Hà Nội: Lúng túng xử lý bác sĩ 2 lần làm chết trẻ!
Cách đây 5 tháng, tại phòng khám “chui” của bác sĩ Phạm Anh Sơn cũng đã xảy ra tử vong ở trẻ sau tiêm kháng sinh chữa viêm phổi và lúc đó, ông Sơn đã kí cam kết không khám bệnh tại nhà nếu chưa được cấp phép nhưng rồi tiếp tục… gây chết người
Cam kết nh ưng vẫn cố tình vi phạm!
Tháng 6/2013, sau khi bị xử phạt hành chính vì khám bệnh khi chưa được cấp phép hành nghề, gây hậu quả khiến bệnh nhi L.K.L tử vong sau tiêm thuốc kháng sinh, ông Phạm Anh Sơn đã kí cam kết với Ban Giám đốc BV Đa khoa Thường Tín sẽ không hành nghề khi chưa được cấp phép. Tuy nhiên, sau đó một thời gian, ông Sơn lại khám bệnh trở lại dù giấy phép hành nghề chưa được cấp và sự việc chỉ vỡ lở khi bệnh nhi N.Đ.Q (16 tháng tuổi) tử vong tại đây sau khi tiêm mũi thuốc thứ 2 chữa viêm phổi mà BS Sơn là người trực tiếp kê đơn, bán thuốc và tiêm cho bệnh nhân.
Theo bà Trần Nhị Hà, Trưởng phòng cấp phép Sở Y tế, Hà Nội, BS Sơn đã được Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề khám – chữa bệnh chuyên khoa Nhi và đang làm thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám tư nhân tại nhà. Đến thời điểm gây ra cái chết cho bệnh nhi N.Đ.Q, phòng khám này vẫn chưa được cấp phép.
“BS Sơn có nhiều vi phạm trong hành nghề. Không chỉ khám bệnh khi chưa được cấp phép, ông Sơn còn bán thuốc, thực hiện tiêm truyền cho bệnh nhân là không đúng quy định. Kể cả ở các phòng khám được cấp phép hoạt động, bác sĩ cũng không được vừa kê đơn vừa bán thuốc, không được thực hiện thủ thuật tiêm cho bệnh nhân (trừ trường hợp cấp cứu)…”, bà Hà nói.
Ông Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trả lời báo giới chiều 25/11 về vụ việc bé trai 16 tháng tuổi tử vong xảy ra tại phòng khám tư không phép. Ảnh: H.Hải
Đánh giá về vụ việc, ông Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng rất nghiêm trọng và quan điểm của Sở là xử lý nghiêm. Hiện BV đã tạm đình chỉ công tác bác sĩ trong vòng 15 ngày để phục vụ công tác điều tra. Tiếp đó, khi có kết luận của công an về nguyên nhân tử vong sẽ có hướng xử lý tiếp theo, thậm chí rút chứng chỉ hành nghề của bác sĩ này.
Sau vụ việc xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường, Sở Y tế Hà Nội đã lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành và giao các quận, huyện rà soát các phòng khám tư trên địa bàn, đến cuối tháng 11 Sở Y tế mới có thống kê, xác định Hà Nội có bao nhiêu phòng khám không phép đang hoạt động.
Video đang HOT
Lúng túng trong xử lý
Theo ông Dung, sau khi bị xử lý hành chính vì khám “chui” và dẫn đến 1 bệnh nhi tử vong vì sốc phản vệ, BS Sơn đã kí cam kết với Ban Giám đốc bệnh viện sẽ không khám bệnh khi chưa được cấp giấy phép hoạt động. BS này cũng bị cắt tiền thu nhập tăng thêm của tháng 7, nhưng sau đó, BS này vẫn tiếp tục hành nghề chui. Cũng theo ông Dung, việc quản lý hoạt động khám chữa bệnh ngoài công lập còn khó khăn bởi ý thức chấp hành pháp luật của người hành nghề còn hạn chế. Riêng tại huyện Thường Tín có 5 phòng khám có bác sĩ công lập hành nghề ngoài giờ không phép, quận Hà Đông 10 phòng khám không phép.
Dù xác định bác sĩ Sơn có nhiều sai phạm trong hành nghề nhưng Sở Y tế Hà Nội lúng túng khi trả lời câu hỏi, về phương diện quản lý, Sở Y tế sẽ xử lý trường hợp bác sĩ hành nghề chui gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
Theo Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, trong trường hợp này, giả dụ trước đó BS Sơn đã được cấp phép hoạt động thì với vi phạm này là hành nghề quá phạm vi, ngoài việc xử phạt sẽ phải tước chứng chỉ hành nghề, đóng cửa hoạt động phòng khám. Theo quy định sẽ tước chứng chỉ hành nghề từ 6 – 12 tháng.
