Hà Nội: Lương quá thấp, thầy giáo phải đi câu cá để cải thiện bữa ăn!
Đồng lương thấp không đủ trang trải cuộc sống, nhiều giáo viên đã phải tìm cách khắc phục bằng việc làm thêm nghề khác, thậm chí có thầy giáo phải đi câu cá để cải thiện bữa ăn gia đình. Những lời bộc bạch từ đáy lòng của những người lái đò
TS: Hướng tới đề án chính sách cải cách tiền lương từ năm 2021, nhóm PV Infonet đã gặp nhiều đối tượng công chức, viên chức ở các địa bàn khác nhau để tìm hiểu về thực trạng mức lương mà họ đang nhận có đáp ứng cơ bản các nhu cầu cuộc sống hay không.Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài về thực trạng lương công chức, viên chức hiện nay!..
Lương thấp làm mình “hèn” đi từ lúc nào không hay
Sau 18 năm đi làm, cô giáo Nguyễn Thị Hằng (giáo viên một trường THCS Quận Hà Đông, Hà Nội) mỗi tháng nhận 7,3 triệu đồng gồm lương và phụ cấp thâm niên nghề giáo.
Cô Hằng bảo, nói ra thì “ấ hổ” nhưng sự thực là suốt chừng ấy năm cô phải “sống nhờ chồng”. Bạn của cô hầu hết sống cảnh “tầm gửi” như thế. Ai may mắn hơn thì nhờ gia đình. Số ít bạn cô dạy các môn chính (Toán, Văn, Tiếng A) dư dả hơn đôi chút từ việc dạy thêm.
Ảnh minh họa
“Tôi còn may mắn vì ra trường thi công chức đỗ ngay, lại được nâng lương trước thời hạn một lần mới có được mức lương ấy. Nhiều bạn ra trường cùng đến giờ vẫn chưa vào được biên chế, chấp nhận ăn lương hợp đồng. Thấp lắm! Nhiều bạn bắt buộc phải chuyển sang thi ngạch khác như thư viện, thiết bị, hoặc đoàn đội chỉ để được vào biên chế dù mức lương cũng không cao hơn là mấy khi dạy hợp đồng”, cô Hằng nói.
Trong khi đó, những năm gần đây, à giáo dục liên tục đưa ra những “đổi mới”, áp lực chất lên đôi vai người thầy giáo. Hằng rơm rớm nước mắt nói “gia đình tan vỡ” cũng do cô một phần.
“Thu nhập thấp, sống dựa mãi vào chồng cũng làm mình “hèn” đi lúc nào không hay. Dù dạy môn phụ nhưng vẫn cứ phải đảm bảo đủ giờ nên đi sớm, về muộn thường xuyên. Việc gia đình gần như làm cho xong. Riết rồi ông ấy có bồ”, Hằng trùng lại.
Im lặng hồi lâu, cô giáo môn sinh học tiếp tục kể về những nhọc nhằn cơm áo thường ngày. “Với 7,3 triệu đồng/tháng tôi phải chi tiền ăn cho mấy mẹ con hết 5,5 triệu, tiền học cho con 1 triệu, tiền xăng xe 400 nghìn đồng. Chỉ dư ra vỏn vẹn 400 nghìn đồng. Tháng nào phải chi tiền “khóc”, tiền “cười” nhiều thì các con phải bớt ăn”, Hằng cho biết.
Thương các con không được đi học thêm như các bạn, lo sợ tương lai chưa biết sẽ như thế nào, Hằng quyết định đi làm thêm. Cô nhận tất cả mọi việc có thể từ dạy gia sư 150 nghìn đồng/ buổi đến đi bán hàng, phụ việc… “Gần 20 năm đi làm, đến giờ tôi không tiết kiệm được đồng nào. Các con ngày một lớn. Thôi thì phải cố thôi”, Hằng tâm sự.
Rồi Hằng buột miệng nói “giá như bọn em sống được bằng lương. Giá như lương giáo viên được nâng lên. Ôi giá như…”. Lương thấp, thầy giáo phải đi câu cá
Cô Hà (Ba Vì, Hà Nội) lại trong một tình cảnh khác. Tốt nghiệp Cao đằng sư phạm Hà Tây chuyên à ngữ văn năm 1995. Cô xin được vào dạy hợp đồng không lương tại một trường ở thị xã Sơn Tây. Năm 1997, cô được ký hợp đồng hưởng lương 85% bậc 1 hệ số 1,78.
