Hà Nội mạnh tay chấn chỉnh vi phạm chở quá tải trọng
Sở GTVT Hà Nội vừa yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải hàng hóa, nhất là đối với phương tiện chở quá tải…
Hà Nội yêu cầu tăng cường xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải hàng hóa – Ảnh minh hóa
Sở GTVT Hà Nội cho biết, để tiếp tục chấn chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa, đảm bảo trật tự ATGT trong hoạt động kinh doanh, các đơn vị, doanh nghiệp vận tải cần tăng cường công tác giám sát qua thiết bị giám sát hành trình, cảnh báo, nhắc nhở lái xe vi phạm; Có chế tài xử lý nghiêm đối với lái xe vi phạm thay đổi các thông số kỹ thuật của xe trái với quy định; vận chuyển hàng hóa quá khối lượng cho phép.
“Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải phổ biến đến lái xe việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trọng tải của phương tiện khi lưu thông trên đường; Không được tổ chức bốc xếp và vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo quy định của pháp luật”, Sở GTVT Hà Nội nêu.
Cùng đó, Sở GTVT Hà Nội giao lực lượng thanh tra tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh vận tải. Trong đó, kiên quyết xử lý các vi phạm của lái xe, chủ xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm các quy định về tải trọng xe, kích thước thùng xe, để rơi vãi vật liệu rời; các xe quá khổ giới hạn của cầu, đường; các quy định về xếp hàng hóa…
Trước đó, ngày 7/5, Đội Thanh tra GTVT quận Hà Đông tạm giữ, xử phạt gần 70 triệu đồng với hai chiếc xe chở quá tải “khủng” trên QL6.
Ông Tưởng Đỗ Hiển, Phó Đội trưởng Đội Thanh tra GTVT quận Hà Đông cho biết, trong giờ cao điểm sáng, Tổ công tác của Đội phát hiện 2 chiếc xe tải chở xi măng có dấu hiệu quá tải tại khu vực Yên Nghĩa, QL6. Tổ công tác lập tức yêu cầu dừng xe, cân kiểm tra tải trọng. Kết quả, xe mang BKS: 36C – 092.36 do tài xế Phí Văn Biên điều khiển chở quá tải trọng 150%. Xe mang BKS: 29C – 506.63 do tài xế Nguyễn Văn Thể điều khiển chở quá tải trọng đến 200%.
“Cả 2 xe đã bị xử phạt tổng số tiền gần 70 triệu đồng. Cơ quan chức năng tước giấy phép lái xe tạm thời của 2 tài xế trên. Đội Thanh tra GTVT quận Hà Đông cũng tạm giữ phương tiện, yêu cầu chủ xe đến làm việc”, ông Hiển cho biết.
Ga tàu, sân bay, bến xe nhộn nhịp hành khách dịp lễ
Bến xe Miền Đông, ga tàu, sân bay đều ghi nhận lượng hành khách rất đông, đa phần người dân về quê nghỉ lễ thay vì du lịch.
Chiều 29-4, nhiều người dân bắt đầu rời TP.HCM về quê để nghỉ lễ 30-4 và 1-5. Tại ga tàu, sân bay, Bến xe Miền Đông (BXMĐ), lượng khách rất đông. Đặc biệt, giá vé một số nhà xe tăng cao so với quy định của cơ quan chức năng.
Nhiều nhà xe tự ý tăng vé
Theo ghi nhận của PV,từ cuối giờ chiều 29-4, lượng người đổ về BXMĐ mỗi lúc một đông. Dòng người kéo đến quầy bán vé khiến các nhân viên làm việc rất bận rộn.
Video đang HOT
Trong khu vực chờ mua vé, những hàng ghế dài không còn chỗ trống. Khu vực bến, bãi đã dày đặc các xe khách đậu chờ sẵn.
Trước đó, cả hai bến xe Miền Đông và Miền Tây đã thông báo với người dân sẽ không tăng giá vé trong dịp lễ 30-4 và 1-5. Tuy nhiên, nhiều nhà xe vẫn tự ý tăng giá vé.
