Hà Nội lấy tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô đặt cho phố mới
Tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô – người hiến tặng nhà nước hơn 5.000 lượng vàng năm 1945 – được UBND TP Hà Nội đề xuất đặt cho tuyến phố dài 900 m, rộng 50 m, ở quận Nam Từ Liêm.
UBND TP Hà Nội vừa gửi HĐND TP tờ trình việc đặt tên và điều chỉnh độ dài 47 tuyến đường phố. Trong 47 tuyến đường phố, Hà Nội sẽ lấy tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô đặt tên cho đoạn phố dài 900 m, từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Văn Giáp và đoạn tiếp nối phố Hữu Dực đến chân cầu vượt Xuân Phương, thuộc quận Nam Từ Liêm.
Kỳ họp HĐND TP Hà Nội diễn ra vào đầu tháng 12 tới, UBND TP Hà Nội sẽ trình HĐND TP để các đại biểu thống nhất thông qua việc đặt đổi tên 47 tuyến đường, trong đó có phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô kể trên.
Cụ Trịnh Văn Bô là một thương nhân theo chủ nghĩa dân tộc, nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Trong Tuần lễ Vàng năm 1945, cụ đã ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng.
Nhà tư sản Trịnh Văn Bô – người hiến tặng cách mạng hơn năm 5.000 lượng vàng vào năm 1945 và vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ
Gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô sở hữu ngôi nhà tại 48 Hàng Ngang. Đến Cách mạng Tháng Tám 1945, vợ chồng cụ dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm việc.
Video đang HOT
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Sau đó gia đình cụ cũng hiến căn nhà này cho Nhà nước để làm di tích cách mạng.
Từ năm 2017, UBND TP Hà Nội đã đưa vào tờ trình HĐND TP đặt tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô cho tuyến phố dài 1,2km trên địa bàn quận Cầu Giấy. Đoạn phố này có điểm giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11, đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.
Tuy nhiên, đến phút chót, TP Hà Nội quyết định tạm hoãn trình HĐND TP Hà Nội thông qua việc đặt tên đổi tên đường phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội thời điểm đó cho biết, lý do là chưa tìm được sự thống nhất với gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô trong việc đặt tên đường phố mới.
Trong tờ trình của UBND TP Hà Nội năm 2018 còn có một số tuyến phố mới đáng chú ý là phố Tú Mỡ dài 900 m, rộng 21 m (quận Cầu Giấy), cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Mạc Thái Tông tại ô đất C12, đến ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng cạnh Siêu thị BigC.
Phố Khúc Thừa Dụ (quận Cầu Giấy) là đoạn đường dài 657 m, từ ngã ba giao cắt đường Cầu Giấy đến ngã ba giao cắt phố Thành Thái. Phố Nguyễn Quốc Trị dài 1.240 m, từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Chánh đến đường cạnh ô đất C2-C4 khu đô thị Nam Trung Yên.
Quang Phong
Theo Dantri
Con cả cụ Trịnh Văn Bô muốn bán biệt thự 34 Hoàng Diệu cho nhà nước
Ông Trịnh Lương - con trai cả của nhà tư sản Trịnh Văn Bô (người từng hiến tặng Nhà nước hơn 5.000 lượng vàng) - muốn bán biệt thự 34 Hoàng Diệu cho nhà nước để lấy tiền làm từ thiện và chia cho con cháu.
"Sau khi mẹ tôi qua đời (cụ Hoàng Thị Minh Hồ), 4 người em đã cử tôi làm đại diện đặt vấn đề để lại nhà 34 Hoàng Diệu cho thành phố Hà Nội", nhà giáo Trịnh Lương nói.
Nhà giáo Trịnh Lương cho biết, căn nhà 34 Hoàng Diệu tư nhân không nên ở, vị trí này chỉ phù hợp với công trình kiến trúc của nhà nước. Vì vậy, 5 trong số 7 người con cụ Trịnh Văn Bô muốn nhượng lại căn biệt thự này cho thành phố Hà Nội.
Căn biệt thự rộng 3.000 m2 ở 34 Hoàng Diệu
"Tôi muốn bán nhà 34 Hoàng Diệu, một phần số tiền thu được để làm quỹ từ thiện Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ; phần còn lại sẽ chia cho con cháu", con trai cả của nhà tư sản Trịnh Văn Bô chia sẻ.
Nhà giáo Trịnh Lương cũng cho biết, kế hoạch trên mới được sự đồng thuận của 5 trong số 7 người con của cụ Trịnh Văn Bô. Ông Trịnh Cần Chính - con trai út của cụ Trịnh Văn Bô cho biết, không ai thông báo cho mình các cuộc họp bàn về nội dung bán nhà.
"Nhà này liên quan đến vấn đề thừa kế, do vậy có quy định của nhà nước về thừa kế chứ không phải ai thích làm gì là làm được", ông Chính nói.
Ông Trịnh Lương cho biết, mình đã đại diện cho 5 anh em trao đổi kế hoạch trên với lãnh đạo TP Hà Nội. Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đã được thành phố giao nhiệm vụ xem xét những vấn đề liên quan đến căn biệt thự 34 Hoàng Diệu.
Theo vị lãnh đạo Sở Xây dựng, hiện có đủ căn cứ pháp lý để tiếp nhận nhà 34 Hoàng Diệu. Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận thế nào cần phải bàn bạc kỹ giữa các ban ngành của TP Hà Nội.
Trong Tuần lễ Vàng năm 1945, nhà tư sản Trịnh Văn Bô ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam hơn 5.000 lượng vàng. Sau này, gia đình cụ Trịnh Văn Bô còn hiến căn nhà 48 Hàng Ngang (nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập) làm di tích cách mạng.
Vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô là cụ Hoàng Thị Minh Hồ mới qua đời ngày 5/11/2017, tại chính biệt thự 34 Hoàng Diệu.
Quang Phong
Theo Dantri
Bất ngờ lộ diện, chơi vụ lớn ngàn tỷ: Đại gia bí ẩn, khủng khiếp độ giàu ngầm Hàng loạt đại gia ngầm với những cái tên lạ lẫm bất ngờ xuất hiện, với những thương vụ khủng ngàn tỷ khiến giới siêu giàu Việt cũng phải giật mình. Bất ngờ thương vụ ngàn tỷ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả thẩm định năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần...