Hà Nội lên tiếng việc thua Đà Nẵng về năng lực cạnh tranh
Theo ông Trần Ngọc Nam – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội, sở dĩ Hà Nội thua Đà Nẵng về chỉ số năng lực cạnh tranh là do còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên việc phát triển đều phải thông qua một quá trình chọn lọc gắt gao.
Thua vì… gặp khó
Theo báo cáo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 16.4 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Hà Nội thăng hạng 7 bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí thứ 33 năm ngoái tiến lên vị trí 26 năm nay.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn xếp sau Đà Nẵng đến 25 bậc về năng lực cạnh tranh và bên cạnh những chỉ số khả quan thì những chỉ số liên quan đến đất đai, tính năng động trong điều hành, tính minh bạch… còn khá trầm lắng.
Ông Trần Ngọc Nam – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (KH-ĐT) cho biết, sở dĩ chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội thấp là do gặp nhiều khó khăn.
“Những khó khăn đó không phải chỉ riêng trong năm nào mà đó là khó khăn mang tính chất thời kì. Ví dụ như khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thì mọi thứ về diện tích, dân cư … cũng thay đổi, theo đó công tác quy hoạch cũng phải điều chỉnh lại cho phù hợp”, ông Nam phân trần.
Ông Nam cũng cho rằng, vấn đề quy hoạch của Hà Nội hiện nay chưa thống nhất cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự đầu tư của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng và thay đổi theo.
“Đó là một phần nguyên nhân dẫn đến những chỉ số năng lực cạnh tran có phần trầm lắng” – ông Nam nói.
Bên cạnh đó, Trần Ngọc Nam chỉ ra rằng, Hà Nội hiện nay tăng được một vài chỉ số cũng là điều khá khó khăn bởi khi phát triển đến mức tiệm cận nào đó thì sự tăng trưởng không thể có biên độ lớn như trước. Khi quy hoạch xong xuôi 180 đồ án về quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lĩnh vực… đang trong kế hoạch thì chắc chắn tình hình sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Lý giải cho sự kém năng động trong quá trình điều hành đã được nhiều doanh nghiệp chỉ ra, ông Nam cho rằng ghi nhận này là không đúng, bởi vì năng lực điều hành còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xã hội xung quanh từ kinh tế, thể chế…
“Nhiều khi chính sách đúng đắn, chỉ đạo quyết liệt nhưng có nhiều vướng mắc trong khi úa trình thực thi thì hiệu quả không được như kỳ vọng cũng không phải là điều khó hiểu” – ông Nam nói.
Riêng vấn đề các doanh nghiệp “kêu ca” rằng gặp khó trong việc tiếp cận đầu tư ở Hà Nội, thể hiện ở một trong những chỉ số PCI là tính minh bạch không cao và hỗ trợ doanh nghiệp chưa tốt, ông Nam cho rằng, bất kỳ một Thủ đô nào đó khi phát triển đều phải thông qua một quá trình chọn lọc gắt gao.
“Hiện nay Hà Nội không phải gây khó khăn hay ngăn trở doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp đầu tư đều phải đáp ứng được những yêu cầu về công nghệ, môi trường, khả năng cạnh tranh, phục vụ dân sinh …của thủ đô.
Video đang HOT
Có như thế thì mới có thể đầu tư, còn không thì khó có cơ hội bởi yêu cầu ngày càng cao ở Thủ đô là điều hiển nhiên, cũng mong các doanh nghiệp hết sức thông cảm” – ông Nam cho biết.
Sẽ cố gắng cải thiện trong năm tới!
Bên cạnh những lý giải về chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội, ông Nam cũng đưa ra những phương hướng cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2015.
Theo đó, ông Nam cho biết, trong khi Luật Doanh nghiệp quy định từ 1.7.2015 thực hiện giảm thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 5 ngày xuống còn 3 ngày, thì Hà Nội đã đi đầu thực hiện từ ngày 1.1.2015.
Bên cạnh đó, năm 2015 là thời điểm một loạt các văn bản luật về doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu… có hiệu lực, cũng sẽ mang đến nhiều sự thay đổi cho việc hoạt động của các doanh nghiệp.
Từ đó, ông Trần Ngọc Nam cam kết rằng phía Sở KH-ĐT Hà Nội sẽ tích cực hơn nữa để tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật cho doanh nghiệp.
“Từ năm 2013, Sở đã phát hành các tài liệu cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp gia nhập thị trường và có tín hiệu phản hồi tốt từ phía doanh nghiệp. Sở KH-ĐT với vai trò thường trực phối hợp với các sở, ngành tiếp tục cải cách, cố gắng giảm tối đa những thủ tục không cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường” – ông Trần Ngọc Nam khẳng định.
