Hà Nội: Mổ đẻ, trẻ sơ sinh bị gãy hai chân và tay
Theo bố của cháu bé, anh Đỗ Văn Phương, trú tại Nhổn, Từ Liêm, Hà Nội, khi chào đời, đang ở phòng sơ sinh theo dõi, thì anh phát hiện hai đùi cháu bé tím sưng.
Hình ảnh ca mổ. Ảnh minh họa
Khi bệnh viện đưa cháu đi kiểm tra, cháu đã gãy cả hai chân và một tay.
Bị gãy tay hay bệnh lý xương thủy tinh?
Phản ánh đến báo điện tử chúng tôi, anh Đỗ Văn Phương trú tại Nhổn, Từ Liêm, Hà Nội cho biết, vào ngày 17/11/2013 vợ anh là chị Nguyễn Thị Hương đã đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội mổ đẻ trong tình trạng thai ngôi ngang, thai được 8 tháng và vỡ ối. Trước đó, chị Hương có dấu hiệu sinh nên gia đình đưa chị Hương đến Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Nhưng vì tình trạng sức khỏe của chị Hương kém, thai nhi nhỏ, lý do Bệnh viện ĐK Hoài Đức không có lồng điện nên Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức chuyển chị lên Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cấp cứu.
Khi đưa chị Hương lên viện chỉ có em trai chị Hương. Anh Phương đang ở quê Hải Dương chưa lên kịp. Mặc dù chị Hương đã rất yếu nhưng bệnh viện kiên quyết không mổ cho chị Hương mà cho rằng chờ chồng chị Hương lên ký cam kết. Đến 4h chiều sức khỏe chị ngày càng yếu, chồng chưa lên kịp nên bệnh viện đã mổ lấy thai. Ca mổ do bác sĩ Cường phụ trách.
Sau cả mổ, bé trai nặng 1,9 kg được anh chị đặt tên là Đỗ Tiến Phát. Nhưng khi nằm trong phòng sơ sinh, anh Phương phát hiện con tím tái, dấu hiệu sức khỏe kém đi. Khi đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đưa cháu bé đi chiếu chụp thì phát hiện cháu bị gãy hai chân và một tay. Khi đó, cháu bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
Đã hai tuần trôi qua, tình trạng sức khỏe của cháu Phát ngày càng xấu đi khi cháu vừa bị viêm phổi, nhiễm trùng máu và gãy chân, tay. Điều khiến gia đình anh Phương lo lắng nhất là việc cháu Phát thực sự bị gãy xương do ca mổ của bác sĩ hay do cháu bị xương thủy tinh bẩm sinh như Bệnh viện Nhi Trung ương chẩn đoán? Cả gia đình anh Phương không ai có bệnh này.
Video đang HOT
Anh Phương kể trong thời gian cháu nằm ở phòng cách ly anh chị không được vào thăm con cũng như chăm sóc con. Anh chỉ biết cháu được nẹp để giữ phần chân và tay bị gãy.
Anh Phương kể: “Bác sĩ bảo cháu bị xương thủy tinh, đây chỉ là chẩn đoán dựa vào kinh nghiệm chứ cháu chưa được chiếu chụp”. Hiện nay, tình trạng sức khỏe của cháu bé được dự đoán rất xấu nên anh Phương càng lo lắng hơn.
Sau khi sự việc xảy ra, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội đã gặp anh Phương và nói lời xin lỗi với tư cách là người đứng đầu Bệnh viện và hứa mọi chi phí điều trị cho cháu bé sẽ được BV Phụ sản Hà Nội thanh toán nên anh Phương phải giữ lại hóa đơn thanh toán viện phí cũng như đơn thuốc. Còn bác sĩ Cường là người mổ trực tiếp cũng gặp mẹ cháu bé nói lời xin lỗi.
Không bồi dưỡng bác sĩ?
