Hà Nội: Mất nước liên tục, hóa đơn vẫn gấp 4 lần tiền
Chịu cảnh mất nước liên tục trong tháng 7 và tháng 8 nhưng nhiều hộ dân thuộc quận Đống Đa và khu Trung Hòa – Nhân Chính (quận Cầu Giấy)… phát hoảng vì khi nhận hóa đơn tiền nước tháng 8, số tiền phải trả cao gấp 2,5 lần. Thậm chí, có gia đình số tiền phải trả cao gấp 4 lần so với những tháng trước đó.
Hóa đơn của chị Lan có số tiền cao gấp 2,5 lần so với tháng trước.
Hoảng với hóa đơn tiền nước
Vừa nhận được hóa đơn tiền nước tháng 8, chị Lê Thị Phương Lan (số nhà 4/47/378 Lê Duẩn) hốt hoảng vì tiền nước tính từ 1/8-1/9 hơn 548.000 đồng. Chị bảo: “Những tháng trước, tiền nước chỉ dao động ở mức trên dưới 200.000 đồng/tháng/4 gia đình. Tháng 7 vừa rồi, hóa đơn tiền nước là 202.000 đồng/4 hộ nhưng sang tháng 8, đột nhiên tổng hóa đơn lên tới 52 m3 và tiền nước đã tăng 2,5 lần so với tháng trước đó”. Khi chị Lan thắc mắc với người thu tiền nước, số tiền vượt tháng trước quá cao thì được giải thích rằng “do dùng tới 52 số nước nên khách hàng phải chịu mức lũy tiến và tính tiền theo giá dịch vụ”.
Tuy nhiên, điều đáng nói là khu vực nhà chị Lan mất nước hơn nửa tháng. Cả ngày hứng được nửa téc nước, không đủ dội toilet mà hóa đơn tính tiền lại tăng gấp 2,5 lần thì không thể nào tin được. “Cũng vì mất nước, gia đình tôi phải gửi con về ông bà ở khu khác. Vợ chồng đi làm đến tận tối mới về mà tiền nước lại cao bất thường?” – chị Lan bức xúc.
Video đang HOT
Tương tự, trường hợp anh Đỗ Văn Công (số nhà 48, ngách 77, ngõ 207 Khương Đình) cho biết mình đang thuê nhà ở địa chỉ trên, có công tơ riêng và chỉ mỗi gia đình anh dùng. Vợ chồng anh có một con nhỏ, nhà có 3 người đi cả ngày đến đến tối mới về nên tiền nước sử dụng thường rất ít. Tháng 6, gia đình anh có hóa đơn tiền nước là hơn 28.000 đồng, tháng 7 hơn 23.000 đồng, sang tháng 8, hóa đơn tiền nước đột nhiên vọt lên gấp 4 lần so với tháng trước. Anh Công chia sẻ: “Không chỉ gia đình tôi mà nhiều gia đình trong khu vực, tiền nước cũng tăng đột biến. Trong khi từ cuối tháng 7 đến nửa đầu tháng 8 chúng tôi bị mất nước liên tục. Khu chúng tôi ai cũng phải đi xin hoặc mua nước để dùng. Vậy mà tiền nước tăng gấp 4 lần thì không tin nổi”.
Anh Công đã thắc mắc với người thu tiền nước thì chỉ được câu trả lời rằng họ chỉ là người đi thu tiền theo hóa đơn nên không biết(?!). Anh cũng đã kiểm tra đồng hồ nước, thấy hoạt động vẫn bình thường. Không chỉ anh Công, chúng tôi còn nhận được phản ánh từ nhiều gia đình khác ở khu Đình Thôn (Từ Liêm), phố Chùa Láng (quận Đống Đa) về việc hóa đơn tiền nước tăng đột biến trong tháng 8 vừa qua.
Không kích hút, tiền nước vẫn “quay tít”?!
Sau khi nhận được phản ánh, trưa 9/9, trong vai người nhà của gia đình anh Công, chúng tôi đã liên lạc qua điện thoại với Cty Cổ phần đầu tư và Xây dựng, kinh doanh nước sạch, Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính (Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân). Nhân viên trực ở đây đã liên hệ với chị Quyên – người hàng tháng vẫn đi ghi chỉ số nước của gia đình anh Công đến kiểm tra đồng hồ vào 12h trưa 9/9. Tính đến ngày 9/9 chỉ số nước nhà anh Công là 736 số so với chỉ số tháng trước dừng lại ở số 728, tổng cộng hết 8 số. Ngày chốt số nước hàng tháng là ngày 12, như vậy gia đình anh Công chỉ dùng khoảng dưới 10 số nước (cộng thêm 2 ngày dùng cho đến thời điểm chốt số nước – PV). Trong khi tháng trước, nước mất liên tục thì hóa đơn của anh lên đến 16 số.
Theo chị Quyên, chị chỉ là người đi ghi số nước theo đúng đồng hồ nên không giải thích được gì thêm. Chị Quyên yêu cầu gia đình kiểm tra lại xem có dùng bơm kích hút từ nguồn vào trong những ngày mất nước hay không? Có để quên khóa vòi khiến nước thất thoát? Về điều này, anh Công cho biết, gia đình anh không có bơm kích hút, gia đình chỉ chờ nước khi có nước mới bơm trực tiếp lên bể tích trữ.
Với trường hợp của chị Lan, ngày 10/9, PV Báo GĐ&XH cũng đã liên lạc với Cty TNHH Một thành viên nước sạch Hà Nội nhờ giải đáp thắc mắc, mất nước liên tục mà hóa đơn tính tiền lại cao bất thường. Đại diện Cty này cho hay: “Việc tính tiền là dựa trên chỉ số của đồng hồ nước. Tuy nhiên, có nhiều gia đình trong thời điểm mất nước hoặc nước yếu đã dùng thêm bơm hút từ nguồn thành phố vào bể ngầm để “kích” nước. Việc bơm hút này, nếu phát hiện được gia đình nào sử dụng sẽ phạt nặng. Hoặc nếu có bơm hút, chúng tôi khuyến cáo phải bơm kích cách xa 3m trở lên. Việc bơm kích này làm nước chảy mạnh hơn nhưng ngược lại, sẽ khiến đồng hồ quay tít – kể cả lúc không có nước hoặc nước rất yếu”.
Về câu hỏi: “Nhiều gia đình cho biết, họ không hề dùng bơm kích hoặc hút từ nguồn vào nhưng tiền nước vẫn cao”? Vị đại diện này lý giải: “Việc hóa đơn tiền nước cao hơn là do cách tính lũy tiến theo giá dịch vụ. Nguyên nhân chỉ số nước cao có thể lúc mất nước, họ mở vòi nhưng quên không khóa hoặc do gãy đường ống gây rò rỉ hoặc đồng hồ có vấn đề. Để biết rõ nguyên nhân cần kiểm tra, vì vậy gia đình nào thắc mắc về hóa đơn tiền nước, hãy làm đơn để chúng tôi kiểm định lại đồng hồ. Thực tế, đã có gia đình, qua kiểm tra, phát hiện do gãy đường ống và rò rỉ bên trong gây thất thoát hàng trăm m3 nước”.
Theo_24h
Dừng công văn "ưu ái" cho Công ty vàng Bồng Miêu
Sau gần 1 tháng ban hành văn bản cho phép xuất hóa đơn bán lẻ cho công ty đang nợ gần trăm tỉ đồng tiền thuế, đang bị cưỡng chế thuế và bị công an điều tra về việc bán khống vàng, Tổng cục Thuế vừa thông báo dừng thực hiện văn bản trên.
Chiều 10-9, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam xác nhận Tổng cục Thuế vừa có công văn thông báo dừng cho phép Công ty TNHH khai thác Vàng Bồng Miêu (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) sử dụng hóa đơn bán lẻ cho từng lần bán sản phẩm.
Mỏ vàng Bồng Miêu Ảnh: CTV
Trong văn bản, Tổng cục Thuế viết sau khi tổng cục có công văn cho phép Công ty vàng Bồng Miêu được phép sử dụng hóa đơn bán lẻ cho từng lần bán sản phẩm, Công ty Bồng Miêu vẫn chưa đáp ứng những điều kiện đưa ra. Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cũng chưa thông báo hóa đơn có giá trị sử dụng cho công ty này.
Chính vì thế, để đảm bảo thực hiện nghiêm minh các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật, Tổng cục Thuế thông báo dừng thực hiện công văn cho phép bán lẻ hóa đơn mà Tổng cục Thuế đã ban hành trước đó. Tổng cục Thuế cũng yêu cầu Cục Thuế tỉnh Quảng Nam tiếp tục thực hiện quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng của công ty, để thu hồi nợ cho NSNN.
Trước đó, như Báo Người Lao Động thông tin trong 2 bài viết "Chuyện khó hiểu ở Công ty Vàng Bồng Miêu" và bài "Ưu ái bất thường", dù đang nợ thuế hơn 88 tỉ đồng, đang bị cưỡng chế thuế và đang bị công an điều tra về hành vi xuất khống hóa đơn bán vàng nhưng Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu vẫn được Tổng cục Thuế "ưu ái" cho sử dụng hóa đơn bán lẻ cho từng lần bán sản phẩm.
Trong công văn của mình, Tổng cục Thuế nêu rõ cơ quan thuế sẽ thông báo từng hóa đơn có giá trị sử dụng cho Công ty Vàng Bồng Miêu nếu đáp ứng các điều kiện như lập văn bản cam kết thực hiện nộp đầy đủ các nghĩa vụ thuế phát sinh từng lần bán hàng; xác định số tiền nợ thuế đến 31-7-2015 sẽ nộp cho mỗi lần xuất hóa đơn và thời hạn nộp hết số tiền nợ này, tuy nhiên động thái này đã khiến dư luận thật sự bất ngờ và bức xúc.
Tr. Thường
Theo_Người lao động
Chỉ tăng đột biến đối với khách hàng tiêu thụ sản lượng điện cao Khi hóa đơn tiền điện tháng 6 được gửi đến những khách hàng đầu tiên thì hầu hết khách hàng sử dụng điện sinh hoạt đều có một thắc mắc như nhau: Vì sao hóa đơn tiền điện tăng đột biến? Một trong những "thủ phạm" trực tiếp gây tiêu tốn nhiều điện năng ở các hộ gia đình những đợt nắng nóng...