Hà Nội: Lật tẩy công nghệ chế cân điêu, móc túi người tiêu dùng
Trong một bộ phận giới dân buôn ở Hà Thành lâu nay vẫn có một luật ngầm đó là… không bao giờ cân đủ cho khách mua hàng để kiếm lời bất chính. Để làm được điều này, dân buôn chuyên sử dụng loại cân đồng hồ “đặc biệt” đã được chế lại tinh vi.
Cao thủ chuyên “độ” cân điêu Hà Thành
Trong vai một người mới đi buôn muốn mua một chiếc cân đồng hồ đã được chế lại để cân điêu cho dễ, lân la qua nhiều mối tiểu thương, cuối cùng phóng viên Dân trí cũng tìm được một tiểu thương “tốt bụng” dẫn mối đến “địa chỉ vàng” chuyên làm cân điêu trên đường 32, khu vực gần Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
Theo lời quảng cáo chắc như đinh đóng cột của tiểu thương dẫn mối, ở Hà Nội có nhiều chỗ độ cân điêu nhưng ông H, chủ cửa hàng chuyên làm cân điêu trên đường 32 này có lâu năm kinh nghiệm và rất nổi tiếng trong giới dân buôn ở Hà Thành. Giá làm cân điêu tại đây luôn rẻ hơn các nơi khác và làm rất nhanh.
Không khó để chúng tôi tìm tới nhà của “cao thủ” H. Ở ngay mặt đường lớn với tấm biển cũ kỹ đề dòng chữ “Sửa, bán cân các loại”, cửa hàng của “cao thủ” độ cân điêu thực chất nhìn khá giống một cửa hàng chuyên thu mua đồ đồng nát. Sau vài phút làm quen, ngắm nghía một hồi vị khách lạ với ánh mắt đầy nghi ngờ, ông chủ cửa hàng chuyên làm cân điêu này mới chịu đồng ý sẽ chế lại chiếc cân đồng hồ loại 5kg chuyên bán hoa quả.
Chỉ cần với vài thao tác nhanh gọn, “cao thủ” độ cân này đã “hô biến” chiếc cân bình thường trở thành chiếc cân điêu
“Dùng loại cân này là vừa phải. Cánh buôn hoa quả thường xuyên qua nhà tôi nhờ độ cân nên loại này chỉ cần ít phút là xong thôi. Cậu muốn ăn gian bao nhiêu mà chẳng được nhưng theo kinh nghiệm của tôi làm cho dân buôn lâu nay thì nên… “ăn” ít thôi. Thường 1kg chỉ ăn gian khoảng 0,2kg là vừa”, người đàn ông luôn miệng “khuyên” phóng viên nên làm ăn… “tử tế”.
Do là “gà mới” lần đầu đi buôn nên phóng viên đành phải mua một chiếc cân đồng hồ mới tinh ở ngay cửa hàng của “cao thủ” độ cân để nhờ “độ” lại. Với giá được “chào” 25.000 đồng một lần, “cao thủ” độ cân điêu tự hào tuyên bố đã từng “độ” hàng nghìn chiếc cân điêu cho cánh dân buôn khắp Hà Nội và thậm chí “độ” cân điêu chuyên nghiệp cả chục năm qua nên có thể “xử” được tất cả các loại cân to nhỏ, lớn bé.
Những chiếc cân đã được “độ” lại
Video đang HOT
“Tôi làm cái nghề này (độ cân điêu – PV) mãi rồi. Ở Hà Nội nhiều chỗ không làm được nhưng qua chỗ tôi đảm bảo làm được hết. Đố khách hàng phát hiện ra được”, chủ cửa hàng độ cân điêu nói. Miệng nói, tay làm liên tục, theo quan sát của phóng viên, người đàn ông này bắt đầu “phù phép” một chiếc cân đồng hồ mới tinh trở thành một chiếc cân điêu rất nhanh và điệu nghệ. Ngạc nhiên hơn, dụng cụ người đàn ông dùng để chế cân điêu không phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Thực chất “đồ nghề” để độ cân của người đàn ông này chỉ cần một chiếc kìm nhỏ để tháo lò xo của cân và một chiếc cân đồng hồ chuẩn để so sánh với cân điêu để khách tiện đường nhìn.
Cao thủ độ cân đi mua hàng cũng bị… cân điêu
Với thao tác rất nhanh gọn, “cao thủ” độ cân điêu mở nắp của chiếc cân đồng hồ loại 5kg chẳng mấy khó khăn và bắt đầu “phù phép” từ một chiếc cân bình thường thành “chiếc cân ma thuật” giúp dân buôn gian lận của khách. Tuy nhiên, người đàn ông này luôn tỏ vẻ cảnh giác với vị khách lạ hoắc đang ngồi trước mặt mình. Có lẽ sợ bị… ăn cắp nghề nên “cao thủ” độ cân này liên tục xoay trái, xoay phải chiếc cân để phóng viên không thể nhìn được các thao tác rất nhanh với chiếc lò xo bên trong ruột của chiếc cân.