Lương thấp, giáo viên tìm đủ nghề để trang trải cuộc sống (ảnh minh họa)
Nhớ về những ngày đầu tiên đi làm, cô Hà không nghĩ mình có thời thanh xuân ảm đạm nhường ấy. “Dạy học thì không lương, phải đi thuê trọ. Bố mẹ đã nuôi suốt 3 năm học cao đẳng, rồi lại nuôi tiếp thêm 2 năm nữa. Mà nhà thì đâu có khá giả gì, dưới tôi lúc ấy vẫn còn hai em đang đi học. Vì thế cứ cuối tuần tôi lại đạp xe 30km về tranh thủ làm ruộng cùng với mẹ. Rồi lại xin mẹ mớ rau, ít gạo, lạc, bìa đậu. Ròng rã 2 năm trời, bữa ăn triền miên rau và đậu phụ”, cô Hà nhớ lại.
Dù sau này cô được vào biên chế nhưng mức lương của một giáo viên phải đi thuê nhà cũng chỉ tằn tiện nuôi đủ bản thân và phụ giúp một phần bố mẹ nuôi hai em ăn học. 10 năm sau ra trường, cô mới dám lập gia đình. Chồng cô là giáo viên dạy thể dục cùng trường.
Video đang HOT
“Vừa cưới về, bố mẹ chồng đã “hồi môn” cho sổ nợ vay ngân hàng. Chúng tôi đành phải dành lương của một người để trả hàng tháng. Hai vợ chồng cùng bố mẹ chồng chỉ tiêu trong đúng 500.000 đồng mỗi tháng.
Không có ruộng vườn, cũng không dạy thêm được, chồng tôi đành đi câu cá. Ngày nào cũng như ngày nào, ngoài giờ lên lớp anh ấy lại lặn lội ao chuôm bất kể mưa nắng. Khi được con cá, lúc mớ tép riu. Thôi thì cũng là để cải thiện bữa ăn hàng ngày”, cô Hà chia sẻ.
Làm mãi một việc cũng nhàm, ăn mãi một thứ cũng đến lúc ngán. Bữa cơm nhà cô Hà suốt ngày chỉ độc món cá. Hết cá luộc đến cá hấp, hết rán rồi đến kho. Bữa ăn toàn cá, triền miên tháng này qua tháng khác. “Đến khi tôi nghén đứa đầu tiên thì thật kinh . Cứ nhìn thấy anh ấy về đến nhà là nôn. Khắp người anh ấy mùi tanh xộc lên. Kinh ! Nhưng không ăn cá… biết ăn gì? Đành bịt mũi mà ăn. Nôn xong lại ăn tiếp” – cô Hà kể.
Việc ế thêm của chồng cô Hà vẫn được duy trì cho mãi đến tận bây giờ, ngay cả khi cô đã có hai con.
Cô giáo môn Văn tâm sự: “Cuộc sống của chúng tôi giờ cũng đỡ vất vả hơn. 5 năm nay cả hai vợ chồng chuyển ra trường gần trung tâm thị xã, tôi dạy môn Văn nên cũng được tham gia bồi dưỡng học sinh tại trường. Mỗi tháng được thêm hơn triệu, bữa ăn của các con không chỉ toàn cá như hồi đầu nữa.
Tuy nhiên anh ấy vẫn duy trì việc làm thêm ấy. Không lên lớp ngày nào là đi câu. Hai đứa con cũng sợ ăn cá giống tôi. Bữa nào được ăn Th.ị t, chúng nó vui ra mặt. Biết thế nhưng vẫn phải động viện các con…ăn cá cho thông minh. Thực ra là vì đó vẫn là nguồn thức ăn chính cho cả gia đình. Cũng tiết kiệm được kha khá tiền chợ mỗi ngày đấy”.
Câu chuyện của chúng tôi ngắt quãng khi chồng cô Hà vừa từ trường trở về. A bảo “Nghề chọn mình rồi. Mong thì ai cũng mong sống được bằng lương. Nhưng chính sách thế rồi, đành chấp nhận. Mình chẳng so lên được thì thôi đành so với công nhân. Suy cho cùng thì mình vẫn còn sướng hơn họ là không bị sa thải khi đã ở tuổi xế chiều”.
