Hà Nội lên phương án nuôi trẻ cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề
Sở LĐTB&XH một lần nữa khẳng định chùa Bồ Đề không đủ điều kiện thành lập trung tâm bảo trợ xã hội. Vậy số phận các cháu bé ở chùa Bồ Đề sẽ ra sao?
Hà Nội lên phương án nuôi trẻ cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề
Trước đó, như pv đưa tin, chiều 11/8, UBND quận Long Biên đã họp bàn với các cơ quan chức năng để thống nhất “số phận” của các cháu bé hiện đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề. Theo đó, đại diện các ban ngành tham dự cuộc họp đã nêu ra hai phương án.
Thứ nhất, nếu tiếp tục xuất hiện các trường hợp trẻ bị bỏ rơi trên địa bàn thì đề nghị nhà chùa thông báo với chính quyền địa phương để làm thủ tục tìm kiếm tổ chức chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
Đối với những trẻ đang nương nhờ cửa chùa Bồ Đề thì rà soát, lập kế hoạch để tìm kiếm các thông tin gia đình của trẻ, nếu còn người thân thì chuyển trẻ về với gia đình. Trường hợp không còn người thân thì chuyển về các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận chăm sóc nuôi dưỡng.
Hai là thành lập cơ sở nuôi dưỡng trẻ em cơ nhỡ ngay tại chùa Bồ Đề và đề nghị các cấp chính quyền vào cuộc quản lý, chung tay chăm sóc những đứa trẻ này.
Liên quan tới việc nuôi trẻ mồ côi tại chùa Bồ Đề, sáng 13/8, ông Đặng Văn Bất – PGĐ Sở LĐTB&XH Hà Nội đã có cuộc trao đổi với pv.
Video đang HOT
Ông Bất cho biết, xung quanh phương án chùa Bồ Đề xin vẫn tiếp tục nuôi các cháu tại chùa và thành lập trung tâm bảo trợ xã hội, chưa biết phương án cụ thể thế nào, nhưng chùa Bồ Đề không đủ điều kiện thành lập Trung tâm bảo trợ xã hội.
Vì, ngoài cơ sở hạ tầng đất đai, nhà cửa đầu tư xây dựng thì còn phải có cả cán bộ nuôi dưỡng các cháu được đào tạo bài bản…
Hơn nữa, theo ông Bất, 1.409 m2 chùa Bồ Đề chỉ nuôi được vài chục cháu, còn nhiều hơn thì không nổi.
Ông Bất cũng cho hay, hiện Sở LĐTB&XH Hà Nội đang chờ kết luận thanh tra của UBND quận Long Biên và sau đó UBND Thành phố chỉ đạo.
Tuy nhiên, Sở đã sẵn sàng phương án tiếp nhận các cháu tại chùa Bồ Đề về các Trung tâm bảo trợ xã hội.
Cụ thể, Sở đã điều hành và chỉ đạo các Trung tâm bảo trợ xã hội sẵn sàng tiếp nhận. Tất nhiên, khi các trung tâm bảo trợ nhận các cháu về sẽ gặp khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng khó khăn này Sở sẽ báo cáo UBND Thành phố đầu tư, và về cơ bản không ảnh hưởng gì nhiều.
Trong khi đó, trao đổi với pv, ông Đỗ Đức Hồng – Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em TP.Hà Nội cho biết: Trung tâm đã có văn bản gửi Sở LĐTB&XH sẵn sàng tiếp nhận các cháu ở chùa Bồ Đề.
Theo ông Hồng, hiện trung tâm có thể tiếp nhận được 50 cháu. Tuy nhiên, để việc nuôi dạy các cháu được tốt, trung tâm đã đề nghị các cấp của TP Hà Nội cho phép được tuyển dụng ngắn hạn các nhân viên phục vụ nuôi dưỡng các cháu.
Theo Xahoi
Trẻ mồ côi chùa Bồ Đề sẽ được giao một đơn vị khác chăm sóc?
Ngay 6/8, đoàn thanh tra của quận Long Biên (Ha Nôi) đã bắt đầu tiến hành thanh tra toàn diện chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Theo dư kiên, sau khi có kết quả thanh tra, đoàn sẽ có những phương án, kiến nghị về đối sách với những cháu nhỏ mồ côi, lang thang cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề hoặc giao cho các cơ quan chức năng quản lý.
Xung quanh vu viêc bao mâu chua Bô Đê ban tre mô côi, ngay 6/8, Đoàn Thanh tra của quận Long Biên (Ha Nôi) đã tiến hành thanh tra toàn diện chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Đê viêc thanh tra đươc minh bach, UBND quận Long Biên đã chủ động mời đại diện của các Sở, ban, ngành gồm: Sở LĐ-TB&XH, Sở Tư pháp, Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội cung tham gia.
