Hà Nội: Lừa đảo gần 4 tỷ, Thượng tá “dỏm” trả lại bị hại… 100 triệu đồng
Viện Kiểm sát xác định, với thủ đoạn lừa đảo chạy việc, chạy dự án, Thượng tá quân đội “dỏm” Nguyễn Văn Tâm đã chiếm đoạt hơn 3,8 tỷ đồng của 4 bị hại nhưng mới trả lại 100 triệu đồng.
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Tâm (SN 1968, trú tại phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, năm 2019-2020, Công an quận Nam Từ Liêm và Công an quận Ba Đình (Hà Nội) nhận được đơn của nhiều cá nhân tố cáo Nguyễn Văn Tâm có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đơn tố cáo nêu, đối tượng tự nhận mình là Thượng tá quân đội, có quen biết nhiều lãnh đạo cấp cao, quen nhiều lãnh đạo Bộ Công an nên có thể xin được vào biên chế ngành công an, xin được trúng thầu dự án xây dựng công trình cho các doanh nghiệp.
Từ đó, đối tượng nhận hồ sơ và chiếm đoạt tiền của các bị hại. Tuy nhiên, sau khi nhận hồ sơ và tiền, Tâm không thực hiện như đã hứa hẹn mà chiếm đoạt hết để sử dụng cá nhân.
Một trong các bị hại là ông Văn (tên nạn nhân đã được thay đổi, SN 1963, trú tại phường Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Qua các mối quan hệ xã hội, ông Văn biết Tâm và được Tâm tự giới thiệu rằng mình là sĩ quan quân đội. Tâm “nổ” rằng bản thân quen nhiều lãnh đạo Bộ Công an, có thể xin vào biên chế ngành công an và “chạy” trúng thầu các công trình xây dựng.
Tin lời Tâm, cuối năm 2017, ông Văn đã giới thiệu cho con gái của một người quen nhờ Tâm xin vào làm việc trong ngành công an với chi phí 700 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Tâm đã không dùng để xin việc như hứa hẹn. Hết thời hạn giao hẹn, Tâm không trả lại tiền cho ông Văn mà tiêu xài cá nhân hết.
Video đang HOT
Ngoài vụ việc trên, ông Văn còn có người quen có con đang đi nghĩa vụ tại Công an TP Phúc Yên ( tỉnh Vĩnh Phúc) sắp hết thời hạn nghĩa vụ quân sự, có nguyện vọng muốn ở lại công tác trong ngành công an. Ông Văn trao đổi với Tâm và Tâm nhận lời giúp chuyển sang công an chuyên nghiệp với chi phí 700 triệu đồng nhưng phải đưa trước 400 triệu đồng.
Sau khi nhận 400 triệu đồng, Tâm không dùng để xin việc như đã hứa hẹn mà chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân hết.
Cũng liên quan đến ông Văn, tháng 1/2018, ông này đưa cho Tâm 20.000 USD và 40 triệu đồng để nhờ xin cho công ty do ông làm Giám đốc được trúng thầu xây dựng công trình trạm y tế của các huyện vùng cao thuộc Sở Y tế tỉnh Hà Giang. Ngoài ra, ông Văn còn đưa cho Tâm 300 triệu đồng để “lo lót” việc trúng thầu xây dựng công trình thủy lợi tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Tuy nhiên, Tâm không dùng tiền để “chạy việc” như đã hứa hẹn và chiếm đoạt, tiêu xài cá nhân hết.
Viện Kiểm sát xác định, bị can Nguyễn Văn Tâm đã chiếm đoạt tổng cộng hơn 3,8 tỷ đồng của 4 bị hại. Hiện bị can mới khắc phục trả lại 100 triệu đồng cho bị hại.
Nhân vật bí ẩn trong phi vụ lừa gần 4 tỷ đồng của người phụ nữ ở Hà Nội
Hai bị cáo hầu tòa, nhận bản án thích đáng, song cơ quan điều tra vẫn đang truy tìm nhân vật "bí ẩn" đứng sau vụ giả danh cơ quan pháp luật, lừa đảo gần 4 tỷ đồng của người phụ nữ ở Hà Nội.
Ngày 2/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đình Vân (SN 1996, trú tại huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) 10 năm tù và Nguyễn Mạnh Hiền (SN 1997, trú tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên) 9 năm tù cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hai bị cáo tại tòa sơ thẩm.
Theo cáo trạng, từ tháng 5-8/2019, đối tượng Nguyễn Đình Thành (SN 1992, ở cùng thôn với Vân) và một người tên Xoài (hiện chưa xác định được lai lịch) thỏa thuận với Vân đứng ra mở tài khoản ngân hàng rồi bán cho Thành với giá 1,5 triệu đồng/tài khoản, bán cho Xoài 2,7 triệu đồng/tài khoản.
Sau khi mở tài khoản, Vân gửi thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập internet banking và mobile banking qua tin nhắn Viber cho Thành và Xoài, rồi chuyển các sim điện thoại đã đăng ký cho những người không quen biết do Thành và Xoài cử đến nhận.
