở lời, ông Ngọc đã cười khề khà: "Chị hỏi chuyện về kho báu chứ gì? Lúc bé tôi ở với ông nội nên hay được nghe ông kể về kho báu này. Theo lời kể của ông tôi và nó cũng được truyền cho tôi như một loại gia phả truyền miệng, đến tôi là đời thứ 5, thì cụ khẳng định khu này có kho báu của Đề Thám để lại. Khu nhà tôi rộng gần 3 ha, thế mà mấy bận người tận đâu đâu cũng tìm về đây hỏi mua với giá trên trời nhưng tôi không bán đấy".
Theo lời ông Ngọc, trong gia phả có một câu rất quan trọng đó là kho báu được cất giấu ở khu vực "Thượng Ao Gành, Hạ Đống Mai." Cả hai địa danh này đều có thực và hiện vẫn còn tồn tại. Đống Mai chính là một khóm mai lạ, rất to trồng ở chính giữa đỉnh một quả đồi. Ông Ngọc khẳng định, ngoài khu vực Đống Mai, thì giống mai này chưa ai từng thấy. Vậy khóm mai hay còn gọi là Đống Mai trên có phải là để đánh dấu, làm mốc chỗ chôn cất kho báu? Cho đến nay chưa ai giải mã được.
"Mặt khác, do đó chỉ là địa danh chung chung, rất rộng nên không ai đoán biết kho báu nằm chính xác ở chỗ nào? Chính bố tôi nói lại lúc nhỏ đang đi chăn trâu thì gặp một trận mưa giông sấm chớp rất to. Trong lúc chạy trú mưa thì bố tôi nép vào một cái gò cao thì phát hiện ra một cái cửa hầm.
Nhưng sau đó, tự nhiên ông bị rơi vào trạng thái như người mê ngủ. Đến khi tỉnh lại thì không biết nó ở chỗ nào. Ông chỉ nhớ, đó là loại cửa tò vò xây bằng gạch. Cửa khá to vì trời lúc đó mưa giông rất to mà ông đứng trú ở cửa không bị ướt", ông Ngọc kể.
Dân làng Thị còn đồn thổi những câu chuyện rùng rợn, thực thực hư hư xung quanh mảnh đất chỗ bố ông Ngọc đoán là cửa hang dẫn vào kho báu. Người thì kêu nhìn thấy một đàn lợn lạ, người lại đinh ninh thấy có con lợn què quanh quẩn ở đó, cứ nhìn thấy người là quấn lấy chân.
Đổ xô tìm kho báu
Ông Châu đã đào được nhiều đồng tiền cổ khi truy tìm kho báu Hoàng Hoa Thám.
Dựa vào những lời đồn đại truyền miệng như thế, hàng trăm người đã đổ xô về làng thị để truy tìm kho báu. Họ đinh ninh ở đây ắt chứa nhiều của cải lắm, có người còn cho rằng dễ đến hàng tạ vàng được cất giấu. Thậm chí, theo ông Dương Minh Châu, cũng là con cháu dòng họ nhà cụ Dương Phùng Xuân, bố ông trước lúc chết còn trăng trối lại dặn ông nhất quyết tìm cho được kho báu.
"Cái kho báu ấy nuôi dân và quân Hà Bắc ăn ba năm không hết. Những viên ngọc trị giá hàng tỷ đồng và toàn kho báu có khoảng ba tạ vàng", ông Châu kể.
Chính vì thế, ông Châu cũng là một trong số những người sẵn sàng bới tung mảnh đất làng Tân Trung để tìm vàng. Từ năm 1993 ông đã ngày đêm đào xới khu đất nhà mình để truy lùng kho báu Hoàng Hoa Thám.
Tuy nhiên, theo lời ông, thông tin về kho báu kia cũng không hẳn là ít phần thực, nhiều phần hư, bởi chính ông trong quá trình đào xới đã gặp những điều rùng rợn.
"Có lần tôi đào được cái tum như hậu cung thờ. Trong tum có một viên đá trắng mình con rùa nằm ngửa. Đào sâu xuống khoảng 7m thì có một cái chum rỗng, một bên có ba cái âu nằm ngửa, một bên ba cái úp. Đào từ mặt đất xuống được khoảng 60cm thì thấy có một con đường rải than và ngói vỡ. Đào gần đến cửa hầm thì có một làn khói phun ra đen sì. Ba người bị khói đen phun vào từ đấy về sinh bệnh chết.
Ngoài ra, trong quá trình đào có phát hiện được khá nhiều những đồng tiền cổ và một cái tiểu. Trên mặt tiểu có 3 chữ "đại thần quang" và các hình chạm khắc trên tiểu toàn là hình rồng chầu mặt nguyệt. Mở ra có một cái đầu lâu, chục cái xương, một cái bát và một cục đất tròn màu đỏ như đá ong.
Những thứ khác thì đều rõ nhưng riêng cục đất tròn màu đỏ như đá ong ấy thì khá lạ. Nghĩ là đồ không có giá trị nên tôi vứt đi, sau mới biết viên hổ phách. Thế mới tiếc!", ông Châu chậc lưỡi vẻ tiếc rẻ, kể.
Sau đó, ông Châu sau đó có tiếp tục đào với danh nghĩa xin đào giếng để lấy nước tưới nhưng không được sự đồng ý của các cơ quan chức năng để tránh gây xôn xao dư luận và "chạm mạch" những kẻ hám vàng. Tuy nhiên, hiện nay đã có ai tìm được kho báu chưa, còn ai đang âm thầm đào xới tìm cổ vật nữa không, hoặc liệu phải chăng cái kho báu kia chỉ là "hữu danh vô thực" vẫn đang là những câu hỏi chưa được giải đáp.
Lê Trang
Theo Bưu Điện Việt Nam
ĐHQGHN: ĐH Khoa học Tự nhiên dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu nhiều ngành học Ngày 30/11, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyển sinh 2011. Theo đó, dự kiến sẽ có nhiều thay đổi trong tuyển sinh 2011 để đáp ứng nhu cầu người học. Theo thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội, tại hội nghị, nhiều đại biểu nhấn mạnh đến khó khăn...