Ông Nam cũng nói thêm, Sở KH-ĐT sẽ đầu tư thêm cơ sở vật chất, công nghệ thông tin kết nối với các ngành cũng như với doanh nghiệp để tạo được sự vận hành thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp cũng như việc phục vụ doanh nghiệp của chính quyền.
Song song với đó, Sở KH-ĐT Hà Nội cũng đẩy mạnh hỗ trợ thị trường, giải quyết tồn kho, vay vốn, hỗ trợ lãi suất, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh tuyên truyền…
“Chúng tôi sẽ thường xuyên tổ chức họp liên ngành gồm KH-ĐT, tài chính, thuế, hải quan, TN&MT… xem khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ở đâu để tập trung tìm ra hướng tháo gỡ.
Trong phạm vi thẩm quyền, Sở sẽ cố gắng giải quyết nhanh chóng, nếu vượt quá thẩm quyền của liên ngành, báo cáo Thành phố để kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp” – Ông Nam khẳng định.
Đồng thời, ông Nam cũng xác định năm 2015 là năm hướng về doanh nghiệp, năm của doanh nghiệp, do đó, yêu cầu các cán bộ phải thực hiện tốt nhiệm vụ, kỷ cương trong hành chính, nâng cao hơn chất lượng phục vụ doanh nghiệp. Trong tất cả các lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại- dịch vụ… đều có kế hoạch phát triển cụ thể, thành lập ban chỉ đạo, sát sao thực hiện.
“Mỗi người, mỗi bộ phận làm tốt phần việc của mình sẽ góp phần không nhỏ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao PCI của thành phố” – ông Nam nhận định.
PCI 2014: Hà Nội là thành phố chậm thay đổi nhất
Đà Nẵng đã giữ được “phong độ” và “đẳng cấp” khi tiếp tục bảo vệ thành công vị trí số 1 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014. Sáng nay, 16/4, Phòng Thương mại và…
Theo Một Thế Giới
Nhượng quyền sân bay: Minh bạch, cạnh tranh mới tránh được độc quyền!
"Hàng không là hình ảnh của quốc gia. Việc nhượng quyền khai thác cảng hàng không - sân bay cho tư nhân sẽ tốt cho đất nước cả về trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên phải tuân thủ 3 nguyên tắc là minh bạch, giám sát và tạo áp lực cạnh tranh".
Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương - khẳng định như vậy tại Hội thảo Xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay ở Việt Nam, diễn ra sáng nay (8/4), tại Hà Nội.
Bàn về nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho biết, trong giai đoạn 2015-2020 ngành hàng không cần lượng vốn đầu tư rất lớn vào kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển, trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước rất khó khăn, quỹ đầu tư của các doanh nghiệp cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế. Vì vậy để khai thác được các nguồn vốn đầu tư khác trong xã hội thì việc xã hội hóa đầu tư và khai thác để kêu gọi các nguồn vốn khu vực tư nhân (trong và ngoài nước) là một nhu cầu cấp thiết.
Với Đề án Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa ra chủ trương cho phép các doanh nghiệp tham gia khai thác thương mại các cảng hàng không - sân bay (CHK-SB). Từ chủ trương này, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và nhiều nhà đầu tư tài chính khác đã ngỏ ý "mua" lại hạ tầng CHK-BS, trong đó Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc, nhà ga T1-Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, nhà ga Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng.
Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc đã được Bộ GTVT trình Chính phủ "bán" trong năm 2015 này
Thực tế, nhượng quyền khai thác thương mại không phải là điều gì mới mẻ với hàng không thế giới, nhưng tại Việt Nam còn có nhiều vấn đề liên quan đến sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào thị trường hàng không, trong đó có việc "mua" quyền khai thác thương mại nhà ga sân bay và tiến tới là các dịch vụ khác như định giá tài sản nhà nước, đấu thầu, năng lực tài chính và trình độ quản lý, khai thác của doanh nghiệp...
Câu hỏi đặt ra ở đây là mua lại nhà ga có dẫn đến chuyển sự độc quyền từ chủ thể này sang chủ thể khác (chủ thể là hãng hàng không)? Nhà nước có cơ chế kiểm soát và chính sách gì để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hỗ trợ cho doanh nghiệp khai thác kinh doanh hiệu quả?
Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định: Xã hội hoá hàng không là việc các thành phần kinh tế tham gia vào việc đầu tư xây dựng, kinh doanh-quản lý công trình CHK-SB hoặc quản lý doanh nghiệp hàng không. Việc xã hội hoá kết cấu hạ tầng CHK-SB chỉ được thực hiện trong phạm vi quyền hạn của doanh nghiệp, bằng hợp đồng cụ thể, do vậy việc xã hội hoá không được và không thể chuyển giao hoặc ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật như nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, kiểm dịch y tế cửa khẩu... Sẽ có những nguyên tắc, biện pháp hành chính để tránh tình trạng độc quyền trong khai thác CHK-SB sau khi chuyển nhượng.