Hai tuần nay từ ngày con nằm viện, anh Phương liên tục tự trách mình vì không bồi dưỡng cho các bác sĩ trong ê kíp mổ cho chị Hương. Hôm đó, anh Phương không có ở bệnh viện, chị Hương mổ gấp nên không có nhiều tiền để bồi dưỡng cho ê kíp mổ. Anh Phương chỉ có 500 nghìn đồng cảm ơn, sau đó phong bì này được bác sĩ trả lại.
Đến nay khi cháu bé bị như thế, anh chị chưa nhận được kết quả cuối cùng nên không biết thực hư thế nào. Anh chỉ mong được nhìn thấy kết quả thực của con để sau này anh bớt ân hận vì bố mẹ không có tiền bồi dưỡng cho bác sĩ.
Hàng ngày, anh Phương vẫn cầm đơn thuốc bác sĩ kê cho ra cổng bệnh viện mua thuốc cho con mà không hay rõ con mình bị làm sao. Anh đã tìm hiểu về bệnh xương thủy tinh trên mạng và tỷ lệ trẻ bị bệnh này không qua di truyền quá hiếm hoi nên anh Phương vẫn muốn biết thực sự bệnh của cháu Phát như thế nào.
Theo Xahoi
Những điều chưa biết trong kíp mổ tách 2 bé song sinh
Tiên liệu có bất trắc, 3 tháng trước đó BV Nhi đồng 2 đã đặt mua miếng da nhân tạo từ Mỹ, phòng mổ được chuẩn bị từ 1 tháng trước, dụng cụ mổ chuẩn bị trước 1 tuần...
16h45 chiều 26/11 bước ra khỏi phòng mổ, tiếp xúc với báo chí, bác sĩ Trương Quang Định - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, thở phào nhẹ nhõm và gửi lời cảm ơn tới 70 đồng nghiệp, chuyên gia đầu ngành của Viện tim và Chấn thương Chỉnh hình đã phối hợp với các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM phẫu thuật tách rời thành công 2 bé song sinh dính liền nhau. Bác sĩ Định thở phào nhẹ nhõm khi ca phẫu thuật thành công. Dù còn mệt mỏi sau ca mổ kéo dài 10 giờ liên tục, bác sĩ Định cho biết 2 bé sau khi phẫu thuật xong được chuyển sang phòng hồi sức, tình hình sức khỏe tương đối ổn định. Đây là trường hợp dính nhau rất phức tạp và khó hơn so với những ca trước đây. Hai bé dính nhau từ phần xương ức rất rộng, kéo dài xuống tận bụng nên khi đóng bụng khá phức tạp; tim, mật, mạch máu có những chuyển biến bất thường. Ngoài ra, cháu Phụng bị di chứng não, co dãn, thở máy kéo dài... Bé Phi Long... ... Và Phi Phụng trong phòng hồi sức. Bác sĩ Định cho biết việc đặt đường truyền cũng hết sức khó khăn; công việc gây mê, lấy ven hết sức phức tạp. "Trong quá trình phẫu thuật, chúng tôi không có sự ưu tiên sự sống cho bé nào mà cố cứu sống cả 2 bé. Đáng mừng là cả 2 cháu đều có đầy đủ các bộ phận tạng phủ", bác sĩ Định cho hay. Trong ca phẫu thuật, Phi Long suôn sẻ hơn và sau khi tách rời được thì đóng ổ bụng sớm hơn. Bé Phi Phụng thì do yếu hơn và phần bụng bị hở nhiều (do nhỏ con hơn) nên bác sĩ phải ghép da nhân tạo nhập từ Mỹ. Do cơ, da của phần bụng không đủ nên khi đặt tấm ghép và kéo da sẽ có khả năng làm tăng áp lực ổ bụng và thành ngực. Mặc dù đang bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh nhưng mẹ 2 cháu bé quên nỗi đau, tươi cười khi được vào thăm con trong phòng hồi sức cấp cứu. Mẹ 2 cháu bé cho biết, thời gian tới sẽ xin đi làm giúp việc gia đình để lấy tiền mua sữa cho con. Cha của 2 cháu bé vui mừng gọi điện thông báo cho 2 bên gia đình nội ngoại ở quê. Bé Phi Phụng do bị di chứng ở não, nhưng hy vọng trong thời gian tới dần dần hồi phục. "Những kinh nghiệm của các ca phẫu thuật trước đây đã giúp cho ca này khá nhiều. Trong năm 2013, chúng tôi đã thực hiện 4 ca phẫu thuật tách song sinh dính nhau. Trong đó, 3 ca thực hiện tại bệnh viện Nhi đồng 2 và 1 ca ở Đăk Lăk", bác sĩ Định thông tin.
