Hà Nội: Mất nhà thờ họ vì đặt niềm tin vào cháu gái
Tin tưởng cháu gái, dòng họ Hoàng ở Uy Nỗ, huyện Đông Anh đồng ý cho bà Hoàng Thị Hồng làm thủ tục cấp sổ đỏ cho diện tích nhà thờ họ đã có hàng trăm năm. Sau khi có sổ bà Hồng lại làm thủ tục chuyển cho nhà chồng khiến dòng họ Hoàng bức xúc.
Trong đơn khiếu nại gửi đến báo Dân trí, 52 người đại diện dòng họ Hoàng ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội phản ánh: Gia đình bà Hoàng Thị Hồng đã làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ trùm lên diện tích nhà thờ họ do tổ tiên dòng họ Hoàng xây dựng từ 300 năm trước. Khi làm giấy tờ xin cấp Giấy chứng nhận, bà Hồng ký cam kết sẽ trả lại diện tích nhà thờ họ Hoàng để làm nơi thờ tự, lễ, tết. Tuy nhiên, sau khi cầm Giấy chứng nhận QSDĐ năm 2004, bà Hồng không thực hiện lời cam kết, dù đại diện dòng họ nhiều lần họp yêu cầu.
Nhà thờ họ Hoàng đã tồn tại từ hàng trăm năm tại xã Uy Nỗ
Dựa trên gia phả, dòng họ Hoàng ra đời từ khoảng 600 năm trước và trải qua 14 đời. Về nguồn gốc tài sản, ngôi nhà từ đường của dòng họ Hoàng có khoảng 300 năm trước, được sửa chữa trùng tu vào năm 1975 bằng tiền đóng góp của các thành viên trong dòng họ.
Về đất ở tổng diện tích đất của dòng họ là 1432m2, quá trình hình thành đất do cụ tổ của họ Hoàng về đây lập nghiệp tạo dựng lên, các đời sau có mở mang và tôn tạo thêm mới có được diện tích đất như ngày nay.
Trước khi UBND huyện Đông Anh cấp sổ đỏ cho bà Hoàng Thị Hồng, khu đất 1432m2 mang tên ông Hoàng Văn Phát (bố bà Hồng) là trưởng chi 1, đồng thời cũng là trưởng họ.
Sau khi ông Phát qua đời năm 1975, vợ và những người con gái của ông Phát tiếp tục được giao quản lý và sử dụng khu nhà thờ họ. Năm 2004, đại diện dòng họ Hoàng đồng ý để bà Hoàng Thị Hồng thay mặt dòng họ làm các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đối với diện tích 1432m2 nêu trên.
Video đang HOT
Thỏa thuận trả lại đất cho dòng họ do chị em bà Hồng lập năm 2004
Trước khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho phần diện tích 1432m2, bà Hồng và các chị em ruột của bà cam kết với dòng họ Hoàng là làm Giấy chứng nhận QSDĐ thay cho dòng họ, khi hoàn thành thủ tục xong sẽ chuyển giao lại cho dòng họ quản lý hương khói lâu dài. Cụ thể, ngày 2/11/2004, chị em bà Hoàng Thị Hồng cùng lập giấy thỏa thuận với nội dung cam kết sẽ trả lại cho dòng họ diện tích và các công trình trên đất của dòng họ để dòng họ quản lý thờ cúng lâu dài.
Nhưng trên thực tế bà Hoàng Thị Hồng không thực hiện cam kết mà chủ động làm sổ đỏ đứng tên hộ gia đình gồm bà, chồng là ông Đào Ngọc Hà cùng con Đào Ngọc Huân, với mục đích nắm giữ toàn bộ diện tích đất và tài sản trên đất là nhà từ đường, tiền đường và các công trình phụ khác thuộc quyền sở hữu của dòng họ.
Phát hiện bà Hoàng Thị Hồng được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ mang tên hộ gia đình, đại diện họ Hoàng nhiều lần có ý kiến yêu cầu bà Hoàng Thị Hồng trả lại cho dòng họ khu nhà thờ họ, các công trình trên đất và một phần diện tích khuôn viên làm nơi thờ cúng, giỗ, tết nhưng bà Hồng không trả lại, đồng thời có lời lẽ thách thức nhằm cản trở việc thờ cúng ảnh hưởng đến tín ngưỡng.
Đơn khởi kiện dòng họ Hoàng gửi ra TAND huyện Đông Anh
Trong lúc UBND xã Uy Nỗ đang tiến hành hòa giải tranh chấp, ngày 18/8/2011, ông Đào Ngọc Hà (chồng bà Hồng) ra phòng công chứng làm văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế phần tài sản do bố là ông Đào Ngọc Tước để lại, trong đó bao gồm cả phần diện tích đất 1432m2 có khu nhà thờ dòng họ Hoàng trên đó khiến mâu thuẫn ngày càng căng thẳng.