Cần những nguyên tắc "bất di bất dịch"
Ở góc độ là chủ đầu tư kiêm nhà khai thác các CHK-SB hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) - nêu nguyên tắc: Nhà đầu tư phải thực hiện kế hoạch đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng đang quản lý phù hợp với quy hoạch được duyệt, tham gia vào đảm bảo an ninh quốc phòng khi có yêu cầu của Nhà Nước.
Ngoài năng lực tài chính, nhà đầu tư phải có năng lực vận hành khai thác sân bay hoặc phải có hợp đồng thuê các tổ chức chuyên nghiệp đủ năng lực để thực hiện, việc vận hành khai thác phải đảm bảo tất cả các hãng hàng không được tiếp cận và cung cấp dịch vụ một cách công bằng. Việc lựa chọn nhà đầu tư đảm bảo minh bạch, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà Nước, Nhà đầu tư và người sử dụng, không gây thất thoát tài sản của Nhà Nước.
Xã hội hóa CHK-SB phải đảm bảo 3 nguyên tắc: Minh bạch, giám sát, cạnh tranh
Theo ông Hùng, việc nhượng quyền khai thác cả sân bay hay nhà ga hành khách cho một hãng hàng không là trường hợp thiểu số trên thế giới. Tuy nhiên, nếu một hãng hàng không hoặc một liên minh các hãng hàng không được phép mua quyền khai thác hoặc sở hữu một sân bay, công trình kết cấu hạ tầng trong sân bay thì phải có quy định.
"Phải đảm bảo các hãng hàng không khác được tiếp cận một cách công bằng với các dịch vụ được cung cấp tại sân bay. Nếu không, chính sự độc quyền này sẽ tạo ra sự chèn ép các hãng hàng không khác, làm giảm lượng hành khách từ các hãng hàng không khác đến sân bay" - ông Hùng nêu quan điểm.
Xuất hiện tại hội thảo này với danh nghĩa là một chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương - bày tỏ sự ủng hộ với chủ trương xã hội hóa CHK-SB của ngành GTVT. Theo ông Thành, trong một nền kinh tế mở, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, như với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phải thực hiện những cam kết về mua sắm Chính phủ, thì không chỉ tư nhân trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể tham gia đầu tư vào kết cấu hạ tầng.
"Sở hữu tư nhân thường hiệu quả hơn sở hữu Nhà nước, lí do là sẽ hạn chế được những xung đột giữa nguồn lực - quyền lực - lợi ích. Tuy nhiên, tư nhân chỉ là điều kiện cần, yếu tố quan trọng là phải đảm bảo cạnh tranh, điều này sẽ hạn chế và tránh độc quyền. Có cạnh tranh thì mới chọn được đối tác tốt, nhà đầu tư tốt, doanh nghiệp tốt" - ông Võ Trí Thành khẳng định.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cũng nhấn mạnh đến 3 nguyên tắc để đảm bảo sự thành công của công cuộc xã hội hóa CHK-SB là minh bạch, giám sát và tạo áp lực cạnh tranh. Bởi, có công khai minh bạch thì mới thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực, cùng với đó việc giám sát hoạt động này cần sự tham gia của các đơn vị độc lập để đảm bảo sự khách quan, về yếu tố cạnh tranh thì cần có những chuẩn mực tối thiểu dựa trên phản ứng của thị trường và can thiệp của Nhà nước.
"Hàng không là hình ảnh của quốc gia, việc nhượng quyền khai thác cảng hàng không-sân bay cho tư nhân sẽ tốt cho đất nước cả về trung hạn và dài hạn, tuy nhiên phải tuân thủ 3 nguyên tắc là minh bạch, giám sát và tạo áp lực cạnh tranh" - ông Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Đại diện cho các hãng hàng không, ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air - nêu lên sự so sánh về hiệu quả khai thác hàng không giữa Việt Nam và khu vực. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có 92 triệu dân nhưng tỉ lệ sân bay/triệu dân và tỉ lệ ghế cung ứng/người dân là thấp trong khu vực.
"Rõ ràng là nhu cầu mở rộng, nâng cấp, xây mới các nhà ga sân bay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để đáp ứng được tốc độ tăng nhu cầu vận chuyển của người dân mà Ngân sách nhà nước không thể tiếp tục bao cấp. Những quan ngại về độc quyền, cạnh tranh đều có thể giải quyết bằng các quy định." - ông Tâm khẳng định.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Quy định mới về quản lý cơ sở kinh doanh ăn uống Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn quan ly an toàn thực phẩm đôi vơi cơ sơ kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong đó hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sơ kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ảnh minh họa Theo Thông tư, cơ sơ kinh...