Theo Infonet
Cuộc sống sẽ không vì bạn là "phái yếu" mà thương hoa tiếc ngọc: Là phụ nữ, phải nỗ lực thì mới được hưởng những điều tốt đẹp!
Sự nỗ lực của các cô gái là để bản thân có nhiều quyền lựa chọn hơn, có điều kiện và năng lực làm những thứ mà bản thân mong muốn, có tư cách để đi nếm trải cuộc sống muôn màu, mà không phải ngồi chờ đợi, bởi vì cuộc sống sẽ tuyệt đối không vì bạn là con gái mà "thủ hạ lưu tình".
01.
Mấy năm trước tôi cùng một cô bạn, tên Phương cùng thuê một căn phòng. Phương Phương là cô gái giỏi "hùng biện", bình thường hay dính lấy tôi, kể tôi nghe chuyện trước đây cô ấy đã từng học ở Sài Gòn, tổng kết lại không ngoài 3 điểm dưới đây:
- Bố mẹ giàu có, nhưng cho rất ít tiền tiêu vặt
- Bản thân phải tự kiếm tiền trang trải cuộc sống, làm nhiều công việc cùng một lúc, không có thời gian yêu đương.
- Oán trách bản thân là con gái đã khổ cực, ước ao cuộc sống sẽ được nâng niu, bao bọc như công chúa.
Cô ấy vẫn thường nói một câu: "Mình chỉ là một cô gái, vì sao lại phải vất vả như một người đàn ông? Nếu mình lấy một người có tiền, thì mìnhsẽ không nghèo như vậy nữa".
Với vấn đề đó, tôi chẳng dám gật đầu bừa.
Lúc mới đầu tôi còn nhẫn lại lắng nghe, và thi thoảng an ủi Phương. Dần dần, tôi không thể chịu được khi nghe cô ấy than vãn, kiểu nào cũng nói được, nhưng tôi yên lặng chẳng hé nửa lời.
Cho đến một lần, tôi đang vội đi làm, Phương vẫn lải nhải bên tai tôi mấy chuyện mà cô ấy trải qua về một cuộc tình sâu đậm, còn rơi cả nước mắt nữa. Lần ấy, tôi thực sự không thể chịu nổi nữa, nói với Phương suy nghĩ của tôi:
"Thật ra cái chuyện cậu từng trải qua, có nhiều người ngoài kia cũng từng trải rồi, cuộc sống với ai cũng như vậy, chẳng có dễ dàng, cũng chẳng có gì là lẽ ra phải như thế cả. Cậu cảm thấy bản thân là con gái, cho nên không cần phải vì cuộc sống mà vất vả, lẽ ra nên ngồi không hưởng thụ. Nhưng cuộc đời này sẽ chẳng bởi cậu là con gái mà ưu ái đặc biệt.
Cậu ao ước được yêu, nhưng cũng cần biết rằng, bản thân phải trở thành một người ưu tú, mới có khả năng được yêu. Khi buồn có thể tìm một chỗ để giải tỏa cảm xúc, quá khứ thì đừng nắm chặt không buông. Kỳ thực, cậu nên cảm ơn những ngày tháng năm ấy, đã dạy cậu cách sinh tồn, khiến bản thân trưởng thành, trở nên độc lập, cũng có nghĩa là nỗ lực".
Nói xong, tôi thấy trên mặt Phương có chút kinh ngạc, hồi lâu không nói câu gì, cuối cùng hẫm hực quay về phòng.
Đương nhiên tôi không có ý đả kích cậu ấy, chỉ muốn Phương hiểu một đạo lý rắng: "Cuộc sống sẽ không vì bạn là phụ nữ mà phải tươi cười với bạn, cho dù thân là con gái, cũng cần cố gắng, phấn đấu".
02
Nhớ lại thời đại học, có một cô bạn ở phòng ký túc bên cạnh tên Mai, sau khi lên đại học, cô ấy tranh thủ từng phút từng giây, học tốt môn chuyên ngành, tham gia các hoạt động xã hội, nâng cao mọi mặt của bản thân.
Trong 3 năm từ năm nhất đến năm 3, ít khi thấy cô ấy xuất hiện ở ký túc. Khi mọi người đi dạo, cô ấy ra thư viện cày cuốc các môn chuyên ngành. Khi mọi người ngủ nướng, cô ấy đã dạy sớm ra ngoài đi làm. Khi mọi người xem phim Hàn Quốc thì cô ấy đang vắt óc suy nghĩ lập mục tiêu cho cuộc sống,....