Chưa đầy 15 phút, “cao thủ” độ cân này đã chế xong một chiếc cân điêu cho khách. Để khẳng định chiếc cân điêu hoạt động tốt, H dùng một vật nặng và một chiếc cân chuẩn.
“Cao thủ” chuyên làm cân điêu nhưng cũng có lúc đi mua hàng bị… cân điêu
Theo lời giải thích của “cao thủ” độ cân, thì số cân của vật nặng trên chiếc cân đồng hồ chuẩn là 1kg nhưng sau khi đặt lên chiếc cân đã được chế lại thành cân điêu là 1,2kg. Như vậy, với mỗi kg, dân buôn có thể ăn gian được của khách hàng là 0,2kg. Khách hàng càng mua nhiều thì cánh dân buôn càng dễ ăn gian.
“Ở cả cái Hà Nội này cậu có mua hàng ở đâu, ngoài đường, ngoài chợ, chỗ nào không cân thiếu tôi… bỏ nghề luôn. Không cân điêu lấy đâu ra lãi mà nhiều người đi buôn như vậy. Có người ban đầu buôn mãi không thấy lãi đâu sau phải mang cân qua cho tôi “độ” lại mới ăn thua đấy”, “cao thủ” độ cân khẳng định.
Cũng theo người đàn ông này, cân điện tử cũng làm được nhưng nhanh hỏng nên dân buôn ít người dùng, họ chuộng dùng cân đĩa là dễ ăn gian nhất mà cũng dễ tránh được khách hàng để ý, đặc biệt, muốn ăn gian bao nhiêu cũng được.
Thấy tôi còn phân vân về việc ăn gian được… ít quá, “cao thủ” này chia sẻ “kinh nghiệm”: “Cậu ăn dày vừa thôi. Ăn quá khách nó phát hiện ra phiền đấy. Cứ nghe tôi chỉnh khoảng 0,2kg là ổn nhất. “Luật” chung là như vậy rồi. Cậu có đi vào khu vực phố cổ mấy cửa hàng chuyên độ cân cũng làm như tôi thôi. Còn ở khu này, dọc đường 32 đa phần là cân do tôi độ lại hết”.
“Cao thủ” chuyên độ cân điêu này còn dạy thêm “vài chiêu” và mánh lới của cánh dân buôn: “Dân buôn khôn lắm. Nhìn mặt khách hàng biết ngay là dân buôn bán hay khách vãng lai mà “chặt chém”. Với cánh nhà hàng chuyên mua về bán thì họ sẽ dùng một loại cân khác vì kiểu gì cũng bị phát hiện. Còn bình thường như ngay cả bản thân tôi nhiều khi mua hàng còn bị… cân điêu. Nhưng đành phải chịu chứ biết sao. Do cuộc sống cả mà. Vấn đề ăn ít hay ăn nhiều thôi”.
Để có được một chiếc cân điêu chỉ cần mất 25.000 đồng nhưng lợi nhuận nó mang lại là không hề nhỏ. Vì vậy, một bộ phận không nhỏ cánh tiểu thương tự sắm cho mình một chiếc “cân ma thuật” kiểu này để thu lợi bất chính, móc túi khách hàng càng nhiều càng tốt.
Xuân Ngọc
Theo Dantri
Mừng lo chuyện thương lái Trung Quốc ồ ạt gom mua lợn mỡ
Suốt nhiều tháng nay, các thương lái Trung Quốc liên tục hợp tác với các tiểu thương trong nước ồ ạt thu gom loại lợn mỡ, trọng lượng lớn để chở ngược lên biên giới phía Bắc. Giá lợn tăng lên rõ rệt nhưng nhiều người lo ngại thương lái "bỏ gánh" giữa đường.
Nuôi lợn mỡ "vào cầu"
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Vì sao nhà băng "chán" doanh nghiệp thủy sản? Bị truy thu thuế, hồ sơ của PepsiCo Việt Nam có vết Giá vàng tiếp đà giảm, xuống còn 35,4 triệu đồng/lượng Cao tốc Trung Lương bán quyền thu phí hơn 2.000 tỷ đồng
Bắt đầu từ khoảng tháng 9/2013, các thương lái từ Trung Quốc đã kéo sang Việt Nam, lần mò vào tận các tỉnh ở miền Nam để thu mua loại lợn mỡ. Vì vậy, từ miền Nam các xe chở lợn lũ lượt đổ ra Bắc, chở đầy lợn để chờ xuất sang bên kia biên giới. Tháng 10 và đầu tháng 11, do ảnh hưởng của 2 cơn bão và lũ lụt ở miền Trung, nhiều xe chở lợnbị ách tắc nhưng hiện nay, hoạt động xuất khẩu lợn lại đang sôi động trở lại, giá cũng tăng thêm.
Tại các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn và Quảng Ninh, thương lái người Trung Quốc cũng sang làm ăn rất nhiều. Trong một quán ăn bình dân ở gần Hữu Lũng - Lạng Sơn, cứ buổi trưa là thương lái Trung Quốc lại kéo về. Chị chủ nhà hàng cho biết, họ sang để thu mua lợn và làm ăn dịp cuối năm.