Chú Vũ Hữu Bằng (quê Phú Yên) cho biết: "Không hiểu vì sao thông tin báo, đài thì nói giá vé không tăng nhưng khi mua vé ở nhà xe Thành Ban (TP.HCM - Phú Yên) lại tăng 250.000 đồng. Ngày thường vé có 200.000 đồng, hôm nay tôi mua vé về quê cũng chặng đó mà mất đến 450.000 đồng".
Tương tự, cô Dương Thị Niền (quê Tuy Hòa, Phú Yên) mua vé với giá 560.000 đồng của nhà xe Thuận Tiến. Theo cô, giá vé này cao hơn 40% so với ngày thường.
"Khi hỏi sao giá vé cao như vậy thì nhân viên nói còn chuyến cuối cùng này thôi nên tôi đành ngậm ngùi mua vé chứ sợ không có xe về quê nghỉ lễ" - cô Niền nói.
Khác với sự đông đúc ở BXMĐ, lượng khách đến Bến xe Miền Tây (BXMT) vắng vẻ hơn. Chiều 29-4, tại khu vực cổng chính của bến, lượng xe và hành khách đến bến để về quê khá thưa thớt.
Bên trong khu vực kiểm soát vé cũng tương đối vắng vẻ. Chỉ có một số ít khách đứng xếp hàng đợi vào bến.
Ở khu vực cửa ngõ miền Tây, lượng xe máy lưu thông rất đông. Anh Huỳnh Hà (Bến Tre) cho hay: "Từ đây về miền Tây cũng gần nên đa số người dân tà tà chạy xe máy cho khỏe. Chen chúc ở bến xe làm gì cho mệt. Những người mua vé ở bến xe thường là những người ở tỉnh xa hơn".
Lượng khách đông đúc tại Bến xe Miền Đông chiều 29-4. Ảnh: THU TRINH
Không cho xuất bến nếu tăng giá vé
Đại diện BXMĐ cho biết bến đã triển khai hoạt động trở lại 100% biểu đồ. Đây là điều cần thiết để phục vụ nhu cầu cho người dân vào dịp lễ này. Thời điểm bắt đầu phục vụ hành khách dịp lễ, dự kiến đông nhất là từ chiều tối 29-4.
Vị đại diện này cho rằng hành khách đi lại trong dịp lễ 30-4 và 1-5 với nhu cầu tham quan, nghỉ mát, vui chơi giải trí sẽ không cao. Chủ yếu là nhu cầu về thăm gia đình và trở lại TP.HCM sau đợt nghỉ kéo dài.
Dự kiến lượng hành khách tăng 30%-40% so với bình quân thực hiện của tháng 3. Cụ thể, số lượng hành khách đi lại khoảng 13.500-19.000 hành khách/ngày.
Bên cạnh đó, trong quá trình phục vụ, bến xe sẽ theo dõi thường xuyên tình hình lưu lượng khách từng tuyến, phương tiện vận tải trên tuyến để chủ động điều động phương tiện phù hợp. Bến xe cũng tăng cường phục vụ các tuyến trọng điểm để giải tỏa khách một cách nhanh nhất.
Nói đến giá vé trong dịp lễ này, vị đại diện cho hay đối với các đơn vị ở đầu tỉnh thì họ kê khai từ trước theo giá vé thường ngày. Do đó, tùy theo mức độ họ sẽ thay đổi giá vé. Hiện nay, TP.HCM chưa có chủ trương tăng giá vé, vì vậy tại các bến xe ở TP, 100% nhà xe không được tăng giá vé.
Sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp trở lại
Theo ghi nhận, trong ngày 29-4, lượng khách tới sân bay Tân Sơn Nhất rất đông. Tại sân bay, lực lượng an ninh cũng được tăng cường thêm để phục vụ cao điểm dịp lễ.
Đặc biệt, giá vé máy bay tăng khá cao so với ngày thường. Nhiều hành khách than phiền muốn về quê dịp lễ nhưng một phần giá vé quá cao. Mặt khác, vé đi vào ngày 29-4 cũng đã được bán hết trước đó một ngày.
Theo tìm hiểu, lượng khách xuất phát từ TP.HCM dù có tăng lên nhưng so với năng lực phục vụ tại nhà ga vẫn không quá áp lực.
Trước đó, Bộ GTVT đã có quyết định trong ngày 29 và 30-4, các hãng hàng không nội địa sẽ khai thác mỗi ngày 28 chuyến. Đây là các chuyến khứ hồi trên đường bay Hà Nội - TP.HCM (tăng tám chuyến so với trước).