Nhớ năm 3 có một lần tổ chức hội cho các nữ sinh trong ký túc, cô ấy cũng tham gia. Giữa buổi dạ hội, có người hỏi cô ấy, "Bạn suốt ngày vất vả như thế, không mệt ư? Một cô gái nỗ lực như vậy để làm gì?"
Cô ấy cười rồi nói "Con gái thì càng phải nỗ lực, cho bản thân, để bản thân có nhiều quyền lựa chọn trong công việc, cuộc sống tình yêu; Cho gia đình, để có điều kiện kinh tế phụng dưỡng cha mẹ. Hiện tại không chịu khổ thì sau này sẽ mệt cả về thể xác lẫn tâm hồn."
Dứt câu, mọi người đều quay lại nhìn cô ấy bằng ánh mắt ngưỡng mộ.
Đến lễ tốt nghiệp, khi mọi người còn đang viết luận văn, mệt nhoài vì tìm công việc, thì Mai đã có trong tay rất nhiều lời đề nghị của các công ty lớn; Cô ấy sớm đã độc lập về kinh tế, có thể mua cho bố mẹ những món đồ đắt tiền, còn đưa bố mẹ ra nước ngoài du lịch.
Sau khi tốt nghiệp, niềm yêu thích với tranh châm biếm bộc lộ, cô ấy chọn dấn thân vào con đường kinh doanh, dùng số tiền tích góp hồi đại học mở một văn phòng.
Sau 2 năm chuyên tâm kinh doanh, công ty của cô ấy làm ăn rất tốt. Về sau, gặp được một người đàn ông mà hiện tại là chồng cô ấy, anh ấy đối với cô, quan tâm chăm sóc từng ly từng tý, cuộc sống hôn nhân ân ái mặn nồng, khiến người ngoài phải ghen tỵ.
Có thể nói, Mai đã dùng hành động để giải thích cho câu nói "Một cô gái nỗ lực để làm gi?" đầy tinh tế.
Thực sự, bình thường thấy một cô gái nỗ lực, rất nhiều người sẽ cảm thấy thực ra không cần thiết.
Nhưng có lẽ khi những cô gái đó đang lựa chọn công việc trong hàng tá lời đề nghị thì bạn vẫn như con thoi trên giảng đường; khi cả tình yêu và sự nghiệp của họ đều tốt đẹp, thì bạn có lẽ bạn vẫn đang quẩn quanh trong văn phòng nhỏ để phát triển sự nghiệp, tiền lương thì thấp; khi họ theo đuổi những thứ hàng hiệu đắt đỏ, thì bạn vẫn chỉ quan tâm đến hàng giảm giá.
Thành tích của họ trên đơn xin việc đều là những con số đẹp, nổi trội không lẫn trong một nhóm người, bước đi trên đường đời cũng ung dung tự tại, tính toán từng bước. Mà thành quả của họ ngày hôm nay, đã phải đổi bằng mồ hôi tâm huyết .
Sự nỗ lực của các cô gái là để bản thân có nhiều quyền lựa chọn hơn, có điều kiện và năng lực làm những thứ mà bản thân mong muốn, có tư cách để đi nếm trải cuộc sống muôn màu, mà không phải ngồi chờ đợi, bởi vì cuộc sống sẽ tuyệt đối không vì bạn là con gái mà "thủ hạ lưu tình".
03
Thường nghe người lớn tán dóc, dùng ngữ khí dạy dỗ với các cô gái, cái gọi là dạy dỗ đó được gọi là người từng trải truyền lại cho. "Con gái, tìm một công việc ổn định, lấy một người chồng có điều kiện, thế là được rồi, không cần phải kiếm nhiều tiền,làm ông nọ bà kia làm gì, mấy chuyện đó thì giao cho đàn ông làm".
Tôi không phục quan điểm này. Ở thời nào cũng có sự phân biệt giới tính, nhưng trong chuyện nỗ lực, phấn đấu, tôi nghĩ bất kể là nam hay nữ, chỉ cần phụ nữ phấn đấu cũng có thể làm được những chuyện đàn ông có thể làm.