Khoảng 1-2 tuần nay, việc thu gom và vận chuyển lợn vẫn diễn ra sôi động nhất tạo "cơn sốt" giá lợn ở miền Bắc. Theo một tiểu thương tên Hùng ở Bắc Giang, chủ một xe chở heo làm thủ tục kiểm dịch tại Trạm kiểm dịch Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết: khoảng hơn tuần nay, giá lợn hơi tại miền Bắc đã tăng vọt từ 45.000 đồng lên tới 50.000 đồng/kg, loại đẹp và to còn lên tới 52.000 đồng. Trong khi đó, suốt nhiều tháng trước, giá chỉ lẹt đẹt ở mức 38.000-40.000 đồng/kg.
Cán bộ kiểm dịch của Trạm Kiểm dịch Hữu Lũng - Lạng Sơn phun dịch khử trùng cho các xe lợn chở ngược lên biên giới để xuất sang Trung Quốc.
Nhiều thương lái khác cũng cho biết, nguyên nhân là do phía Trung Quốc đang mở cửa nhập khẩu lợn để tiêu dùng dịp cuối năm.
Hiện lợn xuất sang Trung Quốc theo 3 đường chủ yếu là qua cửa khẩu Chi Ma và Thất Khê của tỉnh Lạng Sơn và Bắc Phong Sinh-Móng Cái (Quảng Ninh). Đứng ở các trạm kiểm dịch và cửa khẩu tiểu ngạch, có thể liên tục bắt gặp xe chở lợn từ xuôi lên.
Tại chợ lợn lớn nổi tiếng miền Bắc là chợ An Nội, huyện Bình Lục (Hà Nam), nơi lợn từ khắp cả nước được thu gom về để trung chuyển lên biên giới phía Bắc, cảnh tượng sôi động, tấp nập hơn hẳn ngày thường. Một thương lái tên Bảo cho biết, bao nhiêu lợn mỡ xuất sang bên kia cũng được thu gom hết, nên khoảng hơn 1 tháng nay, tuần nào anh cũng đưa được 1 xe chở khoảng 100-120 con (tương đương hơn 10 tấn hơi) lên Lạng Sơn.
Chưa hết mừng đã lo chuyện lợn mỡ
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, cục cũng đã nắm được thông tin trên. Đứng ở góc độ của người chăn nuôi thì phải nói là đáng mừng bởi giá lợn tăng đã giúp cho người chăn nuôi có lãi.
Suốt nửa năm qua, giá lợn trong nước liên tục nằm dưới giá thành hoặc "nuôi khéo" như trộn thêm cám thì mới bằng được giá thành. Có thời điểm, giá lợn đã tụt xuống "đáy"- chỉ còn 36.000-38.000 đồng/kg, trong khi nếu nuôi thuần cám công nghiệp (cộng thêm điều kiện thời tiết thuận lợi và không có dịch xảy ra) thì giá thành cũng đã là 40.000-42.000 đồng/kg.
Ông Trọng cho rằng, với giá bán như hiện nay, tất nhiên một phận lợi nhuận rơi vào thương lái nhưng bà con nông dân cũng đã có lãi. "Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc rất thất thường, có lúc họ nhập có lúc lại không, mà các thương lái của ta thì lại không có hợp đồng làm ăn rõ ràng với thương lái bên Trung Quốc, chúng ta hoàn toàn bị động... nên chỉ vì thấy giá cao như hiện nay mà bà con nông dân đổ xô nuôi loại lợn mỡ thì rất nhiều rủi ro"- ông Trọng khuyến cáo.
Lợn mỡ là loại nuôi siêu mỡ và các thương lái Trung Quốc chỉ thích đổ xô mua loại từ 90-100kg trở lên. Lý do vì thị trường Trung Quốc ưa chuộngloại thịt kho tàu, thịt quay... trong khi thị trường của ta chỉ chuộng loại thịt siêu nạc. Vì thế, nếu người nông dân đổ xô nuôi lợn siêu mỡ và trọng lượng lớn thì khi phía Trung Quốc đóng cửa, lợn mỡ sẽ không biết bán cho ai. Do đó, bà con nông dân cần phải tỉnh táo.
Theo ông Trọng, hiện tại nguồn lợn trong nước vẫn đang đảm bảo cân đối cung - cầu cho nhu cầu thực phẩm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2014, tuy nhiên chủ trương của Cục Chăn nuôi và Bộ NN-PTNT là đề nghị các tỉnh điều tiết việc xuất khẩu ồ ạt thịt lợn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi lợn và các sản phẩm gia cầm bổ sung để đảm bảo bình ổn thị trường cuối năm.
Anh Thế - V.Phúc
Theo Dantri
Người Việt đầu độc nhau bằng... đặc sản, ung thư 150.000 người/năm Những món ngon như đặc sản "vịt quay Bắc Kinh", ruốc, mắm tép được bày bán công khai tại nhiều cửa hàn nhưng không nhiều người biết chúng được chế biến từ vịt chết dịch, lợn chết, lợn tai xanh... Theo tiết lộ từ một chủ cửa hàng có thâm niêm gần chục năm gắn bó với "nghiệp" chế biến vịt, ngan nướng:...