"Đối với trường hợp nhà xe tự ý kê khai giá vé sai quy định, bến sẽ ngưng phục vụ ngay tại chỗ và không cho xe xuất bến. Việc kê khai giá trong dịp lễ theo quy định chỉ được thực hiện sau năm ngày kể từ ngày hồ sơ kê khai được chấp thuận" - vị đại diện này cho hay.
Cũng theo vị này, đến thời điểm hiện nay thì các đơn vị sẽ không kịp làm hồ sơ kê khai và thực hiện điều chỉnh giá vé.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc BXMT, cũng cho biết bến xe sẽ triển khai cho các đơn vị vận tải hoạt động 100% biểu đồ. Tổng lượng xe bến đăng ký theo biểu đồ là 1.600 xe. Trong đó, trung bình mỗi xe 16-17 hành khách, như vậy bến sẽ hoạt động tối đa 27.000 hành khách.
Theo dự báo của bến xe, lượng hành khách sẽ không đạt mức 27.000. BXMT chủ yếu các chặng ngắn nên một bộ phận người dân đã chủ động đi bằng xe máy.
Mặt khác, tâm lý người dân còn e ngại về dịch COVID-19 nên vào dịp lễ này, người dân chủ yếu về quê thăm gia đình, rất ít người đi du lịch.
Về giá vé, ông Phương cho biết 100% giá vé không thay đổi. Muốn tăng giá vé thì các doanh nghiệp vận tải phải có phương án từ trước gửi về cơ quan chức năng thẩm định.
Ngoài ra, với trường hợp nhà xe tự ý tăng giá vé, hành khách phản ánh thì bến xe lập tức lập biên bản để xử phạt.
Ngành đường sắt tổ chức nhiều chuyến tàu dịp lễ
Theo ghi nhận, chiều 29-4, lượng khách ùn ùn kéo về Ga Sài Gòn. Ông Trần Minh Đức, Trưởng Phòng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn, cho hay đến thời điểm hiện tại tất cả tàu tối 29-4 đã bán hết số vé phát ra.
"Bốn ngày lễ năm nay vé có giá tương đương với năm 2019. Riêng giá vé những ngày trước và sau lễ sẽ rẻ hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái" - ông Đức nói.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách dịp lễ, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn tổ chức nhiều đoàn tàu. Cụ thể, tuyến TP.HCM - Hà Nội ngoài các đôi tàu SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, chạy thêm đôi tàu SE7/SE8 từ hôm nay (30-4).
Tuyến TP.HCM - Đà Nẵng chạy hằng ngày đôi tàu SE21/SE22.
Tuyến TP.HCM - Quảng Ngãi: Tàu SE26 Sài Gòn đi Quảng Ngãi chạy ngày 30-4, tàu SE25 Quảng Ngãi đi Sài Gòn chạy ngày 3-5.
Tuyến TP.HCM - Quy Nhơn: Tàu SQN2 chạy các ngày 29-4 đến ngày 2-5. Tàu SQN1 Quy Nhơn đi TP.HCM chạy các ngày 30-4 đến ngày 3-5.
Tuyến TP.HCM - Nha Trang: Tàu SNT4 chạy ngày 29-4. Tàu SNT3 Nha Trang đi Sài Gòn chạy ngày 2 và 3-5.
Tuyến TP.HCM - Phan Thiết: Tàu SPT1/SPT2 chạy các ngày từ 29-4 đến ngày 4-5 và từ ngày 8 đến 10-5. Tàu SPT4 TP.HCM đi Phan Thiết chạy ngày 30-4. Tàu SPT3 Phan Thiết về TP.HCM chạy ngày 3-5.
Bến bãi phớt lờ, xe quá tải mặc sức tung hoành ở Quảng Ninh Hàng trăm xe quá tải thường xuyên hoạt động trên tuyến đường nối Quốc lộ 279 với Tỉnh lộ 326 thuộc địa bàn TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Những chiếc xe chở vật liệu xây dựng, khoáng sản đều quá tải ngang nhiên hoạt động trên tuyến đường nối QL279 với TL326 thuộc địa bàn TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) Xe...