Bà Trần Nhị Hà, Trưởng phòng cấp phép Sở Y tế Hà Nội. Ảnh: H.Hải
Bà Trần Nhị Hà cho biết, theo luật khám chữa bệnh, người hành nghề bị thu hồi chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hành nghề khi chứng chỉ hành nghề không được cấp đúng thẩm quyền, có nội dung trái pháp luật. Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe tính mạng người bệnh thì phải thu hồi chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hành nghề. Nếu đối chiếu với trường hợp này, BS Sơn sẽ phải thu hồi chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, Sở Y tế đã báo cáo lên sự việc Bộ xin ý kiến về hình thức xử lý, có rút chứng chỉ hành nghề cũng như có được cấp phép hoạt động sau này hay không.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dung cho rằng, BS Sơn đã không có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện việc khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật, không chấp hành quy định của ngành y về khám chữa bệnh nhất là vai trò của người trường khoa. Với vi phạm hai lần liên tiếp, nếu theo điều 29 của Luật Khám chữa bệnh sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hành nghề. “Trường hợp này trước mắt chắc chắn sẽ phải tạm dừng việc cấp giấy phép hoạt động. Còn việc sau này có cấp tiếp hay không phụ thuộc vào kết quả điều tra của công an về trường hợp bệnh nhi tử vong”, ông Dung nói.
Hồng Hải
Theo Dantri
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Việt Nam không có báo lá cải
"Phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải. Tuy nhiên có tờ báo trong một thời kỳ, thời điểm nào đó đã không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Đây chỉ là hiện tượng thể hiện khuynh hướng báo lá cải", Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông phân tích.
Tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son sáng nay, 21/11, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) nêu nhiều con số thống kê, Việt Nam hiện có hơn 800 báo in, 67 đài phát thanh truyền hình và hàng trăm báo, trang tin điện tử. Ông Tiến cho rằng, lực lượng báo chí hùng hậu nhưng chưa thể hiện quy hoạch, quản lý tốt để ngăn chặn tình trạng trùng lặp thông tin, cạnh tranh không lành mạnh. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son làm rõ về trách nhiệm quy hoạch phát triển hệ thống báo chí - một vấn đề đặt ra từ nhiệm kỳ trước.
Bộ trưởng TT-TT "gật đầu" với phân tích của đại biểu về hệ thống báo chí hùng hậu hiện nay và cung cấp thêm con số 17.000 phóng viên được cấp thẻ đang hoạt động, trong đó riêng truyền hình có khoảng 5.000 phóng viên.
Bên cạnh những đóng góp quan trọng, nổi bật của báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thẳng thắn thừa nhận những hạn chế, yếu kém trong quá trình tác nghiệp của một bộ phận báo chí như việc một số tờ báo hoạt động chưa đúng tôn chỉ mục đích, đưa tin tiêu cực nhiều, không phù hợp. Nhiều báo thậm chí còn đưa tin sai, không kiểm chứng, đưa tin ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, phân tích tỉ mỉ, diễn giải quá kỹ các vụ án, gây hoang mang xã hội.
Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son
Về vấn đề quy hoạch phát triển hệ thống báo chí, ông Son xác nhận số lượng như đại biểu đề cập là khá lớn và lĩnh vực quản lý nhà nước này do Bộ TT-TT chịu trách nhiệm.
"Đây là thách thức rất lớn của chúng tôi vì báo chí không chỉ là kênh thông tin tuyên truyền mà hiện nay, để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, giải trí của nhân dân, báo chí cũng là một công cụ quan trọng. Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia ven biển với 28 tỉnh thành có biển, 6 triệu dân đang sống bằng nghề biển, mỗi ngày đều có khoảng 1 triệu người dân mưu sinh trên mặt biển, báo chí cũng là kênh thông tin để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi, có vai trò lớn trong công tác phòng chống lụt bão..." - Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son lập luận, như vậy, nhiệm vụ, chức năng của báo chí cũng như trách nhiệm bao quát của cơ quan quản lý ngày càng nặng nề.
Bộ TT-TT đã tham mưu cho Chính phủ định hướng báo chí theo hướng sắp xếp, tổ chức lại để đảm bảo vẫn đủ về số lượng đầu báo lại nâng cao được chất lượng. Bộ chủ trương xây dựng mô hình cho phép một cơ quan báo chí có nhiều ấn phẩm. Mục tiêu cụ thể nhất, phấn đấu đến năm 2020 các cơ quan báo chí đều tự hạch toán, nhà nước chỉ hỗ trợ đặt hàng với những ấn phẩm cho khu vực vùng sâu vùng xa, vùng trọng điểm của nhà nước. Truyền hình thì phải tự sản xuất 50% chương trình, hạn chế việc nhập chương trình, phim truyền hình từ nước ngoài về để phát sóng.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM) quan tâm tới khía cạnh khác là dù nhà nước không chấp nhận, không cho phép nhưng thực tế đã xuất hiện xu hướng báo chí không lành mạnh như dư luận vẫn gọi là "báo lá cải". Nêu nhiều biểu hiện, tác động tiêu cực của báo lá cải đối với giới trẻ, bà Trang băn khoăn, những biểu hiện phức tạp về tội phạm vị thành niên hiện nay có bắt nguồn từ xu hướng không lành mạnh này.