Qua 3 lần hòa giải bất thành tại trụ sở UBND xã Uy Nỗ, ngày 14/6/2012, đại diện dòng họ Hoàng xã Uy Nỗ làm đơn khởi kiện vụ tranh chấp tài sản ra TAND huyện Đông Anh yêu cầu gia đình bà Hoàng Thị Hồng trả lại dòng họ 1/2 mảnh đất 1432m2, gồm 2 nhà thờ họ, các công trình trên đất và một phần khuôn viên để làm nơi sinh hoạt của con cháu trong các dịp giỗ, tết. Hiện TAND huyện Đông Anh đang tiến hành thụ lý hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử trong một ngày gần đây.
Làm việc với PV Dân trí ngày 27/6/2013, đại diện dòng họ Hoàng cho rằng việc UBND xã Uy Nỗ và UBND huyện Đông Anh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ khu nhà thờ họ đã tồn tại hàng trăm năm qua tại xã Uy Nỗ cho cá nhân là không phù hợp với Luật đất đai. Bằng chứng, trên diện tích 1432m2vẫn đang tồn tại 1 căn nhà từ đường lợp ngói 3 gian, 1 căn nhà tiền đường lợp ngói 5 gian, sân, công trình phụ, cây Ngâu lâu năm ước chừng 200 tuổi đều là tài sản thuộc dòng họ do tổ tiên các đời, các thành viên của dòng họ đóng góp công sức tiền của xây dựng lên mấy trăm năm qua.
Các cụ dòng họ Hoàng yêu cầu bà Hồng trả lại nhà thờ họ và một phần khuôn viên
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Văn Nhẫm cho biết: “Dòng họ Hoàng chỉ muốn lấy lại khu nhà thờ họ và một phần diện tích khuôn viên làm nơi thờ cúng, giỗ, tết. Để đảm bảo quyền thờ tự, giỗ tết chính đáng của dòng họ, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng buộc bà Hoàng Thị Hồng trả lại dòng họ một nửa diện tích đất trong tổng số 1432m2 đang đứng tên. Tiến hành hủy bỏ sổ đỏ cấp cho bà Hồng, để cấp lại sổ đỏ mới phân định rõ ràng diện tích dòng họ Hoàng quản lý và diện tích đất gia đình bà Hồng sử dụng.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Hàng trăm hành khách bị "giam" tại sân bay vì sự cố mất điện
Hệ thống làm thủ tục của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã bị gián đoạn khi bất ngờ xảy ra mất điện vào chiều 16/6, khiến hàng trăm hành khách bị ùn ứ tại đây.
Ghi nhận của PV Dân trí tại sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM), nhiều hành khách đã bị trễ chuyến bay hơn 1 giờ vì hệ thống điện không thể hoạt động.
Sân bay đình trê vì sự cô mât điên
Khoảng 13 giờ ngày 16/6, hệ thống điện tại nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất bị mất, toàn bộ hai nhà ga quốc tế và quốc nội tối om. Đến gần 14h, hệ thống cấp điện đã hoạt động trở lại nhưng toàn bộ máy tính làm thủ tục lên máy bay của Vietnam Airlines không hoạt động. Nhiều hành khách sốt ruột đành phải xếp hàng chờ nhân viên sân bay thực hiện thủ tục check-in bằng tay, trong khi đó nhiều người khác sốt ruột chờ lấy hành lý tỏ ra bực bội, gây nên cảnh hỗn loạn.
Theo một đại diện của Vietnam Airlines: "Hiện tại vẫn chưa có báo cáo chi tiết về sự cố này. Hệ thống check-in của hãng đã bị ảnh hưởng bởi sự cố mất điện trong thời điểm chuyển giao hệ thống. Tuy nhiên sự cố này đã nhanh chóng được khắc phục trong vòng 1 giờ đồng hồ sau đó".
Đến 15 giờ chiều cùng ngày, hệ thống máy tính của Vietnam Airlines mới hoạt động lại bình thường.
Đây không phải là lần đầu tiên sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất gặp sự cố mất điện. Vào tháng 4/2011, trận mưa lớn kèm sấm sét xảy ra đồng thời với việc cúp điện lưới thành phố đã gây trục trặc kỹ thuật cho hệ thống phân phối điện tự động tại nhà ga này.
Theo Dantri
Làm thủ tục hành chính chỉ cần đọc "số định danh" Ngày 8/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa chính thức phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020. Theo đó, Đề án sẽ bảo đảm thông tin cơ bản về công dân phải được...