Hà Nội: Mạo danh bác sĩ để chữa bệnh, bán thuốc cho F0 điều trị tại nhà
Lợi dụng tâm lý hoang mang, một số đối tượng đã mạo danh bác sĩ để chèo kéo, chào mời các gia đình có F0 chữa bệnh hoặc mua thuốc, thực phẩm chức năng.
Theo số liệu từ Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố đang điều trị cho 50.946 bệnh nhân Covid-19, trong đó có đến 40.653 F0 được điều trị tại nhà.
Việc quản lý và chăm sóc cho các F0 điều trị tại nhà hiện do 4 lực lượng cùng tham gia bao gồm: trung tâm y tế, trạm y tế, trạm y tế lưu động; tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19; mạng lưới Thầy thuốc đồng hành.
Tuy nhiên vì số bệnh nhân quá đông và đang tăng nhanh từng ngày, khiến không ít trường hợp lực lượng y tế chậm đáp ứng. Liên lạc lên số hotline của trạm y tế phường nhưng thường xuyên trong tình trạng bận; nhiều ngày sau khi đã báo cáo dương tính SARS-CoV-2 nhưng chưa được cấp thuốc dẫn đến cảnh phải “tự xoay xở” là câu chuyện chung của nhiều F0 khi chia sẻ với PV Dân trí.
Đáng chú ý, vài ngày trở lại đây, lợi dụng tâm lý hoang mang phải “vái tứ phương” của các gia đình có người mắc Covid-19, một số đối tượng đã giả danh bác sĩ, thậm chí là giám đốc bệnh viện để dụ dỗ chữa bệnh và bán thuốc cho F0 điều trị tại nhà.
Có người nhà là F0, anh M.L. (sinh sống tại Hà Nội) đăng bài trên nhóm Facebook “Nhóm Bác sĩ Quân Y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà” để xin được tư vấn.
Đoạn tin nhắn của đối tượng tự xưng là bác sĩ với anh L. (Ảnh chụp màn hình).
Video đang HOT
Đến 12h đêm cùng ngày, một tài khoản Facebook tên Thủy Tiên trả lời vào bài đăng của L. và tự xưng là bác sĩ của Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Người này cũng chủ động nhắn tin cho anh L. đề nghị được gọi điện tư vấn và hẹn sáng hôm sau sẽ đến xem bệnh cho người nhà anh L.
Theo nội dung tin nhắn, người này tự xưng là Thủy Tiên, Giám đốc chuyên môn của Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Người này cũng cho biết tình trạng của F0 phải điều trị lâu dài nhưng cũng khẳng định đã chữa khỏi cho rất nhiều trường hợp như vậy.
“Người này chèo kéo sẽ chữa lâu dài. Thấy tôi nghi ngờ phát hiện ra thì nay đã xóa bình luận trong bài đăng của tôi”, anh L. chia sẻ.
Trao đổi với Dân trí, đại diện Bệnh viện Lão khoa Trung ương khẳng định đây là đối tượng mạo danh y, bác sĩ của bệnh viện.
Câu chuyện của anh L. chỉ là một trong nhiều trường hợp các đối tượng “lừa đảo” F0 chữa bệnh, mua thuốc, thực phẩm chức năng. Đặc điểm chung của các đối tượng này là “mạo danh” bác sĩ, thậm chí là lãnh đạo tại các bệnh viện lớn, để tăng sự uy tín.
Cảnh báo về tình trạng các đối tượng mạo danh bác sĩ để “lừa đảo” chữa bệnh cho F0, BS Lê Xuân Thắng, thành viên “Nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà”, cho hay: “Khi mắc Covid-19, các bệnh nhân sẽ đều rất lo lắng. Họ sẽ còn lo lắng hơn nữa khi trong gia đình có trẻ em, người già, người có bệnh nền hay phụ nữ có thai bị lây nhiễm. Lợi dụng tâm lý hoang mang đó, sẽ có một nhóm các đối tượng chèo kéo, chào mời các gia đình có F0 mua thuốc, các sản phẩm điều trị”.
BS Thắng nhấn mạnh các gia đình có F0 cần hết sức tỉnh táo các đối tượng chào mời mua hàng hay chuyển tiền qua điện thoại để tránh “tiền mất, tật mang”.
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...