"Trả lời phỏng vấn vừa qua, Bộ trưởng có đề cập nguyên nhân dẫn đến việc này là từ công tác quản lý báo chí của nhà nước. Thời gian tới, Bộ chủ trương làm gì để chấm dứt tình trạng này?" - đại biểu hỏi.
Bộ trưởng TT-TT trả lời: "Đối với nhà nước ta hiện nay, báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu của xã hội, là cơ quan ngôn luận của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, là diễn đàn của nhân dân nên phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải. Tuy nhiên có tờ báo trong một thời kỳ, thời điểm nào đó đã không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Đây là hiện tượng thể hiện khuynh hướng báo lá cải chứ Việt Nam không có báo lá cải".
Vị tư lệnh ngành cũng khẳng định sẽ tăng cường kiểm tra để ngăn chặn kịp thời, xử lý sai phạm. Bộ cũng có kế hoạch đối với công tác đào tạo để nâng cao đạo đức của phóng viên trong quá trình tác nghiệp, nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quản, duy trì phương thức, quy trình làm báo đã quy định để hạn chế, tiến tới không còn những sai phạm đã được chỉ ra.
Trao đổi thêm về chế tài đối với đơn vị vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí mà đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang đặt ra, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, ngoài việc tuyên truyền thực hiện quy chế 25 về người phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của Thủ tướng, Bộ TT-TT đã tổ chức hội nghị, tập huấn cho các địa phương về việc triển khai nhiệm vụ này.
Về băn khoăn nêu ra liên quan đến thông tin sửa đổi Điều 7 luật Báo chí về nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan mà đại biểu Lê Như Tiến đề cập, Bộ trưởng Son nhấn mạnh, điều luật này đã ghi rõ quy định trong phạm vi của mình, các cơ quan có nghĩa vụ cung cấp thông tin kịp thời, trừ trường hợp thông tin về các vụ án trong quá trình điều tra. Trong trường hợp đó, báo chí vẫn được đưa tin theo nguồn tin báo có và phải kiểm chứng, chịu trách nhiệm về thông tin này. Báo chí có thể giữ bí mật về nguồn tin, chỉ phải cung cấp khi có yêu cầu của Chánh án, Viện trưởng VKS cấp tỉnh trở lên.
Ông Son quả quyết, đến thời điểm này vẫn chưa thể nói gì về việc sửa đổi luật báo chí nói chung cũng như điều khoản quy định này nói riêng vì chương trình làm luật khóa XIII không bố trí nội dung này. Tuy nhiên, việc sửa luật Báo chí, ông Son nhận định là vấn đề phải đặt ra trong thời gian tới.
Đang xem xét nghi vấn 3 nhà mạng bắt tay nhau tăng cước 3G Trả lời thêm câu hỏi của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPCHM) về việc dư luận nghi ngờ có sự vi phạm luật cạnh tranh, thỏa thuận với nhau khi cả 3 nhà mạng cùng đồng loạt tăng giá cước 3G, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son xác nhận, việc tăng giá đồng loạt đúng là hiện tượng xảy ra. Tuy nhiên, về bản chất, nếu 3 nhà mạng bắt tay để cùng tăng giá thì vi phạm, còn do vô tình, trùng hợp thì không vi phạm. Ông Son cũng thông tin, dù cùng tăng giá nhưng mức độ tăng của mỗi nhà mạng là khác nhau. Mỗi đơn vị cũng đều có những gói tăng, giảm khác nhau, phục vụ những chiến lược khác nhau. "Tuy nhiên, chính vì dư luận có ý kiến, báo chí phản ánh việc này nên mới đây Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo Bộ TT-TT phối hợp với Bộ Công thương vào cuộc xem xét, sớm có câu trả lời về "nghi vấn" này" - Bộ trưởng TT-TT nói.
P.Thảo
Nghị định "cấm" tặng quà trong các buổi lễ là... lạm quyền Bình luận về Nghị định 145 mới ban hành với quy định "không được dùng phù hiệu, nơ, hoa cài ngực", "không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng", TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cho rằng chỉ phù hợp với đơn vị sử dụng ngân sách. Nghị định số 145/NĐ-CP được ký ban hành...