16h45 chiều 26/11 bước ra khỏi phòng mổ, tiếp xúc với báo chí, bác sĩ Trương Quang Định - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, thở phào nhẹ nhõm và gửi lời cảm ơn tới 70 đồng nghiệp, chuyên gia đầu ngành của Viện tim và Chấn thương Chỉnh hình đã phối hợp với các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM phẫu thuật tách rời thành công 2 bé song sinh dính liền nhau.
Bác sĩ Định thở phào nhẹ nhõm khi ca phẫu thuật thành công.
Dù còn mệt mỏi sau ca mổ kéo dài 10 giờ liên tục, bác sĩ Định cho biết 2 bé sau khi phẫu thuật xong được chuyển sang phòng hồi sức, tình hình sức khỏe tương đối ổn định. Đây là trường hợp dính nhau rất phức tạp và khó hơn so với những ca trước đây.
Hai bé dính nhau từ phần xương ức rất rộng, kéo dài xuống tận bụng nên khi đóng bụng khá phức tạp; tim, mật, mạch máu có những chuyển biến bất thường. Ngoài ra, cháu Phụng bị di chứng não, co dãn, thở máy kéo dài...
Bé Phi Long...
... Và Phi Phụng trong phòng hồi sức.
Bác sĩ Định cho biết việc đặt đường truyền cũng hết sức khó khăn; công việc gây mê, lấy ven hết sức phức tạp.
"Trong quá trình phẫu thuật, chúng tôi không có sự ưu tiên sự sống cho bé nào mà cố cứu sống cả 2 bé. Đáng mừng là cả 2 cháu đều có đầy đủ các bộ phận tạng phủ", bác sĩ Định cho hay.
Trong ca phẫu thuật, Phi Long suôn sẻ hơn và sau khi tách rời được thì đóng ổ bụng sớm hơn. Bé Phi Phụng thì do yếu hơn và phần bụng bị hở nhiều (do nhỏ con hơn) nên bác sĩ phải ghép da nhân tạo nhập từ Mỹ. Do cơ, da của phần bụng không đủ nên khi đặt tấm ghép và kéo da sẽ có khả năng làm tăng áp lực ổ bụng và thành ngực.
Mặc dù đang bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh nhưng mẹ 2 cháu bé quên nỗi đau, tươi cười khi được vào thăm con trong phòng hồi sức cấp cứu. Mẹ 2 cháu bé cho biết, thời gian tới sẽ xin đi làm giúp việc gia đình để lấy tiền mua sữa cho con.
Cha của 2 cháu bé vui mừng gọi điện thông báo cho 2 bên gia đình nội ngoại ở quê.
Bé Phi Phụng do bị di chứng ở não, nhưng hy vọng trong thời gian tới dần dần hồi phục. "Những kinh nghiệm của các ca phẫu thuật trước đây đã giúp cho ca này khá nhiều. Trong năm 2013, chúng tôi đã thực hiện 4 ca phẫu thuật tách song sinh dính nhau. Trong đó, 3 ca thực hiện tại bệnh viện Nhi đồng 2 và 1 ca ở Đăk Lăk", bác sĩ Định thông tin.
Theo Tri thức
Bác sỹ cắt nhầm ruột già khiến bệnh nhân tử vong? Sau gần 20 ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương (TW) Huế, chị Nguyễn Thị Hương (SN 1988, thôn 6, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã tử vong. Thi thể chị Hương được đưa từ nhà xác Bệnh viện TW Huế ra xe về quê. Trước đó, ngày 22/10, chị được chuyển vào từ Bệnh viện Hữu nghị...