Nhưng khi cuộc sống bấp bênh, cũng thấy người lớn nói rất có lý. Xuất phát điểm của phụ nữ và đàn ông trong thế giới này hoàn toàn không giống nhau, phụ nữ không cần phải vất vả, dường như đó là lẽ tự nhiên rồi. Nhưng mà, bản thân hiểu rằng, thời đại mà "Đàn ông cày ruộng, đàn bà dệt vải" sớm đã qua rồi, tư tưởng phân biệt giới tính cổ hủ cũng đang dần được loại bỏ, đàn ông ở bên ngoài làm việc, kiếm tiền nuôi gia đình, phụ nữ ở nhà làm nội trợ, nuôi con, không còn là "định luật" nữa.
Khẩu hiệu "Nam nữ bình đẳng" càng ngày càng được nhiều người ủng hộ, không có ai vì bạn là phụ nữ thì phải nhường nhịn mọi thứ, cuộc sống sẽ không vì bạn là con gái mà mọi thứ với bạn trở nên dễ dàng hơn.
Cho nên để có được sự bình đẳng thật sự , sự nỗ lực của phụ nữ là rất quan trọng.
04
Tôi từng xem qua một bài viết, trong đó có một câu khiến tôi ấn tượng sâu sắc: "Khi bắt đầu, lối suy nghĩ của chúng ta đã sai, trong thời đại này, không có cái gì gọi là "Bảo đảm công việc ổn định", cho nên không có công việc ổn định, chỉ có bản thân chúng ta là "ổn định" một chỗ mà thôi. Thử nghĩ cũng không phải là không có lý, ở xã hội mà mọi thứ biển đổi nhanh chóng này, cần có một chỗ đứng, phải dựa vào sự nỗ lực của bản thân, chỉ việc ngồi hưởng thụ chỉ có thể là mơ mộng hão huyền.
Mà quan điểm "Phụ nữ lấy một người chồng giàu, thì có thể không cần phải cố gắng phấn đấu" sớm đã không đứng vững được nữa rồi.
Vô số ví dụ trong thực tế đã chứng minh, hôn nhân không phải là một tờ phiếu ăn dài hạn, một tờ giấy đăng ký kết hôn càng không thể bảo đảm cho bạn cả đời này vô lo vô nghĩ về chuyện ăn mặc. Hôn nhân hạnh phúc, nên là phù hợp về tính cách, cùng nhau cố gắng, chứ không phải là vật chất phù phiếm, chỉ biết hưởng thụ mà không chịu lao động.
Những cô gái trong cuộc sống hôn nhân can tâm chịu làm bình hoa, khó tránh khỏi sẽ chìm trong tuyệt vọng, ngược lại những cô gái có thể duy trì trạng thái độc lập, nỗ lực, sẽ luôn mang bên mình ánh hào quang.
Các cô gái thân mến, bạn có thể có gương mặt của một cô gái nhỏ, nhưng cũng cần phải có khí thế của đàn ông, có khả năng để tự giải quyết các vấn đề; bạn có thể khóc nhè, nhưng bạn cũng phải có dũng khí của một nam tử hán, giẫm đạp lên tất cả khó khăn. Bởi vì, khi thăng quan tiến chức, trong thi cử,... không có một quy định nào là: "Ưu tiên nữ giới".
Cuộc sống không vì bạn là con gái mà tươi cười với bạn, muốn tài giỏi, có cơ hội để ngang hàng phải vế với nam giới, chính bạn phải tự cố gắng, nếu bạn tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, học cách dùng nhiệt huyết của mình để giúp cuốc sống trở nên tốt hơn, sống tích cực và nỗ lực hơn nữa, không ham vui trụy lạc, không khoe khoang, thì cuộc sống sẽ trở thành những năm tháng bình yên.
Theo Trí Thức Trẻ
CĐM phát sốt với "tin nhắn" siêu đáng yêu của thầy giáo vừa nhổ răng đã phải đi dạy Những hành động siêu đáng yêu, siêu hài hước của những người "truyền chữ" dường như chưa bao giờ hết hot đối với CĐM. Ngành Sư phạm không chỉ sở hữu một lực lượng nữ giáo viên xinh đẹp, nam giảng viên điển trai vô cùng hùng hậu, mà còn "tiềm ẩn" không ít những "nhân tố" mặn mà, thỉnh thoảng lại có...