Đoàn Thanh tra đươc chia thành 5 tổ công tác để triển khai các nội dung liên quan đến các vấn đề như: thủ tục pháp lý, điều kiện cơ sở vật chất, kiểm tra các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội.
Theo dự kiến, việc thanh kiểm tra có thể se kéo dài 1 tuần. Sau khi có kết quả, đoàn sẽ có những phương án, kiến nghị về đối sách với những cháu nhỏ mồ côi, lang thang cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề hoặc giao cho các cơ quan chức năng quản lý.
Khu nuôi tre mô côi cua chua Bô Đê luôn khoa chăt công sau khi sư viêc môt bao mâu ban tre nho bi phat giac. Anh: Nhât Minh
Theo báo cáo của Sở LĐTBXH TP Hà Nội, từ năm 2013, Sở đã tổ chức các đoàn kiểm tra phối hợp với UBND quận Long Biên, UBND phường Bồ Đề làm việc với chùa Bồ Đề và đã yêu cầu chùa Bồ Đề tạm dừng tiếp nhận những trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em mồ côi.
Đồng thời, chỉ đạo UBND quận Long Biên rà soát, lập danh sách và phối hợp với Sở LĐTBXH lập kế hoạch đưa những trường hợp trẻ em tìm được người thân hoặc trẻ em mồ côi bị bỏ rơi về gia đình trong trường hợp tìm được người thân hoặc gửi tới các cơ sở xã hội thuộc thành phố Hà Nội để chăm sóc nuôi dưỡng lâu dài.
Trươc đo, chiều ngày 1/8, cơ quan cảnh sát điều tra nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long (trú tại Khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên, Hà Nội) về việc cháu Cù Nguyên Công, cháu bé mà anh Long vẫn thường xuyên đón ở chùa Bồ Đề về nhà chăm sóc, bị mất tích. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng PC 45 đã phối hợp với Công an quận Long Biên, Hà Nội, tiến hành điều tra. Đến ngày 2/8, cơ quan cảnh sát điều tra đã tiến hành bắt khẩn cấp Nguyệt và Trang.
Trung tá Nguyễn Cao Khải, Đội phó Đội Phòng chống tội phạm mua bán người (Đội 12) Phòng PC 45 Công an thành phố Hà Nội, cho hay: Với tài liệu mới thu thập được, cơ quan điều tra xác định cháu bé bị bán với giá 35 triệu đồng.
Cụ thể: Nguyễn Thị Thanh Trang đã cấu kết, bàn bạc để tìm cách đưa cháu bé Cù Nguyên Công vào chùa rồi sau đó tìm cách đưa đứa trẻ ra ngoài chùa, bán cho Phạm Thị Nguyệt.
Để thực hiện hành vi này, Trang đã liên lạc với chị Trần Thị Thu Hà (SN 1979, quê Cẩm Khê, Phú Thọ), mẹ của bé Công. Trước đó, vào tháng 10/2013, chị Hà sinh con và không có khả năng nuôi con nên đã đưa con vào chùa Bồ Đề.
"Theo lời khai của Phạm Thị Nguyệt, cháu bé bị bán vào ngày 11/1/2014 và đã bị mất vào ngày 27/6/2014. Cơ quan điều tra đang tiến hành xác minh, nếu cần thiết sẽ tiến hành khai quật để làm rõ xem cháu bé đã chết có phải là bé Công" Trung tá Nguyễn Cao Khải cho hay.
Theo ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, theo quy định tại Nghị định số 68 của Chính phủ về điều kiện thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội, các tổ chức, cá nhân được khuyến khích tham gia công tác nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. Tuy nhiên các tổ chức và cá nhân phải nuôi dưỡng những trường hợp này theo quy định của pháp luật. Với các cơ sở nuôi dưỡng 10 trường hợp trở lên phải lập hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
Ông Đức cũng cho biết thêm, dù có nhiều văn bản đôn đốc của cơ quan LĐXH địa phương và các đoàn kiểm tra của UBND quận Long Biên, Chùa Bồ Đề vẫn chưa thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
Trước câu hỏi một cơ sở như Chùa Bồ Đề có được phép cho người khác đến nhận các trẻ ở đó làm con nuôi hay không, ông Đức cho biết: Cho con nuôi là thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, với trách nhiệm của Bộ LĐ-TBXH, quản lý hệ thống bảo trợ xã hội, với các cơ sở tôn giáo thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật thì mới được xem xét cho người khác nhận con nuôi. Như trường hợp của Chùa Bồ Đề là không được phép.
Theo_VnMedia
Lộ hàng loạt sai phạm của chùa Bồ Đề "Những khoản phí thu ngoài quy định của pháp luật trong việc nhận con nuôi đều là hành vi sai trái, vi phạm pháp luật...", ông Đức khẳng định. Liên quan đến vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội khiến dư luận bức xúc, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với ông Tô Đức...