Vân đứng tên mở 3 tài khoản ngân hàng cho Thành, được 4,5 triệu và thuê nhiều người mở được 70 tài khoản khác nhau, được Xoài trả 189 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Vân trả cho những người thuê và mở tài khoản, trả công giới thiệu cho Thành tổng số tiền hơn 119 triệu đồng.
Vân thuê Nguyễn Mạnh Hiền mở 3 tài khoản tại các Ngân hàng SCB, Eximbank, MBBank và trả cho Hiền 3 triệu đồng; Vân hưởng lợi hơn 66 triệu đồng.
Truy tìm nhân vật "bí ẩn"
Tại cơ quan điều tra cũng như trước tòa, Nguyễn Mạnh Hiền và Nguyễn Đình Vân khai nhận, mặc dù không có nhu cầu sử dụng tài khoản ngân hàng nhưng thấy được hưởng lợi cao nên đã đồng ý lời đề nghị của Thành và Xoài, giúp sức cho 2 người đó thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 6/8/2019, các đối tượng giả danh các cơ quan pháp luật sử dụng điện thoại gọi cho chị Mai (tên nạn nhân đã được thay đổi, SN 1973, ở Hà Nội), nói chị có liên quan đến tội phạm, từ đó đe dọa, bắt ép nạn nhân phải gửi tiền cho các tài khoản do nhóm của Xoài cung cấp.
Cụ thể, khoảng 8h ngày 6/8/2019, chị Mai nhận được cuộc gọi từ một người phụ nữ, tự giới thiệu là nhân viên Bưu điện Hà Nội với thông báo chị có bưu phẩm liên quan đến lệnh triệu tập của Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) do một ngân hàng khởi kiện chị nợ hơn 45 triệu đồng. Chị Mai nói mình không nợ số tiền trên thì người phụ nữ lạ nối máy tới một số điện thoại mà đầu dây bên kia thông báo là số hotline của cơ quan công an để được giải đáp.
Một người đàn ông tự xưng là trung úy Nguyễn Trung Thành nói chuyện với chị Mai rồi tiếp tục chuyển máy để chị nói chuyện với người đàn ông khác tự xưng là Nguyễn Hữu Thơ, cán bộ Viện KSND Tối cao. Vị "kiểm sát viên" này nói chị Mai là nghi can trong vụ buôn bán ma túy liên quan đến một ngân hàng, hiện 2 người trong đường dây ma túy này đã bị bắt giữ.
Trong lúc hoang mang, chị Mai lại tiếp tục được nối máy để nói chuyện với người xưng là Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Người xưng tên Dũng hướng dẫn chị Mai truy cập vào một trang web rồi nhập số chứng minh thư của mình vào thanh tìm kiếm trên trang web.
Làm theo lời "Phó Viện trưởng", chị Mai thấy hiện ra 2 văn bản có tên chị là "Lệnh bắt tạm giam liên quan đến vụ án ma túy" và "Lệnh yêu cầu chuyển tài sản vào các số tài khoản của cơ quan công an để kiểm tra, xác minh, nếu không liên quan sẽ được trả lại trong vòng 24-48 giờ".
Lo sợ, tin mọi thứ là thật, khoảng 10h cùng ngày, chị Mai ra ngân hàng VPBank làm thủ tục chuyển số tiền 3,8 tỷ đồng đến tài khoản mang tên Nguyễn Mạnh Hiền mở tại SCB và chuyển 172 triệu đồng qua internet banking đến tài khoản mang tên Lê Quang Kiên mở tại MBBank.
Ngay sau khi chị Mai chuyển tiền đến các tài khoản trên, các đối tượng lừa đảo đã nhanh chóng tẩu tán tài sản.
Kết quả điều tra xác định, Nguyễn Đình Vân và Nguyễn Mạnh Hiền đã câu kết với Xoài chiếm đoạt của chị Mai số tiền 3,8 tỷ đồng. Tổng số tiền Vân được hưởng lợi là hơn 114 triệu đồng; Nguyễn Mạnh Hiền hưởng lợi 11 triệu đồng.
Đối với Nguyễn Đình Thành và nhân vật "bí ẩn" tên Xoài, cơ quan điều tra xác minh tại nơi cư trú nhưng Thành không có mặt, gia đình không biết Thành đã đi đâu; đồng thời chưa làm rõ được nhân thân, lai lịch của Xoài nên cơ quan điều tra đã quyết định tách phần tài liệu liên quan đến hành vi của 2 người này, khi nào đủ căn cứ sẽ xử lý sau.
Băng trộm xe máy "trả giá" tiền đền bù với hội đồng xét xử Các bị cáo cho rằng giá trị xe khi nạn nhân mua có thể cao, tuy nhiên thời điểm bị trộm giá đã hạ nên nếu vẫn yêu cầu bồi thường giá cao là không hợp lý. Bị cáo Nam (áo trắng, đứng giữa) cùng các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Cường). Ngày 31/5, TAND TP Cần Thơ mở phiên sơ...