Hà Nội lên tiếng vụ thạc sĩ ở Pháp thi trượt công chức
“Người học thạc sĩ ở Pháp thi không đỗ công chức ở Thủ đô là chuyện bình thường”, ông Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT HN nói.
Liên quan đến thạc sĩ học ở Pháp thi trượt công chức Hà Nội gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở GĐ & ĐT Hà Nội cho rằng đây là chuyện hoàn toàn bình thường.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, trả lời báo chí về việc thạc sĩ ở Pháp thi trượt công chức Thủ đô.
Ông Nguyễn Quang Tuấn – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT Hà Nội, đại diện Sở cho biết: “Tôi lấy làm tiếc khi một vị thạc sĩ ở Pháp đã trượt trong kỳ thi vừa qua”.
Lý do tại sao thạc sĩ ở Pháp vẫn trượt công chức của Thủ đô, ông Tuấn giải thích: “Quá trình thi tuyển công chức, bằng thạc sĩ, tiến sĩ không được ưu tiên mà chỉ để xét bậc lương, nếu đỗ”.
Video đang HOT
Theo ông Tuấn thì thầy Đặng Minh Tuấn là thạc sĩ chứ không phải phải tiến sĩ như báo chí đã nêu. Thầy Tuấn đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi Toán học, Vật lý. Cụ thể là Giải nhì quốc gia môn Vật Lý, sinh viên Khối Cử nhân Khoa học Tài năng khóa 3 của ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, nhận học bổng của Đại học ĐH Paris XI, Thạc sĩ tại ĐH Lyon I và thực tập tại Trung tâm năng lượng nguyên tử Châu Âu…
Trong 2 năm giảng dạy hợp đồng tại trường Hà Nội Amsterdam (Hà Nội), thầy Tuấn đã dẫn dắt các học sinh đạt nhiều giải thưởng. Cụ thể là đội tuyển Việt Nam tham gia kỳ thi quốc tế về Toán học bằng Tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông tại Hàn Quốc năm 2014, đạt 4 HCV, 4 HCB và 8 HCĐ. Còn trước đó, vào năm 2013, các học sinh của thầy giáo này cũng đoạt 1 HCV, 5 HCB tại cuộc thi tương tự.
Việc thầy Tuấn thi trượt khiến nhiều người tiếc nuối, gây xôn xao dư luận. Về vấn đề này, ông Tuấn chấn an: “Việc thi tuyển năm nay khá khó khăn vì tỷ lệ chọi là 1/10 (lấy 264 người trên tổng số 2.630 ứng viên). Người học thạc sĩ ở Pháp thi không đỗ là bình thường”.
Theo ông Tuấn, Để đảm bảo chất lượng giáo viên, việc tuyển nhân sự chỉ đặc cách với thủ khoa tốt nghiệp hệ chính quy các trường ĐH, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, được UBND thành phố cấp bằng khen.
Các thí sinh còn lại xét tuyển theo Nghị định 29 của Chính phủ năm 2012 dựa vào bảng điểm và sát hạch chuyên môn. Riêng với trường chuyên Hà Nội Amsterdam, ứng viên phải làm một bài thi nâng cao nữa. Sở GD&ĐT Hà Nội sau đó xét đỗ hay trượt theo điểm lấy từ cao xuống thấp.
Theo Kiến Thức
"Tinh giản biên chế phải đúng vị trí, đối tượng"
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tinh giản biên chế phải gắn với việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm tinh giản đúng đối tượng, đúng vị trí.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ phải hoàn thiện Đề án theo hướng phải làm rõ hơn mục tiêu của Đề án là tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, thu hút những người tài, có năng lực vào hoạt động công vụ.
Phải đánh giá rõ hơn thực trạng biên chế hiện nay trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương, làm rõ những hạn chế về chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tinh giản biên chế phải gắn với việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm tinh giản đúng đối tượng, đúng vị trí; nghiên cứu đổi mới cách đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm khoa học, chính xác, căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ; cách thức và tiêu chí đánh giá phải phù hợp với ngành nghề, công việc...
Ngày 12/8, giữa trưa nắng nóng, hàng trăm người xếp hàng trước Cục thuế Hà Nội để nộp hồ sơ thi tuyển công chức.
Trước đó, vào tháng 2/2014, Dự thảo Nghị định tinh giản biên chế do Bộ Nội vụ soạn thảo thu hút sự quan tâm của dư luận. Dự kiến sau 6 năm kể từ năm 2014, sẽ thực hiện tinh giản biên chế khoảng 100.000 người, với tổng kinh phí thực hiện là 8.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 80% nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức dôi dư do sắp sếp lại tổ chức, chưa đạt trình độ hoặc có chuyên môn không phù hợp, hạn chế về năng lực... có thể sẽ nằm trong diện tinh giản biên chế.
Diện tinh giản còn gồm viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật, người giữ chức danh lãnh đạo quản lý trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, người làm việc trong biên chế của các hội có tính chất đặc thù.
Theo Khampha
Thi công chức: 'Chưa công bố, ai cũng đã biết kết quả' Thông tin đợt thi tuyển công chức năm 2013 tại cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) bị lộ đề cho "người nhà", trong đó có cháu ông cục phó, mới đây lại làm "nóng" câu chuyện thi công chức ở Việt Nam Điều đáng nói, là những cuộc thanh tra, kiểm tra, những kết luận về việc có hay không chuyện...